hong.traitim

New Member

Download miễn phí Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu đánh giá kinh tế





Thống kê cần đểtheo dõi giầu nghèo, không chỉlà các chỉsốdựa trên thu nhập, mà còn
là thống kê vềtài sản. Có thểnói nhiều người ởViệt Nam trởnên giầu có hiện nay không
phải vì lao động có thu nhập cao mà vì có tài sản (đặc biệt là đất đai) thông qua việc nhà
nước phân chia, do có cống hiến với cách mạng hay qua lợi dụng quyền thế. Tất nhiên
việc thống kê chúng không phải là dễ, nhưng quan trọng là cần nhận thấy rằng chính sách
không đánh thuếtài sản, không đánh thuếtăng giá tài sản (capital gain) khi buôn quan
bán lại nhà cửa. Chính sách không đánh thuếnày đã cho phép những người buôn bán tài
sản giầu lên nhanh chóng và đồng thời cho phép họcó thểmua tài sản nắm giữ, đầu cơ
trên thịtrường nhà đất mà không phải chi phí cho việc nắm giữtài sản. Hơn nữa do việc
nhà nước làm chủhầu hết đất đai, cung ứng về đất đai hạn chếtrong khi nhu cầu đất nhà
ởtăng cao tạo nên tình trạng đất đai và nhà cửa quá đắt giá so với tình trạng phát triển
kinh tếvà thu nhập của người Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chưa có chỉsốtăng giá về
nhà, đất.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và Đài Loan còn nhanh chóng hơn. Ngược lại,
khoảng cách ở Phi khép lại chậm hơn nhiều.
Điều này cho thấy là khi nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng, đồng nội địa được thị
trường đánh giá cao so với đồng USD, khoảng cách thu nhập bằng USD sẽ giảm nhanh
chóng. Cuộc chạy đua chỉ nhằm đạt tốc độ phát triển cao không thể là chỉ tiêu duy nhất
một nền kinh tế cần đạt được.
Chỉ số GDP có đủ để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế không?
Trong tất cả các chỉ số được thường xuyên thu thập, chỉ số GDP có tính tổng hợp nhất vì
nó đo lường toàn bộ hoạt động sản xuất trong nền kinh tế hàng quí và hàng năm. Cũng vì
lý do đó mà chỉ số tổng hợp này đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng.
Dường như một chỉ tiêu mà nói lên tất cả. Ấn tượng đó là rất sai.. Ai có học kinh tế đều
biết thế, nhưng sự hiểu biết này thường không được thể hiện trong việc phân tích kinh tế
và đặt chỉ tiêu kế hoạch để phát triển. Thậm chí đối với nhiều người, chỉ tiêu GDP là ưu
tiên số một. Mục tiêu là đạt được chỉ tiêu phát triển đã định, và càng tốt hơn nếu vượt chỉ
tiêu. Chính vì vậy nhiều nước (nhất là Việt Nam) coi chỉ tiêu này là trên hết, cần đạt
được. Có người cho rằng đạt được tốc độ phát triển 7% vẫn chưa hay ho gì mà cần
đạt 8-9%, thậm chí 10% mới là tốt! Nếu không thế, nhiều người coi là đất nước sẽ tiếp
tục tụt hậu, không thể bắt kịp nước khác. Những mất cân đối khác trong nền kinh tế có
thể bị bỏ quên để đến khi khủng hoảng nổ ra thì có hối cũng đã muộn. Lấy trường hợp
Indonesia chẳng hạn, mất cân đối về xuất nhập khẩu, nợ nước ngoài cao, phân phối lợi
tức không đều, tham nhũng tràn lan đã làm cho chính quyền Suharto sụp đổ dù tốc độ
phát triển cao.
Bảng 3. Tốc độ tăng GDP trung bình năm
1970-1990 1990-2003 1970-2003
Trung Quốc 7.2% 9.8% 8.2%
Hong Kong 7.7% 3.7% 6.1%
Nhật 4.3% 1.4% 3.1%
Nam Hàn 8.0% 5.7% 7.1%
Đài Loan 8.8% 5.3% 7.4%
Indonesia 7.1% 4.1% 5.9%
Malaysia 7.7% 6.2% 7.1%
Philippines 3.8% 3.3% 3.6%
6
Singapore 8.1% 5.8% 7.2%
Thái Lan 7.3% 4.5% 6.2%
Việt Nam 2.4% 7.4% 4.3%
Mỹ 3.2% 2.9% 3.1%
Nguồn: Cục Thống kê Liên Hợp Quốc,
Phần trên đã giải thích về hiểu lầm tai hại khi dùng tốc độ kinh tế để nhắm vào cuộc chạy
đua bắt kịp. Ngoài ra, số liệu về các nước rồng cọp ở Á châu cũng cho thấy là trong 33
năm qua ngoài trừ Trung Quốc là đạt tốc độ tăng GDP bình quân năm cao hơn 8% một
chút, các nước khác như Nam Hàn, Đài Loan, Malaysia và Singapore chỉ cao hơn 7%. Và
những nước này cũng đang trong thời kỳ giảm tốc khá mạnh từ 1997 đến nay. (Coi bảng
3). Như vậy đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6-7% năm trong dài hạn đã là thần kỳ. Tất
nhiên là Việt Nam cũng nên cố gắng đạt được tốc độ cao hơn miễn là phát triển phải bền
vững có chất lượng. Thế nào là bền vững và có chất lượng là câu hỏi được bàn đến ở
