Denison

New Member

Download miễn phí Tái cấu trúc khu vực dịch vụ Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu





Tái cấu trúc khu vực dịch vụ theo chiều sâu
Cũng như ở các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây, ở Việt Nam, trong
thời kỳ bao cấp, khu vực dịch vụ bị xem nhẹ do không được coi là có đóng góp vào
việc "sản xuất ra của cải vật chất." Ngay cả sau khi quá trình Đổi Mới bắt đầu, thì
trong suốt những năm 1990, vai trò của ngành dịch vụ cũng chưa được đánh giá
đúng mức vì chiến lược ưu tiên phát triển các ngành sản xuất hàng hoá, trước hết
nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và sau đó nhằm thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng ra xuất khẩu.
Trong vài năm trở lại đây, cùng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì
khu vực dịch vụ đã được ngày một coi trọng hơn. Thậm chí ở nhiều địa phương, ưu
tiên phát triển khu vực dịch vụ đã trở thành một trào lưu phát triển kinh tế. Điều
này dẫn đến việc phát triển khu vực dịch vụ hiện nay dường như đang dược
nhấn mạnh hơn về mặt lượng, theo nghĩa tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ
trong GDP của nền kinh tế



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g khu vực như Xingapo.
Thí dụ, ngay từ những năm 1996, các nhóm ngành tài chính/dịch vụ kinh doanh,
vận tải/thông tin liên lạc, và thương mại của Xingapo đã chiếm lần lượt 40%; 19%
và 26% GDP của ngành dịch vụ (MAS, 1998 : i, ii). Năm 2000, ba nhóm ngành
lớn là tài chính/dịch vụ kinh doanh, vận tải/thông tin liên lạc và thương mại chiếm
của nước này lần lượt 38,9%; 20,4% và 24,2% GDP của toàn ngành dịch vụ (Sajid
và Yin, 2008). Điều này cho thấy những ngành dịch vụ trung gian, đặc biệt là
nhóm ngành tài chính và dịch vụ kinh doanh, của Việt Nam vẫn còn có nhiều tiềm
năng để phát triển hơn nữa.
Hình 1 : Cơ cấu GDP của ngành dịch vụ (% GDP của ngành dịch vụ)
Nguồn : Tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2009). Báo cáo kinh tế-xã hội năm 2009.
* Mức độ lan toả của khu vực dịch vụ nói chung và nhiều ngành dịch vụ
nói riêng còn thấp.
Một điều đáng lo ngại nữa về chất lượng phát triển của khu vực dịch vụ Việt
Nam là trong gần 10 năm qua (2000-2007), hầu như các hệ số lan toả của các
nhóm ngành dịch vụ đều thấp hơn mức bình quân chung của nền kinh tế và đều
nhỏ hơn 1. Năm 2007, hệ số lan toả của khu vực dịch vụ chỉ đạt 0,87 (còn độ nhạy
là 0,91) trong khi hệ số lan toả của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và công
nghiệp năm 2007 tương ứng là 1,025 và 1,21 và đang có xu hướng tăng dần. Điều
này không tương xứng với tỉ trọng của nhóm ngành dịch vụ, ngay cả khi mới chỉ
chiếm khoảng 38-39% GDP (Trinh và Hùng, 2010).
Bảng 2 : Độ lan toả và độ nhạy của các ngành dịch vụ Việt Nam năm 2007
36.61%
11.61%11.38%
4.91%
1.64%
9.36%
7.31%
6.80%
3.27%
5.27% 0.46%1.05%
0.33%
Thương mại Khách sạn nhà hàng
Vận tải, bưu điện, du lịch Tài chính, tín dụng
Khoa học và công nghệ Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
Quản lý nhà nước Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội Văn hoá và thể thao
Đảng, đoàn thể, hiệp hội Phục vụ cá nhân và cộng đồng
Làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân
Ngành Độ lan toả (BL) Độ nhạy (FL)
1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,02492 1,01325
2 Công nghiệp 1,20936 1,01509
3 Xây dựng 0,98745 1,01501
4 Thương nghiệp 1,00785 0,99466
5 Sửa chữa xe có động cơ 0,99265 0,99585
6 Khách sạn, nhà hàng 0,99241 1,00205
7 Vận tải đường bộ 0,99340 0,98533
8 Vận tải đường sắt 0,97542 0,99257
9 Vận tải đường thuỷ 0,97627 0,98725
N
guồn :
Tính
toán của nhóm nghiên cứu của Đề tài KX.01.18/06-10 (Bùi Trinh và Dương Mạnh Hùng, 2010).
Chú thích : Liên kết ngược và Liên kết xuôi.1
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng độ lan toả và độ nhạy của nhóm ngành
dịch vụ phục vụ nông nghiệp khá cao, (1,48 và 1,6 tương ứng, tính theo bảng IO
phi cạnh tranh năm 2007, theo giá cơ sở), thể hiện mức độ ảnh hưởng cao của
nhóm ngành này mặc dù tỉ lệ đầu ra của dịch vụ làm đầu vào cho nông nghiệp còn
chưa cao. Điều này còn chứng tỏ, dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế và còn tiềm năng phát triển rất lớn ở Việt Nam.
