Clark

New Member

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ





Quan hệ Việt- Mỹ trong hơn nửa thế kỷ đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Trong suốt thời gian từ năm 1945 đến 1994, do quan hệ chính trị ngoại giao căng thẳng, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước hầu như không có gì. Chỉ trừ thời kỳ 1954-1975, khi Mỹ ủng hộ chính phủ Nguỵ quyền Sài Gòn chống lại miền Bắc, Mỹ và miền Nam Việt Nam đã có một số quan hệ kinh tế thương mại. Hàng nhập của Mỹ vào Nam Việt Nam thời kỳ này chủ yếu là hàng viện trợ phục vụ cho cuộc chiến tranh. Miền Nam cũng xuất một số mặt hàng như gạo, cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm song với kim ngạch không đáng kể.
Bước sang đầu thập niên 90, khi hệ thống XHCN tan rã, nguy cơ cộng sản đối với người Mỹ không còn, cùng với việc Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh POW/MIA, Mỹ đã từng bước nới lỏng lệnh cấm vận với Việt Nam. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và ngày 11/7/1995, tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Từ đây, quan hệ hai nước chính thức bắt đầu phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động thương mại giữa hai nước từng bước tăng đều và mạnh theo cả hai chiều xuất và nhập khẩu.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vấn đề tính gộp ở đây có công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ hay không. Rõ ràng trong trường hợp này, nếu người ta tính gộp để đánh thuế chống phá giá thì các nhà cung cấp nhỏ sẽ bị thiệt hại rất lớn. Điều này cũng lý giải cho việc các nhà cung cấp nhỏ sẽ gặp nhiều rủi ro trong các vụ kiện khi buôn bán tại thị trường Mỹ. Đây là một điểm cần lưu ý đối với các nhà xuất khẩu cần hạn chế tối đa việc kiện tụng khi buôn bán tại Mỹ.
Một ví dụ cụ thể về luật chống phá giá của Mỹ mà các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thấy thời gian qua đó là vụ kiện bán phá giá cá tra –cá basa tại thị trường Mỹ của các nhà sản xuất Mỹ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mở đầu của vụ kiện này là việc những người Mỹ khởi xướng chống nhập khẩu cá từ Việt Nam muốn có một lệnh cấm nhập cá từ Việt Nam bằng cách viện lý do là các nhà xuất khẩu Việt Nam đã dùng tên cá của Mỹ để đặt tên cho sản phẩm của mình do đó đã vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Mỹ. Song lý do này đã được người ta chứng minh là một chính xác. Không đạt được mục tiêu trên, họ chuyển sang tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra vào thị trường Mỹ để áp dụng luật chống phá giá. Lí do họ đưa ra để nói rằng Việt Nam bán phá giá là : thứ nhất, họ viện dẫn là cá của Việt Nam đã bán dưới mức chi phí sản xuất bởi mức giá bán trên thị trường Mỹ là quá thấp mà theo các nhà sản xuất Mỹ, nếu bán với mức giá đó thì nhà sản xuất sẽ không đủ bù đắp chi phí sản xuất; thứ hai, họ viện dẫn là do cá của Việt Nam bán phá giá tại thị trường Mỹ nên đã làm cho giá cả của hàng hoá này bị giảm sút, gây thiệt hại và đe doạ đối với ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ.
Phản bác lại những lập luận trên, các nhà xuất khẩu Việt Nam giải thích: thứ nhất, sở dĩ giá cá của Việt Nam thấp như vậy là vì cá Việt Nam được sản xuất với chi phí giá thành thấp do điều kiện sản xuất của Việt Nam rất thuận lợi cho việcnuôi loại cá này. Thêm vào đó các ngư dân Việt Nam lại rất có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng loại cá này nền họ có thể hạn chế giảm bớt được các chi phí nuôi trồng. Vì thế giá cá của Việt Nam thấp là do những lợi thế trong quá trình sản xuất khiến cho chi phi sản xuất thấp, giá hàng hoá rẻ chứ không phải họ bán phá giá. Thứ hai, việc cá của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ không thể gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của các ngư dân Mỹ vì: cá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ chiếm hơn 5% tổng giá trị (Mỹ bán được 385 triệu USD, Việt Nam bán được 21,5 triêu USD năm 2001) và 5,4% trọng lượng cá tiêu thụ ở Mỹ. Điều này có nghĩa là mức nhập khẩu trên không thể tác động tới sự giao động giá cả cá bán tại Mỹ và do đó không thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất này tại Mỹ.
