Patricio

New Member

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay





MỤC LỤC.
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NỢ
NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT QUỐC GIA. 3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI . 3
1. Khái niệm về nợ nước ngoài
2. Phân loại các hình thức vay nợ nước ngoài. 4
3. Ảnh hưởng của nợ nước ngoài đối với sự phát triển
của nền kinh tế. 5
4. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và các chính sách liên quan. 14
II. QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT QUỐC GIA . 19
1. Khái niệm và sự cần thiết của công tác quản lý nợ nước ngoài. 19
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một
quốc gia. 22
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài của một
quốc gia. 26
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ NỢ
NƯỚC NGOÀI. 29
1. Kinh nghiệm của Thái Lan. 29
2. Kinh nghiệm của Argentina.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 33
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
I.TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY. 33
II.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI 37
ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Mô hình quản lý nợ của Việt Nam. 37
2. Các chính sách về quản lý nợ. 41
3. Thực trạng của công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
hiện nay. 44
 
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 69
NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
I. KẾ HOẠCH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM 69
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC 72
NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Nhóm giải pháp đối với các khoản nợ của Chính phủ. 72
2. Nhóm giải pháp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. 73
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 83
1. Một số kiến nghị về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật. 83
2. Kiến nghị về cơ cấu quản lý. 85
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uản lý vay và trả nợ nước ngoài đặc trách về các chính sách nợ cũng như các chính sách có liên quan đến việc vay của các tổ chức đa phương. Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng khác của NHNN đó là việc nghiên cứu diễn biến thị trường vốn quốc tế, các điều kiện vay, trả nợ để kịp thời tham mưu cho Chính phủ các chủ trương trong chính sách huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của đất nước.
VĂN PHòNG THủ TƯớng
VĂN PHòNG CHíNH PHủ
Bộ TàI CHíNH
Bộ KH & ĐT
NHNN
Bộ TàI CHíNh
CáC Bộ LIÊN QUAN
Ngoài ba Bộ nêu trên, tham gia công tác quản lý Nợ nước ngoài ở Việt Nam còn có: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường và Văn phòng Chính phủ.
Bộ Tư pháp là cơ quan tham mưu cho Chính phủ và ba bộ: Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư, NHNN về những vấn đề pháp lý trong các thoả thuận về vay nước ngoài.
Bộ Ngoại giao có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thăm dò, vận động, đàm phán để đi đến ký kết các Hiệp Định tài trợ phát triển chính thức (ODA) cho đất nước .
Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường là cơ quan tham mưu cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu ứng dụng những phương pháp khoa học mới, chuyển giao công nghệ hay đào tạo kỹ thuật liên quan đến các chương trình, dự án sử dụng ODA, đề xuất việc tiếp nhận, sử dụng trợ giúp kỹ thuật do các tổ chức quốc tế viện trợ. Mặt khác, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường còn có trách nhiệm phân tích, đánh giá các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của các Bộ, ngành theo đúng định hướng ưu tiên phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Đây là nhiệm vụ có tác động không nhỏ tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.
Văn phòng Chính phủ tuy không phải là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý nợ nước ngoài, song trên góc độ quản lý vĩ mô, nó có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Thủ tướng chính phủ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng trên mọi phương diện quản lý Nhà nước.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, bộ máy quản lý nợ nước ngoài được tổ chức theo mô hình cơ cấu chức năng. Mô hình này, về mặt lý thuyết, đã được đề cập cụ thể trong chương trước. ở đây chỉ muốn nhấn mạnh rằng, bên cạnh ưu điểm lớn nhất là tạo ra và phát huy tính chuyên môn hoá trong quản lý giữa Bộ Tài chính và NHNN, nhờ đó, có thể tận dụng được trình độ và khả năng làm việc của các chuyên gia, giúp cho công tác quản lý được thực hiện một cách bài bản hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng quản lý cho một cơ quan thì không thể bỏ qua nhược điểm của mô hình này, đó là những trở ngại trong công tác thu thập, tổng hợp số liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác và kịp thời của thông tin, và do đó tạo ra nhiều khó khăn trong công tác dự đoán; nhiều khi còn tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp trong các chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa các cơ quan, gây khó khăn cho quản lý.
