lyxuan

New Member

Download miễn phí Khóa luận Việc vận dụng các quy định pháp lý của Liên minh Châu Âu EU về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này





Hiện nay Việt Nam đã tham gia vào một số cam kết đa phương về sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ, nhất là với những thị trường lớn như Liên minh Châu Âu. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU nếu không lưu ý vấn đề này có thể sẽ bị bắt và truy tố vì vi phạm sở hữu trí tuệ.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không ngại tốn kém để đăng ký thương hiệu kể cả ở các thị trường doanh nghiệp chưa bán sản phẩm cuả mình. Trung Nguyên đăng ký ở Trung Quốc, Singapore, Pháp, Canada, mỗi nước tốn từ 4000 đến 5000 USD, Vifon Việt Nam đăng ký trên 20 nước. Nệm mút Kymdan thì đăng ký bảo hộ trên 30 nước trong khi thị trường xuất khẩu của Kymdan mới dừng lại ở con số 10. Bưởi Năm Roi đã trở thành loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được đăng ký thương hiệu và có mặt trên trang Web ww.5 roi.com. Công ty may Phương đông (Fugamex) cũng quyết tâm thực hiện quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oá trên thị trường này.
2.2.2 Hàng giày dép
Giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay, trước đây xuất khẩu giày dép của Việt Nam phải chịu sự giám sát (xin phép trước), nhưng sau khi kí hiệp định hợp tác vào ngày 17/7/1995 nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng nhanh, là một trong những nhóm dẫn đầu trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng. (Bảng 3). Khả năng xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ còn tiếp tục tăng vì chúng ta không phải chịu hạn ngạch như hàng dệt may và hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP áp dụng từ 01/07/1999 cho phép mặt hàng này hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn các nước khác chỉ bằng 70% mức thuế thông thường.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, giày của các hãng nổi tiếng như Nike, Adidas, Reebook, Fiki…sản xuất tại nước ta đã được tiêu thụ tại các nước Tây Âu, Canada, Bắc Mỹ.
Việt Nam là một trong 5 nước có khối lượng giày dép xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU với lý do là : giá rẻ, chất lượng và mẫu mã được thị trường này chấp nhận. Nếu năm 1996, theo EU thì Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Châu á sau Trung Quốc và Inđônêxia với số lượng đạt khoảng 92,8 triệu đôi, về giày vải thì Việt Nam đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc thì hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 2 chỉ đứng sau có Trung Quốc. EU là thị trường lớn nhất của giày dép xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu giày dép vào thị trường này cụ thể như sau :
Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU
Đơn vị : Triệu USD
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
271
380
520
457,3
625,8
933,3
1225,5
1431,5
1524,5
Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng cục Hải Quan
Năm 1994, trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường EU, giày dép vẫn giữ vị trí thứ 5 nhưng trong những năm gần đây tăng nhanh vượt cả dệt may. Năm 1997, xuất khẩu giày dép đứng thứ 2 sau gạo với kim ngạch tăng 454,3 triệu USD. Đặc biệt trong năm 1998, 1999 mặt hàng này có sự bứt phá ngoạn mục với giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 30 % tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU, vượt qua cả dệt may để chiếm vị trí số 1. Để có được thành công này, các doanh nghiệp đã chủ động thiết kế mẫu mã, triển khai sản xuất, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng chủ động tìm kiếm bạn hàng, kí kết được các hiệp định trực tiếp, tích cực đầu tư thêm máy móc thiết bị mới với quy mô hợp lý cũng như việc làm tốt công tác xúc tiến mậu dịch.
Các sản phẩm giày dép của Việt Nam chủ yếu xuất sang EU chủ yếu là giày thể thao chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU, giày vải chiếm gần 20%, giầy nữ chiếm xấp xỉ 15%, dép khoảng 17%, giày da chiếm hơn 1,5%. Thị trường xuất khẩu giày dép lớn trong Liên minh Châu Âu là Đức (25,3%), Anh (20,1%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Italia (8,1%), Hà Lan (37,9%), Tây Ban Nha (4,6%), Thuỵ Điển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp, Phần Lan và áo (0,8%), Ailen (0,6%), Bồ Đào Nha (0,2%) và Lucxambua (0,1%).
