lylac31082004

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn HERITAGE Hạ Long





MỤC LỤC
 
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 3
I Nhân lực và quản lý nhân lực . 3
1.1 Khái niệm nhân lực 3
1.2 Khái niệm quản lý 3
1.3 Khái niệm quản lý nhân lực 3
II Đặc trưng, vai trò và các hình thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực 3
2.1 Đặc trưng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
2.2 Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
III Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
 
3.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 4
3.1.1 Môi trường chính trị - Pháp lý 4
3.1.2 Môi trường kinh tế 5
3.1.3 Môi trường văn hoá xã hội 5
3.1.4 Khoa học kỹ thuật 5
3.1.5 Môi trường dân số 5
3.1.6 Môi trường quốc tế 5
3.2 Quy mô và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp 6
3.2.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp 6
3.2.2 Tổ chức về quản lý của doanh nghiệp 6
3.2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 6
IV Quá trình đào tạo và phát triển 6
4.1 Các bước của đào tạo và phát triển 7
4.1.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
4.1.2 Ấn định mục tiêu cụ thể 8
4.1.3 Lựa chọn các phương pháp thích hợp 8
4.1.4 Thức hiện chương trình đào tạo và phát triển 8
4.1.5 Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển 9
4.2 Các phương pháp đào tạo 9
4.2.1 Đối tượng đào tạo 9
4.2.2 Một số phương pháp đào tạo 9
 
Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khách sạn HERITAGE Hạ Long 11
I Tổng quan về khách sạn HERITAGE Hạ Long 11
1 Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.1 Quá trình hình thành 11
1.2 Quá trình phát triển 12
2 Chức năng nhiệm vụ và các loại dịch vụ của khách sạn 12
II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn 13
1 Tổ chức bộ máy 13
1.1 Mô hình tổ chức 13
1.2.1 Các bộ phận, đơn vị 14
1.2.2 Ban quản lý khách sạn 14
1.2.3 Phòng kế toán 15
1.2.4 Phòng nhân sự 15
1.2.5 Bộ phận văn phòng 15
1.2.6 Bộ phận tiền sảnh 16
1.2.7 Bộ phận ăn + uống 16
1.2.8 Bộ phận bếp 16
1.2.9 Bộ phận điện nước 16
1.2.10 Bộ phận bảo vệ 16
III Kết quả sản xuất kinh doanh của khách sạn HERITAGE Hạ Long từ năm 1999 - 2001 16
1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16
2 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 18
IV Kết quả hoạt động đào tạo 19
4.1 Tình hình và kết quả công tác đào tạo 19
4.1.1 Mục tiêu đào tạo ở giai đoạn này 19
4.1.2 Tổ chức và quản lý đào tạo 19
4.1.3 Hình thức đào tạo 19
4.1.4 Kinh phí đào tạo 20
4.1.5 Kết quả công tác đào tạo nhân lực từ năm 1999 – 2001 20
4.2 Kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên trong khách sạn 22
4.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn HERITAGE Hạ Long 23
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác đào tạo tại khách sạn HERITAGE Hạ Long 24
I Xác định rõ mục tiêu và phương hướng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại khách sạn 24
1.1 Đối với cán bộ quản lý 24
1.1.1 Mục tiêu 24
1.1.2 Phương hướng 25
1.2 Đối với đội ngũ nhân viên 25
II Đa dạng hoá hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 25
2.1 Đào tạo tại doanh nghiệp 25
2.2 Đào tạo ngoài doanh nghiệp 27
III Những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực ở khách sạn 27
3.1 Quy chế, chính sách 27
3.2 Nguồn kinh phí 27
3.3 Cơ sở vật chất 28
Kết luận 30
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i theo kịp với nhứng thay đổi mới nhất trong lĩnh vực mà họ coi trọng, các chương trình phát triển quản lý chú trọng vào việc nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý của cán bộ quản lý hơn là chú trọng vào bổ xung những kiến thức quản lý chung. Các chương trình đào tạo đưa ra dành cho các nhà quản lý hơn là dành cho những nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp.
4.2.2. Các phương pháp đối với nhà quản lý
a. Phương pháp dạy kèm: Đào tạo tại chỗ trên cơ sở một kèm một, có thể dưới hình thức chức danh “phụ tá” hay “trợ lý”. Đối tượng được quan sát hay tập sự qua công việc được giao.
b. Phương pháp trò chơi kinh doanh: Mô phỏng các tình huống kinh doanh hiện hành, cố gắng lập lại các yếu tố được chọn lọc theo tình huống đặc biệt, giả định giữa hai hay nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh cùng một thị trường sản phẩm nào đó. Các người tham gia đóng vai các nhà quản lý chủ chốt đưa ra các quyết định và được xử lý đánh giá chương trình bằng vi tính.
c. Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu trường hợp quản lý điển hình, sử dụng các vấn đề kinh doanh lan giải đã được mô phỏng theo thực tế để học viên giải quyết.
d. Phương pháp hội nghị: Khi họ không giải quyết được công việc, người chủ trì sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và gợi ý tổng kết.
e. Phương pháp mô hình ứng xử: Sử dụng các băng video minh hoạ cách xử lý các tình huống khác nhau đề học viên phát triển kỹ năng giao tiếp liên hệ với thái độ ứng xử của mình. Đây là một phương pháp mới có triển vọng tốt.
g. Phương pháp đào tạo tại bàn giấy: Giao một số văn bản (quyết định biên bản, thông báo, báo cáo.) để đối tượng đọc và sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên. Người phụ trách hướng dẫn, giải đáp và đánh giá.
Ngoài ra còn một số phương pháp như: Phương pháp kỹ thuật nghe - nhìn, phương pháp thực tập sinh, phương pháp đóng kịch, phương pháp luân phiên công tác, phương pháp học theo từng chương trình, phương pháp giảng dạy nhờ vi tính, phương pháp thuyết trình trong lớp và các phương pháp giáo dục khác.
4.2.3. Các phương pháp đào tạo công nhân viên
Ngoài một số phương pháp như trên, có thể đào tạo theo các phương pháp riêng cho các đối tượng này như sau:
a. Đào tạo tại chỗ: Đó là phương pháp “kèm cặp” mà ở Việt Nam thường làm. Bố trí người học nghề làm việc chung với người thợ có tay nghề vừa làm vừa học bằng cách quan sát nghe chỉ dẫn và làm theo.
b. Trường, lớp dạy nghề tại doanh nghiệp: Phối hợp giữa việc học lý thuyết trên lớp với đào tạo tại chỗ, trực tiếp thực hành với công việc được giao phù hợp.
