DK_2

New Member

Download miễn phí Luận văn Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn và vận dụng để hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế tại khách sạn Dân Chủ





MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 4
I. Khái niệm chung về thông tin 4
II. Thông tin kinh tế 5
1. Đặc điểm chủ yếu của thông tin kinh tế 5
2. Phân loại thông tin kinh tế 8
2.1 Thông tin thống kê: 9
2.2 Thông tin kế toán: 10
2.3 Thông tin nghiệp vụ kỹ thuật (còn gọi là thông tin tác nghiệp ): 11
3. Vai trò của thông tin kinh tế trong quản lý 12
3.1 Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kinh tế với hệ thống quản lý: 13
3.2 Các yêu cầu thông tin phục vụ quản lý: 15
3.3 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý: 17
CHƯƠNG II 25
HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG KHÁCH SẠN 25
I. Hoạt động Kinh doanh Khách sạn 25
II. Hệ thống thông tin Kinh tế nội bộ khách sạn: 28
1. Thông tin khách sạn: 28
2. Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn: 29
3. Phân hệ thông tin phục vụ kinh doanh buồng ở: 31
6.Phân hệ thông tin tại bộ phận Marketing và bán hàng 49
7. Phân hệ thông tin tại bộ phận kinh doanh 54
CHƯƠNG III 63
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NỘI BỘ 63
KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 63
I. Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Dân Chủ 63
1. Lịch sử hình thành và phát triển 63
2. Đặc điểm kinh doanh của khách sạn Dân Chủ 64
5. Khối thông tin phục vụ tại phòng hành chính tổng hợp 84
III/ Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ khách sạn Dân Chủ 85
1. Hoàn thiện việc phân loại thông tin trong hệ thống thông tin kinh tế nội bộ khách sạn Dân Chủ 86
2. Hoàn thiện nội dung thông tin và chế độ thu thập thông tin 88
3. Một số ý kiến đề xuất về việc xử lý thông tin trong khách sạn 89
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Dưới đây là một ví dụ về bảng ghi chép thống kê về công suất buồng của một người điều hành buồng.
Biểu II.3. Bảng thống kê công suất buồng (của tổ buồng)
Tuần (tháng) .......Năm.........
Tổng số phòng.....................
Tuần (tháng) ................
Số phòng được phục vụ
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
Công suất buồng
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
Nhân viên buồng
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
Nhân viên đồ vải
................…..
....................
....................
....................
....................
....................
....................
Utility worker
..................
..................
..................
..................
..................
..................
..................
House Person
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Với những bảng thống kê này hay dựa vào sổ thống kê ghi chép, người điều hành buồng sẽ nắm được tình hình công suất thực hiện khu vực mình phụ trách và từ đó có kế hoạch xác định số lượng nhân viên buồng được cần đến ở các mức công suất phòng khác nhau. Dựa vào một bảng công suất phòng theo số nhân viên chuẩn được người điều hành buồng lập cho từng tháng, từng thời vụ,.
4. Phân hệ thông tin kinh doanh thực phẩm và đồ uống:
Cung cấp thực phẩm và đồ uống là một trong những dịch vụ lâu đời nhất kết hợp với các cơ sở lưu trú. Bộ phận thực phẩm và đồ uống của một khách sạn hiện đại và đầy đủ các dịch vụ là một hoạt động phức tạp. Một phần của bộ phận này được tổ chức như một nhà hàng với các bộ phận riêng đáp ứng việc chế biến thực phẩm, phục vụ thực phẩm và phục vụ đồ uống. Các bộ phận khác của bộ phận này có thể chịu trách nhiệm trong dịch vụ phòng và dịch vụ tiệc. Bộ phận thực phẩm và đồ uống có bốn chức năng quan trọng: đem lại khoản lợi nhuận thêm cho khách sạn; Cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống cho khách; Cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống cho dân chúng; Kiểm soát chi phí. Trong 4 chức năng này, thông tin nghiệp vụ là chủ yếu đó là những thông tin phục vụ điều hành tác nghiệp tại bộ phận thực phẩm và ăn uống. Người ta thường không coi đó là những thông tin đã hệ thống hóa, và việc hệ thống hóa của chúng ta là không cần thiết. Ở đây, chúng tui chỉ chú ý tới 2 chức năng quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí. Quy trình của hoạt động phục vụ thực phẩm và ăn uống là từ khâu đi mua nguyên vật liệu, chế biến, phục vụ khách và thu tiền về.