phần tới. Để trả lời câu hỏi này không thể chỉ dùng một chỉ số duy nhất là GDP.
II. Phân tích tổng hợp với cái nhìn về nhiều mặt trong hệ thống kinh tế xã hội
Dù là một chỉ số tổng hợp, GDP không đủ để đánh giá nền kinh tế một cách toàn diện.
Muốn đánh giá một nền kinh tế, ta cần thêm các chỉ số khác, bởi vì GDP dù đạt tốc độ
cao trong nhiều năm cũng không nói lên là nền kinh tế có phát triển bền vững và có chất
lượng. Do đó cần xem xét GDP cùng với nhiều chỉ số khác nằm trong hệ thống tài
khoản quốc gia và cả những chỉ số không nằm trong hệ thống đó để xem xét nhiều mặt
của nền kinh tế, từ đó đánh giá xem nền kinh tế có phát triển bền vững và có chất lượng
hay không. Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts 1993) là hệ thống
thống kê kinh tế tổng hợp làm cơ sở cho toàn bộ các thống kê kinh tế ngành nghề khác.
Hệ thống này đã được Uỷ ban Thống kê Liên Hợp Quốc thông qua và hiện nay được tất
cả các tổ chức quốc tế và gần hết các nước chấp thuận trừ Cuba và Bắc Hàn. Toàn bộ
những chỉ số trong hệ thống tài khoản quốc gia cũng chỉ cho phép ta đánh giá tình hình
trong ngắn hạn và trung hạn.
Đánh giá hoạt động kinh tế thường xuyên bằng hệ thống tài khoản quốc gia
Những chỉ số trong hệ thống tài khoản quốc gia dùng để đánh giá tình hình trong ngắn
hạn và trung hạn gồm có:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đây là chỉ số tổng hợp thu nhập tăng thêm do
hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị kinh tế trong nước trong một thời kỳ nào
đó. Chỉ số này dùng để đo tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam đã tính chỉ
số này hàng qúi và hàng năm. Việc tính chỉ số này hàng quí là một bước tiến lớn
trong hoạt động của Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK).
• Thu nhập quốc dân (GNI): Như đã nói ở trên, nó là chỉ số tổng hợp hơn về thu
nhập quốc gia. Nó gồm thu nhập vừa từ sản xuất vừa từ việc sử dụng vốn tài
chính. Việt Nam chưa biên soạn và công bố chính thức và thường xuyên chỉ số
này.
7
• Số dư ngân sách nhà nước thường xuyên: Đây là khác biệt giữa thu và chi ngân
sách thường xuyên, không kể chi trả nợ hay tích lũy3. Bình thường nếu thiếu hụt
ngân sách thấp hơn 3% thì được coi là ở mức an toàn, tức là các biện pháp để có
đủ ngân sách chi sẽ không gây áp lực trên thị trường tài chính. (Chẳng hạn, 3%
cũng là tỷ lệ mà các Liên hiệp Âu châu được viết thành luật nhằm đòi hỏi các
nước thành viên tuân thủ). Số dư ngân sách cũng đã được Bộ Tài chính Việt Nam
công bố thường xuyên.
• Cán cân ngoại thương (external balance of goods and services): Đây là sự khác
biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nó cho ta thấy sức cạnh
tranh về hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế trên thị trường thế giới. Việt Nam
hiện nay công bố chỉ số này thường xuyên. Cán cân ngoại thương muốn an toàn,
dựa trên kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia thường phải thấp hơn 3%4. Việt
Nam hiện có cán cân thiếu hụt lớn, vượt qua độ an toàn. Nếu không có chuyển
nhượng từ nước ngoài gửi về như trường hợp ở Việt Nam hiện nay thì Việt Nam
khó thoát khỏi khủng hoảng. Thiếu hụt sẽ phải bù bằng vay mượn nước ngoài.
• Cán cân thanh toán với nước ngoài (balance of external current transactions):
Đây là thanh toán sau tiêu dùng, đầu tư và chuyển nhượng mà nền kinh tế không
thể trả bằng nguồn trong nước mà phải dựa vào nước ngoài. Hiện nay Việt Nam
vẫn chưa công bố chỉ số này.
• Chi trả nợ nước ngoài (trả lãi và trả vốn gốc): Dựa vào kinh nghiệm chuyên gia,
số chi này không nên quá 30% xuất khẩu. Nếu liên tục vượt quá mức này, quốc
gia đó sẽ bị các chuyên gia theo dõi đánh giá là sẽ có vấn đề trả nợ trong tương
lai. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện vẫn chưa công bố số liệu này.
• Số lao động có việc làm tạo thêm ra hàng năm ở khu vực thành thị: Chỉ số này
chỉ mới được đưa vào Niên giám Thống kê, không cập nhật (muộn 2 năm so với
thời gian sự kiện), và chưa đạt tiêu chuẩn tin cậy. Các nước khác thường công bố
chỉ số này hàng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top