Armen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
Lời mở đầu 1 Chương I: Những vấn đề chung về động lực và tạo động lực trong lao động 2
I. Động lực lao động và các nhân tố ảnh hưởng 2
1. Các khái niệm cơ bản 2
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động 3
II. Sự cần thiết phải tạo động lực 5
1. Lợi ích của tạo động lực 5
2. Sự cần thiết phải tạo động lực 6
III. Một số học thuyết về tạo động lực 6
1. Hệ thống nhu cầu của Mas Low 6
2. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 7
3. Học thuyết công bằng của Adams 8
Chương II: Các công cụ tạo động lực cho người lao động 8
I. Lương 8
1. Khái niệm 8
2. Tác dụng 9
3. Chức năng của tiền lương, tiền công 10
4. Yêu cầu của tiền lương, tiền công 11
II. Thưởng 11
1. Khái niệm 12
2. Tác dụng 12
3. Nguyên tắc thưởng 13
III. Phúc lợi 13
1. Khái niệm 13
2. Ý nghĩa 14
3. Yêu cầu của phúc lợi 14
Chương III: Phân tích thực trạng tạo động lực thông qua lương, thưởng, phúc lợi ở
Công ty than Dương Huy 15
I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 15
1. Quá trình hình thành và phát triển 15
2. Cơ cấu lao động 16
II. Tình hình thực hiện lương, thưởng, phúc lợi 17
1. Kế hoạch quỹ lương của Công ty 17
2. Nguồn hình thành quỹ lương của Công ty 17
3. Quy định về phân phối tiền lương giao khoán 18
4. Nguồn hình thành, nội dung và mức thưởng 20
5. Phúc lợi 22
III. Đánh giá thực trạng tại Công ty 22
1. Những thành tựu 22
2. Những hạn chế 23
Chương IV: Giải pháp và kiến nghị 24
I. Giải pháp 24
1. Xây dựng chính sách tiền lương công bằng, hợp lý 24
2. Xây dựng chính sách thưởng phù hợp 25
3. Hoạt động phúc lợi cần được duy trì và phát triển 25
4. Một số biện pháp khác 26
II. Kiến nghị 26
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Lời mở đầu
Ngày nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các tổ chức doanh nghiệp thi nhau mọc lên trong đó có rất nhiều tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của của các doanh nghiệp chính là tối đa hoá lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện được điều đó? Một trong những biện pháp đó là phải biết quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Bởi vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, không thể thiếu được, con người trong quá trình lao động là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế làm tăng của cải cho xã hội, chỉ có con người mới tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Bởi vậy, em đã chọn đề tài: “Tạo động lực cho người lao động thông qua công cụ lương, thưởng và phúc lợi”. Khi người lao động có động lực làm việc thì họ rất hăng say, nhiệt tình, ham mê với công việc, điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao góp phần vào việc đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất ngày càng phát triển, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, cái mà người lao động quan tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu vật chất mà còn bao gồm cả những nhu cầu về tinh thần. Vì vậy doanh nghiệp cần nhận biết được nhu cầu đang tồn tại trong người lao động để đáp ứng nhu cầu đó.
Trong bài em đã sử dụng phương pháp phân tích đánh giá và phương pháp tổng hợp. Trên cơ sở số liệu thống kê tính toán, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét khái quát về quá trình hoạt động phát triển cũng như thực trạng tạo động lực thông qua lương, thưởng, phúc lợi của công ty.
Kết cấu nội dung:
Chương I: Những vấn đề chung về động lực và tạo động lực trong lao động.
Chương II: Các công cụ tạo động lực cho người lao động.
Chương III: Phân tích thực trạng tạo động lực thông qua lương, thưởng, phúc lợi ở Công ty than Dương Huy.
Trong thời gian nghiên cứu em đã có nhiều cố gắng song do trình độ và thời gian có hạn bài viết không thể tránh những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy. Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG
I. Động lực lao động và các nhân tố ảnh hưởng
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Động lực lao động
Là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao.
Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động.
- Đặc điểm của động lực:
Động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và môi trường làm việc, không có động lực chung chung không gắn với công việc cụ thể nào.
Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Điều đó có nghĩa là không có người có động lực và người không có động lực.
Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc cao hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc bởi vì sự thực hiện công việc không chỉ phụ thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của người lao động, phương tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc.
Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên, người lao động nếu mất động lực hay suy giảm động lực sẽ mất khả năng thực hiện công việc và có xu hướng ra khỏi tổ chức.
1.2. Tạo động lực lao động
Là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lí tác động đến người lao động làm cho người lao động có động lực trong công việc.
Tạo động lực lao động là trách nhiệm và mục tiêu của quản lí. Một khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra khả năng tiềm năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top