Rõ ràng những phản bác trên của các nhà xuất khẩu Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ và đúng đắn. Tuy vậy, trong vụ này Bộ thương mại Mỹ tỏ ra có những hành xử rất thiếu khách quan trong quá trình điều tra cũng như ra quyết định về việc các nhà xuất khẩu cá của Việt Nam bán phá giá trên thị trường Mỹ. Họ cố ý bỏ qua việc xem xét những lợi thế cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, không xem xét đầy đủ các số liệu đã được cung cấp, áp giá hết sức vô lý từ nước thứ ba để thực hiện ý đồ áp đặt mức thuế suất cao với các doanh nghiệp Việt Nam. Không những thế họ còn áp đặt cho nền kinh tế nước ta một cái danh là nền kinh tế phi thị trường mà với một nền kinh tế phi thị trường thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được tính toán hoàn toàn khồng đúng với thực tế sản xuất. Do đó họ có thể dễ dàng kết luận Việt Nam bán phá giá cá tra-basa trên thị trường Mỹ.
Quyết định trên của Bộ thương mại Mỹ về việc bán phá giá không những không thể hiện được tính bảo vệ sự công bằng của luật pháp mà còn thể hiện xu hướng có tính bảo hộ sản xuất trong nước của Mỹ dưới danh nghĩa thực thi một đạo luật đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Qua vụ kiện trên người ta cũng có thể nhận ra những áp lực do các nhà sản xuất Mỹ tạo ra đối với Chính phủ của họ nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài. Đồng thời người ta cũng có thể thấy được một khía cạnh khác của luật chống phá giá nói chung cũng như luật chống tài trợ là chúng có xu hướng dành lợi thế cho những thực thể mạnh hơn trên thế giới. Bằng các phản ứng đơn phương, các cường quốc có thể tác động mạnh đến các nước yếu hơn trong khi chuyện ngược lại là khó có thể xảy ra. Ví dụ như Mỹ có thể đánh thuế chống phá giá lên một sản phẩm của một nước nhỏ mà không lo tới việc trả đũa hay biện pháp tương tự của nước đó đối với hàng của Mỹ bởi lượng hàng của nước đó xuất sang Mỹ là rất lớn trong khi lượng hàng của Mỹ xuất sang nước này lại không đáng kể.
Tóm lại, các đạo luật trên khi được thực thi một cách công bằng và đúng mục đích, chúng sẽ thực sự là những công cụ hữu ích cho một thị trường hoạt động và phát triển lành mạnh. Song khi nó được sử dụng để phục vụ cho những mục đích khác, nó sẽ là những rào cản cho sự phát triển của tự do thương mại hơn là một phần của những luật lệ chống lại thương mại bất chính.
3. Các luật về hạn chế nhập khẩu
3.1. Hiệp định đa sợi/Hiệp định hàng dệt may
Hiện nay, dệt may là mặt hàng duy nhất bị quản lý bởi các biện pháp hạn chế nhập khẩu định lượng ở Mỹ. Việc sử dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này được thực hiện trên cơ sở của các Hiệp định song phương mà các bên đàm phán theo Hiệp định đa sợi quốc tế về dệt may được các nước thành viên GATT ký kết năm 1974. Theo đó, Hiệp định này cho phép các thành viên của GATT được phép ký các Hiệp định song phương nhằm thiết lập những hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Hiệp định này là một sự thoát ly lớn khỏi chính sách và những quy tắc cơ bản của GATT trong mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại trên thế giới song nó vẫn được ký kết là do hầu hết các quốc gia phát triển thành viên đều muốn có Hiệp định này để có thể hạn chế được làn sóng nhập khẩu hàng dệt may từ các nước đang phát triển vào nước họ và gây nên những thiệt hại đối với ngành dệt may nội địa. Trong khi đó, dệt may vốn thường là một khu vực lớn của nền kinh tế và sử dụng nhiều lao động.
Hiệp định trên được gia hạn thêm 6 lần và được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may ATC khi nó hết hạn vào 31/12/1994. Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may sẽ được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào 1/1/2005. Tất cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của ATC, cho dù họ chưa hay đã ký vào ATC và chỉ các nước thành viên WTO mới đủ tiêu chuẩn để tự do hoá các lợi ích của Hiệp định.
Hiện nay, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ khoảng 40 quốc gia đang phát triển trên cơ sở các hạn ngạch ký kết song phương. Các...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top