Tuy nhiên hiện nay EU đang nghi ngờ trong số các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất sang EU có một số lượng lớn xuất xứ từ các nước khác. Trước tình hình đó, Việt Nam và EU đã kí bản ghi nhớ về chống hiện tượng gian lận thương mại đó. Phía Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mặt hàng giày dép từ 01/01/2000 còn EU đã không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này của Việt Nam. Mặc dù vậy giày dép xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải lo đối phó với đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc. Trung Quốc được đánh giá có lợi thế về ngành giày da vì nguồn nguyên liệu đáp ứng được một cách chủ động và giá rẻ cho ngành giày da và sản xuất phụ kiện trong nước. Còn Việt Nam kém lợi thế về mặt hàng này so với Trung Quốc do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được sản xuất trong nước. Phần lớn mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam là các loại giầy thể thao theo các hợp đồng sản xuất hay gia công theo mẫu của nước ngoài. Vì vậy việc xuất hàng của Việt Nam thiếu tính chủ động cả về nguyên liệu, giá cả và cách hoạt động. Các doanh nghiệp không nắm bắt được kịp thời những yêu cầu về chất lượng, giá cả và mẫu mã của thị trường. Do thường chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công nên không có cơ sở nào quan tâm đến đa dạng hoá và nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã cho sản phẩm cho xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm của Việt Nam chưa cao, mẫu mã đơn điệu kém khả năng cạnh tranh so với sản phẩm của một số nước trong khu vực.
Hiện nay mặc dù Trung Quốc đã gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng EU vẫn quyết định duy trì hạn ngạch với hàng giày dép của Trung Quốc đến năm 2005. Còn về phía Việt Nam lại được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập GSP=70% thuế suất thông thường MFN và không bị áp dụng hạn ngạch, lợi thế trong cạnh tranh này một mặt tạo thuận lợi lớn cho hàng Việt Nam, mặt khác cũng buộc Việt Nam phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm này đặc biệt là từ nay đến năm 2005 để làm cho hàng Việt Nam có vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU. Trong chiến lược đó chúng ta cần:
Tuân thủ tuyệt đối những quy định pháp lý và chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm do EU quy định.
Đổi mới thiết bị công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Phát triển công nghệ thiết kế nhạy bén với thị hiếu người tiêu dùng Châu Âu.
2.2.3 Hàng thuỷ sản
Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản đáng kể trên thế giới. Nếu như đầu những năm 90, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có mặt ở 20 thị trường trong đó thị trường Nhật Bản chiếm tới 70-80% thì đến nay sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện tại hơn 60 thị trường khác nhau ở khắp các châu lục.
Hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có được những vị thế khá vững vàng tại các thị trường lớn với các yêu cầu rất cao về chất lượng như ở thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ…và đặc biệt là hàng thuỷ sản đã tiếp cận ngày càng sâu vào thị trường EU.
Tuy vậy theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu thuỷ sản của giai đoạn 1999-2002 đạt mức thấp. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU đạt 106,466 triệu USD chiếm 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhưng sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu lại có sự giảm sút so với năm 1999 chỉ đạt 93,216 triệu (Bảng 4). Nguyên nhân của tình trạng này là do một số điều kiện khách quan không thuận lợi mang lại như thiên tai trong nước xảy ra, thị trường nhập khẩu có quy định hạn chế tạm thời…
Đến năm 2001, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chiếm 9% tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2001, con số này lên tới 15,1%.
Năm 2002 là năm ngành thuỷ sản gặp trở ngại lớ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập có Luận văn Sư phạm 0
G Tình hình đói nghèo ở Việt Nam và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê vào việc phân tích tìn Kiến trúc, xây dựng 0
L Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trương trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh Công nghệ thông tin 0
R Đặc điểm Công ty Kiểm toán Việt Nam với việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
S Công tác tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng trong việc vận dụng nó ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và một số ý kiến về việc vận dụng một số tài kho Luận văn Kinh tế 0
L Kế toán thuế giá trị gia tăng trong việc vận dụng ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty vận tả Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top