Tại bộ phận thực phẩm và đồ uống người quản lý muốn nắm bắt được những thông tin gì? Đó là những thông tin phục vụ các hoạt động sau đây: Lập kế hoạch mua hàng; lựa chọn người cung ứng / nguồn cung ứng; kiểm tra, quản ly giá cả và chất lượng nguyên liệu hàng hoá; quản lý nguyên liệu hàng vật tư trong kho; quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ ăn uống; quản lý doanh thu dịch vụ ăn uống.
Lập kế hoạch mua hàng là việc người phụ trách chế biến thực phẩm nhận các thông tin về thực đơn chế biến như: kế hoạch đặt tiệc từ bộ phận bàn tiệc hội nghị, từ yêu cầu của khách do bộ phận lễ tân gửi đến, từ những thông tin phân tích của việc thống kê ghi chép về tình hình bán dịch vụ ăn uống trước đó, người phụ trách chế biến thực phẩm sẽ lập ra kế hoạch (phiếu yêu cầu) mua nguyên vật liệu chế biến. Trong một khách sạn, người ta chia thành hai khu vực: thực phẩm và đồ uống, việc lên kế hoạch mua nguyên vật liệu đồ uống sẽ do hai nhân viên này độc lập hay phối hợp cùng ra kế hoạch. Thường lập kế hoạch cho tháng, quý và 6 tháng. Đối với khách sạn hoạt động với quy mô lớn mỗi một bộ phận chế biến thực phẩm, cũng như bộ phận đồ uống được chia nhỏ ra, hoạt động theo hình thức tự hạch toán kinh doanh, tự lập trước các phiếu yêu cầu về nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá cần cho nhu cầu trong tương lai, vì thế nhà bếp hay quầy bar không bị hết hàng trong thời gian phục vụ khách. Người quản lý cần duy trì một quyển nhật ký theo dõi về các hàng hoá được phân phát, bao gồm sổ phiếu được yêu cầu, ngày, chữ ký, của người quản lý bộ phận được phân phát tới.
Những nhà cung cấp hàng được lựa chọn trên co sở của việc so sánh giá cả và kiểm tra chất lượng. Một bản báo cáo thị trường được lập bởi bộ phận kiểm tra, so sánh các nhà cung cấp với nhau cho từng loại hàng như: thịt, gia cầm và nông sản. Các mẫu hàng hoá có thể được mua trước để kiểm tra hay một “bảng phân tích chất lượng” xác định khối lượng và giá của từng thực phẩm riêng, có thể sử dụng để mua thịt và gia cầm.
Khi các yêu cầu về thực phẩm và đồ uống được đáp ứng hay hàng hoá được mua về theo bảng nhu cầu dự báo, chúng cần được kiểm tra ngay để xác định tính đúng đắn với tiêu chuẩn quy định của khách sạn. Các bản ghi chép việc tiếp nhận được lập, thông báo số lượng và giá cả của từng loại hàng hoá với bộ phận mà hàng hoá sẽ được phát tới hay kho mà hàng hoá sẽ được cất giữ.
Các phiếu yêu cầu thường được lập trên cơ sở kinh nghiệm.Tuy nhiên cũng cần quan tâm tới các nhân tố có thể làm tăng hay giảm nhu cầu. Ví dụ: nếu một hội nghị lớn được lên kế hoạch hay nếu một thay đổi đáng kể trong công suất đã dự kiến có thể làm thay đổi đoán người quản lý.
Một “mắt xích” thông tin quan trọng trong phân hệ thông tin phục vụ hoạt động thực phẩm ăn uống đó làø công cụ thông tin kiểm soát doanh thu chi phí thực phẩm và đồ uống. Quản lý chi phí thực phẩm và đồ uống có hiệu quả đòi hỏi một tiến trình phân tích thông tin và điều chỉnh thủ tục đánh giá cố định. Phương pháp điều tra ban đầu là loại phương pháp kiểm soát chi phí được sử dụng trong hoạt động phục vụ thực phẩm. Với phương pháp này, tổng chi phí về thực phẩm được so sánh với tổng số doanh thu. Chi phí của nguyên liệu như thịt bò, khoai tây, bột mì,… được tính theo phần trăm. Chi phí thực phẩm và đồ uống sẽ được dự báo trên những con số phần trăm đó.
Về thông tin phục vụ quản lý hoạt động thu ngân tại bộ phận thực phẩm và đồ uống như sau: một báo cáo cuối ca của nhân viên thu ngân được coi là một công cụ kiểm soát chi phí. Nó cũng được gọi là báo cáo của nhân viên thu ngân, được lập bởi một nhân viên thu ngân phòng ăn. Để lập được báo cáo này, nhân viên thu ngân cộng tất cả số tiền thu được trong két đựng tiền suốt ca làm việc của anh (cô) ta và sau đó so sánh tổng số với số tiền đặt cọc trong ngăn kéo. Nếu có sự sai lệch nào thì tức là đã có vấn đề xảy ra ở két đựng tiền. Ngoài ra, trong việc kiểm soát chi phí người ta còn sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau khi quản lý khách sạn trở nên phức tạp hơn đó là các ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D triển khai hệ thống thông tin di động 4g LTE cho mạng di động mobifone tại tỉnh tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – Quản lý thư viện Công nghệ thông tin 2
D Bài Tập Lớn Mô Phỏng Hệ Thống Truyền Thông - Tìm Hiểu về Vệ Tinh VINASAT-1 Khoa học kỹ thuật 1
D Tìm hiểu về hệ thống thông tin di động CDMA và mô phỏng trải phổ trực tiếp DS – SS Trên Matlab Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng PLC vào điều khiển hệ thống tòa nhà thông minh Công nghệ thông tin 0
D Quản lý hệ thống giao thông quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý xuất nhập khẩu nông sản tại Bộ nông nghiệp Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top