Các chính sách về quản lý nợ .
ở nước ta mãi đến năm 1993 vấn đề nợ nước ngoài mới nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà hoạch định chính sách bằng sự ra đời của Nghị định 58/CP (30/8/1993 ). Có thể nói, sự ra đời của Nghị định đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Bên cạnh những nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước tham gia quản lý nợ, cũng như các phần cụ thể trong hoạt động quản lý vay, trả nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp, đây là lần đầu tiên các khái niệm liên quan đến vay nợ nước ngoài được đề cập và làm rõ trong một văn bản pháp quy của Nhà nước. Nghị định đã đánh dấu bước chuyển về chất trong nguyên tắc vay vốn nước ngoài ở nước ta. Đó là việc chuyển từ cách vay theo kế khoạch phân bổ của Nhà nước với sự tách biệt trong trách nhiệm giữa người đi vay với người sử dụng, giữa bên sử dụng với bên trả nợ sang nguyên tắc tự vay, tự trả. Nghị định 58/CP thực sự trở thành cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên giúp cho NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư làm căn cứ trong quá trình tiếp nhận nguồn vốn ODA, vay và quản lý các khoản vay của Chính phủ cũng như tạo hành lang pháp lý ban đầu cho các doanh nghiệp trong các hoạt động vay, trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định vẫn còn tồn tại một số điểm còn chưa hợp lý như ở các điều 3,4,11: vấn đề tổng hợp hạn mức vay, trả nợ nước ngoài hàng năm từ Bộ Tài chính, NHNN lên Chính phủ là cách làm theo đúng cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nếu đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường thì điều này là không thể phù hợp. Việc quy định cả NHNN và Bộ Tài chính cùng xem xét các điều kiện vay, trả nợ là sự chồng chéo trong chức năng, gây khó khăn trong công tác quản lý.
Những hạn chế nêu trên trong Nghị định 58/CP đã và đang được điều chỉnh, hoàn thiện dần trong các giai đoạn sau, như sự ra đời của các Nghị định 20/CP, 40/CP, 42/CP, 43/CP(1994) quy định một cách cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề quản lý nợ, qua đó, phát huy tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động quản lý đối với từng bộ phận: Thủ tướng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư …
Dấu mốc quan trọng thứ hai trong quá tình tạo lập hành lang pháp lý cho quản lý nợ là sự ra đời của Quy chế “ Bảo lãnh và tái bảo hành vay vốn nước ngoài ” ban hành kèm theo Quyết định số 263-QĐ/NH14(21-2-1994) của thống đốc NHNN ( được sửa đổi lại tại Quyết định số 263-QĐ/NH14(19-9-1995),Thông tư 17-TC/TCĐN(5-3-1994) của Bộ Tài Chính “ Hướng dẫn việc quản lý vốn vay nước ngoài của Chính Phủ ”, Thông tư 07-TT-NH7(23-3-1994) của NHNN “ Hướng đẫn việc quản lý vay và trả NNN của doanh nghiệp ”, Thông tư liên bộ số 09-TC/NH(30-5-1994)của NHNN và Bộ Tài Chính “ Về việc quản lý và sử dụng vốn vay của các TCTD quốc tế ”. Đây không chỉ là các văn bản dưới luật, cụ thể hoá một bước những nội dung trong Nghị định 58/CP, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý cũng như cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ quản lý, góp phần cai thiện chất lượng và hiệu quả quản lý mà hơn thế, chúng còn được ban hành hết sức kịp thời tại một thời điểm tương đối “nhạy cảm”, rất cần một hành lang pháp lý ổn định và vững chắc cho công cuộc quản lý nợ khi các luồng vốn quốc tế đang có xu hướng chảy vào nước ta ngày càng nhiều sau gần một năm Việt Nam bình thường hoá quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính quốc tế. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định những nỗ lực của các cơ quan quản lý Việt Nam trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.Tuy nhiên, do những điểm bất cập như đã phân tích trong Nghị định 58/CP nên trong thông tư 07-TT-NH7 cũng còn một số điểm chưa phù hợp như: Chưa có quy định cụ thể về điều kiện, bộ hồ sơ xin vay vốn nước ngoài cho từng đối tượng doanh nghiệp, chưa có cơ chế vay thương mại ngắn h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top