c. Đào tạo bằng công cụ mô phỏng: Sử dụng các mô hình bằng giấy hay mô hình computer, mô phỏng với vật thực. Phương pháp này ít tốn kém và an toàn tuy không sát thực tế như phương pháp kèm cặp.
d. Đào tạo xa nơi làm việc: Tương tự phương pháp sử dụng công cụ mô phỏng, song công cụ gần giống thiết bị thực. Cách đào tạo này sát với thực tế, song không làm gián đoạn sản xuất và đảm bảo an toàn.
4.3. Đối tượng đào tạo
Đối với mỗi doanh nghiệp thì đối tượng của đào tạo không thể loại trừ ai, từ công nhân trực tiếp sản xuất đến cấp quản trị Trung cấp và Cao cấp. Điều này cho thấy đối tượng của đào tạo trong các doanh nghiệp là hầu như tất cả mọi người.
Chương II
Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khách sạn Heritage hạ long
I . Tổng quan về khách sạn HERITAGE Hạ Long
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Quá trình hình thành
Khách sạn HERITAGE Hạ Long được hình thành từ nhà nghỉ ngành than (thành viên của Công ty than Hòn Gai cũ) Tháng 8 năm 1982 nhà nghỉ được đưa vào kinh doanh với 30 phòng khách. Do nguồn vốn hạn hẹp nhà nghỉ chỉ việc hoàn thiện một nửa.Vì vậy muốn đưa nhà nghỉ kinh doanh có lãi thì phải đầu tư vốn, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng phục vụ đối với đội ngũ nhân viên.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên Công ty than Hòn Gai đã kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sau một thời gian khảo sát nghiên cứu các nhà đầu tư, Công ty đã có được đối tác của mình là các nhà kinh doanh singapore. Công ty liên doanh Heritage Hạ Long ra đời và được thành lập theo giấy phép đầu tư số 985/GP ngày 6 tháng 9 năm 1994 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng khách sạn quốc tế 4 sao tại Bãi Cháy - TP Hạ Long, thời gian hoạt động là 25 năm, ngành nghề hoạt động là kinh doanh các dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí.
- Các bên đối tác của công ty liên doanh:
Phía Việt Nam: Do tổng công ty than Việt Nam làm đại diện. Số vốn góp là 2.000.000 USD chiếm tỉ lệ 50% vốn pháp định .
+ Công ty than Hòn Gai
+ Công ty than Cẩm Phả
+ Công ty cơ khí mỏ
+ Công ty than nội địa
Phía nước ngoài: Do Công ty Orient Vacation làm thay mặt với tổng số vốn góp là 2.000.000 USD chiếm tỉ lệ 50%vốn pháp định.
+ Công ty Orient Vacation Ptd-Ltd Singapore
+ Ông Victor Chug Kim quốc tịch Singapore
+ Ông Victor Chug Heow quốc tịch Singapore.
1.2. Qúa trình phát triển
Tháng 10 năm 1994 liên doanh bắt đầu đi vào hoạt động. Công việc đầu tiên là cải tạo và nâng cấp nhà nghỉ ngành than cũ để xây dựng khách sạn 4 sao mới. Quá trình hình thành và phát triển từ 1 nhà nghỉ trở thành một khách sạn quốc tế 4 sao, đã tạo công ăn việc làm cho gần 200 người ở khu vực TP Hạ Long, mặt khác nói đã huy động được nguồn vốn lớn đầu tư nước ngoài vào xây dựng cho nghành kinh tế phát triển.
2. Chức năng, nhiệm vụ, các loại dịch vụ của khách sạn
Chức năng của khách sạn chủ yếu là kinh doanh dịch vụ ăn ngủ và vui chơi giải trí. Cụ thể là:
- Dịch vụ lưu trú: Phục vụ khách ngủ, nghỉ với các loại phòng tuỳ theo sở thích và khả năng kinh tế của từng đối tượng.
- Dịch vụ ăn uống: Phục vụ các món ăn Âu, á và các món ăn dân tộc của Việt Nam.
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Trong đó có sàn nhẩy và giải trí phòng KARAOKE.
- Dịch vụ giặt là có các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho khách và toàn bộ quần áo đồng phục, ga gối của khách sạn.
- Dịch vụ điện thoại, máy Fax: Phục vụ khách có nhu cầu liên lạc trong và ngoài nước.
- Dịch vụ cho thuê ôtô trở khách du lịch.
- Dịch vụ đại lý tầu trở khách đi thăm quan vịnh Hạ Long.
Khách sạn còn có 1 hệ thống phòng hợp đa chức năng cho khách thuê tổ chức hội thảo .
Ngoài ra khách sạn còn có dịch vụ bể bơi sân Tennis.
Trong ngành kinh doanh du lịch khách sạn các sản phẩm của nói là các dịch vụ, hàng hoá đặc biệt, đặc thù sản phẩm là thời gian và không gian, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trùng nhau. Khách hàng tìm đến và tiêu thụ sản phẩm chứ không phải sản tìm đến người tiêu dùng như các loại sản phẩm của các lĩnh vực kinh doanh khác.
Công nghệ dịch vụ khác trong khách sạn khác với công nghệ sản xuất trong các ngành sản xuất vật liệu khác, các dây truyền này phụ thuộc vào nhu cầu của khác theo thời gian khác nhau.
II . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Heritage Hạ long
1.Tổ chức bộ máy
Khách sạn Heritage Hạ long là thành viên tr...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top