Download miễn phí Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-Xã hội





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 3
1.1.Nguồn nhân lực. 3
1.1.1.Khái niệm. 3
1.1.2.Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hội. 4
1.1.3.Phân loại nguồn nhân lực. 5
1.2.Chất lượng nguồn nhân lực. 6
1.2.1.Khái niệm. 6
1.2.2.Vai trò. 7
1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. 7
1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 9
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY. 12
2.1.Thực trạng nguồn nhân lực. 12
2.1.1.Số lượng(quy mô;) nguồn nhân lực. 12
2.1.2.Cơ cấu nguồn nhân lực. 15
2.1.3.Chất lượng nguồn nhân lực. 16
2.1.4. Đánh giá chung chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay. 21
2.2.Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 22
2.2.1.Tuyển dụng 22
2.2.2.Đào tạo 23
2.2.3.Đãi ngộ 24
2.2.4.Đánh giá 24
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 26
3.1.Phương hướng và những quan điểm chỉ đạo. 26
3.2.Các nhóm giải pháp cơ bản. 28
3.2.1.Đào tạo. 28
3.2.2.Đãi ngộ. 32
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra(nông -lâm-ngư nghiệp:20-21%;công nghiệp và xây dựng:38-39%;các ngành dịch vụ:41-42%)thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn quá chậm,dẫn đến khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.Nhưng điều đáng lưu ý hơn là cơ cấu lao động đã được đào tạo giữa các ngành,các khu vực sản xuất,các vùng,các dạng lao động và giữa các trình độ rất bất hợp lý.Nông thôn chiếm gần 75% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm 47,38 lực lượng lao động được đào tạo cả nước, đặc biệt trong gần 60% lao động làm việc ở lĩnh vực nông,lâm,ngư nghiệp,số được đào tạo mới chỉ chiếm 7%.Đây thực sự là trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
-Cơ cấu trình độ lực lượng động, đến cuối năm 2003 tỷ lệ lao động qua đào tào dậy nghề trong lực lượng lao động là 17,5%.Cụ thể có khoảng 4,9 triệu lao động có trình độ sơ cấp hay có chính chỉ dạy nghề,1,47 triệu lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp,khoảng 1,3 triệu lao động có trình độ cao đẳng, đại học,hơn 10 ngàn thạc sỹ.Riêng tiến sỹ,phó giáo sư và giáo sư đến tháng 5-2002 có khoảng 13.500 người.Nghĩa là,tỷ lệ đại học-trung học chuyên nghiệp-công nhân kỹ thuật là 1-1,75-2,3.Tỷ lệ này nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động.Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học,trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề,nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu nghành và công nhân lành nghề-kỹ thuật viên.Chẳng hạn,trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở các trường đại học và viện nghiên cứu có nhu cầu lớn về lực lượng cán bộ có trình độ trên đại học nhưng tỷ lệ số người có trình độ trên đai học trên tổng số cán bộ giảng dạy hiện mới đạt 12,7%(cần đạt 30%).Hay trong khu vực kinh tế tậo thể và tư nhân hiện sử dụng 85%lao động xã hội,nhưng số cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiêpk chỉ chiếm 9%...Vì thế tăng nhanh quy mô đào tạo,nhất là đào tạo dạy nghề,phải là giải pháp hàng đầu,cấp bách để tạo ra nguồn lao động có số lượng và chất lượng phục vụ đất nước.
-Cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động,nói chung lực lượng lao động nước ta được xếp vào loại trẻ,54% số người trong độ tuổi lao động là thanh niên(16-35 tuổi),hàng năm có thêm 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động.Lực lượng lao động trẻ có thuận lợi về sức khỏe,chức năng động sáng tạo,có trình độ văn hóa khá,khả năng tiếp thu khoa hoc-công nghệ tiên tiến nhanh.Tuy nhiên, đội ngũ lao động trình độ cao lại đang bị già hóa rất nhanh và đang có sự hẫng hụt lớn giữa các thế hệ.Số công nhân kỹ thuật bậc cao đa phần xấp xĩ tuổi 50;trong số trên 10.000 cán bộ khoa học bậc cao thì tuổi bình quân của tiến sĩ là 52,8;giáo sư ở độ tuổi 51-70 chiếm 90%,dưới 50 tuổi chỉ có 4%,phó giáo sư độ tuổi 52-70 chiếm 82%,dưới 50 chỉ có 18%.
2.1.3.Chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sức mạnh của nguồn nhân lực,bao gồm các yếu tố như:sức khỏe,mức sống,trình độ giáo dục đào tạo về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp,trình độ học vấn,năng lực sáng tạo,khả năng thích ứng,kỹ năng lao động,văn hóa lao động, đạo đức,tâm lý,tư tưởng,tình cảm,tính cách,lối sống...song khái quát lại,gồm:thể lực,trí lực và những phẩm chất đạo đức tinh thần của con người.