* Mặc dù năng suất của khu vực dịch vụ cao hơn năng suất của nền kinh
tế song còn thấp.
Xét về giá trị tuyệt đối, năng suất lao động trong khu vực dịch vụ năm 2008
đạt 46,8 triệu đồng/người, tuy cao hơn năng suất lao động chung của toàn nền kinh
tế (32,8 triệu đồng/người), nhưng còn thấp hơn của nhóm ngành công nghiệp-xây
dựng (62,9 triệu đồng/người). Trong giai đoạn 1995-2008, tỉ trọng của khu vực
dịch vụ trong toàn nền kinh tế về số lao động thì tăng, (từ 17,4% lên 26,7%),
nhưng về GDP lại giảm (từ 44,06% xuống còn 38,01%). Bên cạnh một số ngành
1 Liên kết ngược dùng để đo mức độ quan trọng tương đối của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản
phẩm vật chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ hệ thống sản xuất so với mức trung bình của toàn nền kinh tế.
Liên kết ngược được xác định bằng tỷ lệ của tổng các phần tử theo cột (tương ứng với ngành đang xét) của ma trận
Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tỷ lệ này còn được gọi là hệ số lan toả và được xác
định như sau: BLi = ∑rij (Cộng theo cột của ma trân Leontief), và: Hệ số lan toả = n.BLi / ∑BLi. Trong đó: rij – các
phần tử của ma trận Leontief, n là số ngành được khảo sát trong mô hình. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa liên kết
ngược của ngành đó càng lớn và khi ngành đó phát triển nhanh sẽ kéo theo sự tăng trưởng nhanh của toàn bộ các
ngành cung ứng (sản phẩm, dịch vụ) của toàn hệ thống.
Liên kết xuôi hàm ý đo mức độ quan trọng của một ngành như là nguồn cung sản phẩm vật chất và dịch vụ cho
toàn bô hệ thống sản xuất. Mối liên kết này được xem như độ nhậy của nền kinh tế và được đo lường bằng tổng các
phần tử theo hàng của ma trận nghịch đảo Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống. Chỉ số liên kết xuôi
của một ngành được tính như sau: FLi = ∑ rij (Cộng theo hàng của ma trân Leontief) và: Độ nhậy = n. FLi/∑FLi.
10 Vận tải đường hàng không 1,00628 0,99878
11 Bưu chính viễn thông 0,99965 1,00850
12 Du lịch 0,97357 0,99487
13 Ngân hàng, tín dụng, kho bạc, xổ số 1,00808 1,00454
14 Bảo hiểm 0,97426 1,00819
15 Khoa học và công nghệ 0,97465 0,99427
16 Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1,02108 0,99449
17 Quản lý nhà nước 0,97674 0,99706
18 Giáo dục và đào tạo 0,97519 0,99515
19 Y tế 0,97424 0,99794
20 Văn hoá, TDTT 0,97917 1,00804
21 Dịch vụ khác 0,97737 0,99712
dịch vụ có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động của toàn khu vực dịch
vụ là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, ngành khách sạn, nhà hàng...song các ngành
như khoa học–công nghệ, giáo dục–đào tạo...cũng là những ngành động lực, chìa
khoá cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững lại có năng suất lao động thấp hơn
nhiều so với năng suất lao động chung.
Bảng 3 : Năng suất lao động của các ngành dịch vụ theo giá thực tế năm 2007
GDP giá
thực tế (tỉ
đồng)
Số lao
động
(nghìn
người)
Năng suất lao
động (nghìn
đồng/người)
Toàn nền kinh tế 1.144.014 44.171,9 25.899
Toàn khu vực dịch vụ 436.146 11.535,8 37.808
Thương nghiệp 156.286 5.291,7 29.534
Khách sạn, nhà hàng 44.953 813,9 55.232
Vận tải, bưu điện, du lịch 50.769 1.217,3 41.706
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 20.752 209,9 98.866
Khoa học và công nghệ 7.063 26,9 26.257
Kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn 43.509 216 20.143
Quản lý nhà nước 31.335 793,2 39.505
Giáo dục và đào tạo 34.821 1.356,6 25.668
Y tế 16.151 384,3 42.027
Văn hoá, thể thao 5.195 136,4 38.087
Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1.425 192,9 7.387
Phục vụ cá nhân, cộng đồng và làm thuê 23.887 893,7 26.639
Nguồn : Tính từ Tổng cục Thống kê (2008). Niên giám thống kê năm 2007. NXB Thống
kê, Hà Nội; Tổng cục Thống kê (2008). Báo cáo thống kê năm 2008.
Trong hơn mười năm qua, tỉ lệ lao động của ngành dịch vụ trong tổng số lao động
của nền kinh tế liên tục tăng, nhưng tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP của toàn nền
kinh tế lại hầu như không thay đổi. Điều này dẫn đến năng suất lao động của khu vực
dịch vụ tăng chậm.
Bình quân, tăng trưởng hàng năm của khu vực dịch vụ trong thời kỳ 1986-2008
đối với GDP ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top