a)Về thể lực.
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,tầm vóc và thể lực của con người Việt Nam đang được cải thiện về chiều cao và cân nặng,tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ.Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng từ 1,56m năm 1994 lên 1,58m năm 2000.Tuổi thọ trung bình tăng từ 65 tuổi năm 1989 lên 68,5 tuổi năm 2000.Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 44,9% năm 1995 xuống còn 33,1% năm 2000 và 30,1% năm 2002,nhưng tỷ lệ như thế này là vẫn còn rất cao.Thể lực của người Việt Nam vẫn còn kém hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu nguồn lực con người cần có ở nước ta.Hiện tai nước ta nằm trong số các nước có mức sống thấp nhất thế giới(GDP tính theo đầu người là 410USD năm2001).Theo số liệu thống kê năm 2002 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc(UNDP),thu nhập quốc dân bình quân đầu người của nước ta đứng thứ 165/208 nước và vùng lãnh thổ.Theo phân loại của Ngân hàng thế giới,các nước có thu nhập thấp là dưới 745USD/người năm 2001.Trên thế giới,dân số của các nước thu nhập thấp như vậy có tổng 2,5 ty người,bình quân thu nhập đầu người năm 2001 của những nước này là 430 USD.Vậy là chỉ số này của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của các nước có thu nhập thấp và thấp hưn 12 lần thu nhập bình quân đầu người của thế giới(5150). Đến cuối năm 2003,Việt Nam vẫn còn 29% dân số sống dưới mức thu nhập 1USD/ngày và 50% dân số sống dưới thu nhập 2USD/ngày,12% hộ cùng kiệt và chỉ có 55% dân số nông thôn có nước sạch.
Mức thu nhập thấp như vậy mà tốc độ tăng dân số vẫn còn cao,trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân lại thấp,nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sống,trong đó có vấn đề giáo dục,chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Điều kiện lao động trong nhiều cơ sở các ngành sản xuất cũng như ở các cơ quan hành chính sự nghiệp của nước ta còn kém,thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt,môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng,các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng tăng nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân và hợp tác xã..Tất cả những điều này cho thấy chất lượng dân số nói chung và người lao động nói riêng về mặt thể lực sức khỏe cũng như điều kiện lao động,không bảo đảm,cần được cải thiệ căn bản.Nói cách khác,thu nhập thấp, đời sống khó khăn,dinh dưỡng thiếu,thể lực hạn chế, đó là trạng thái chung của nguồn nhân lực nước ta hiện nay về phương diện mức sống và sức khỏe.
b)Về trí lực.
Chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh chủ yếu qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay.Trình độ trí tuệ biểu hiện ở năng lực sáng tạo,khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số:trình độ văn hóa dân trí,học vấn trung bình của một người dân;số lao động đã qua đào tạo,trình độ và chất lượng đào tạo;mức độ lành nghề(kỹ năng,kỹ xảo..)của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh;năng suất,chất lượng;hiệu quả của lao động..
Theo số liệu của UNDP,chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam có xu hướng gia tăng từ xếp thứ 116/174 nước(1993) lên xếp thứ 109/177 nước(2000),nhưng năm 2003 lại tụt xuống thứ 112/177 nước.Nước ta là một trong mười nước có chỉ số xếp hạng HDI cao hơn xếp hạng GDP/người trên 20 bậc, điều này ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Các kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới cửa hàng cho thuê ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
P Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tạ Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đề tài/ dự án Luận văn Sư phạm 0
B Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu k Kinh tế quốc tế 2
B Xây dựng quy trình quản lý đề tài/ dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa h Kinh tế quốc tế 0
W Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án xây Khoa học Tự nhiên 0
T Đề thi Trắc nghiệm môn cơ sở văn hóa Việt Nam 167 câu (cơ bản + nâng cao) có đáp án Văn hóa, Xã hội 7

Các chủ đề có liên quan khác

Top