hoangunited

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện, hoàn thành và những kiến thức cần có của cán bộ quản lý sản xuất





Doanh nghiệp là người cung cấp sản phẩm hàng hoá cho nhu cầu của thị trường, tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh quyết liệt vì vậy dự đoán nhu cầu thị trường phải dự đoán những đối thủ tham gia cạnh tranh khi sản phẩm được đưa ra thị trường, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý và lành mạnh nhằm tạo ra những ưu thế trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần cao cho doanh nghiệp.
Do những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật tác động đến các ngành sản xuất công nghiệp, khi dự đoán nhu cầu, cán bộ quản lý doanh nghiệp cần dự đoán chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường để tung sản phẩm ra thị trường ở những thời điểm thích hợp phù hợp với chu kỳ phát triển của sản phẩm; đồng thời phải tính đến những phương án cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm và chuyển hướng sản xuất sản phẩm vào những thời điểm thích hợp nhất để luôn thích nghi xu thế phát triển của nhu cầu tiêu dùng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệp được cơ cấu bởi nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất, mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác nhau có tính chất và đặc điểm khác nhau. Để xác định những công việc cụ thể một cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp cần làm, trước hết cán bộ quản lý cần tìm hiểu và nắm vững những tính chất, đặc điểm chung của sản phẩm công nghiệp và những đặc điểm đặc trưng của sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp mình sản xuất.
- Sản phẩm công nghiệp là những sản phẩm có chức năng tác công cụ thể, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao:
+ Sản phẩm công nghiệp có chức năng tác công cụ thể: Một sản phẩm công nghiệp thường chỉ nhằm đạt đến một hay một số mục đích tiêu dùng cụ thể nào đó, nếu doanh nghiệp sản xuất không đáp ứng được những chức năng tác dụng đó thì thị trường không thể chấp nhận và doanh nghiệp không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất ô tô, sản phẩm của họ chỉ có thể dùng cho các hoạt động vận tải hàng hoá và vận tải hành khách bằng đường bộ, doanh nghiệp có thể cải tiến về hình thức mẫu mã, công xuất vận chuyển, và chức năng tác dụng theo chiều hướng ngày càng tiện ích cho người sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của từng vùng mà không thể cải tiến sản phẩm theo hướng sử dụng đa chức năng hay để sử dụng sản phẩm vào hoạt động khác ngoài hoạt động vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khách.
+ Sản phẩm công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao: Về kết cấu sản phẩm, sản phẩm công nghiệp thường rất phức tạp, có tính chất lý hoá học mang tính đặc trưng. Mỗi sản phẩm công nghiệp được cấu tạo bởi nhiều chi tiết, nhiều bộ phận do vậy nếu các chi tiết sản phẩm, các bộ phận của sản phẩm không đảm bảo về quy cách, kích cỡ và những tiêu chuẩn chất lượng quy định thì không thể tạo ra một sản phẩm đồng bộ và có chất lượng như mong muốn. Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô, một sản phẩm hoàn chỉnh là những chiếc xe ô tô xuất xưởng được kiểm định theo tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hay theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp được chấp nhận), sản phẩm ô tô xuất xưởng được cấu tạo bởi nhiều bộ phận như: khung xe, vỏ xe, máy tổng thành, gầm xe, thiết bị truyền lực, thiết bị điều khiển, thiết bị giảm tốc độ (phanh, chân ga, ...) các thiết bị hỗ trợ và các thiết bị nội thất, ...vv trong mỗi bộ phận trên của sản phẩm lại được cấu tạo bằng nhiều chi tiết khác nhau (đối với phần máy tổng thành bao gồm các chi tiết như tay biên, trục cơ, chế hoà khí, bầu lọc gió, pitông, xi lanh, bộ phận làm mát, ...vv; đối với phần vỏ xe gồm các chi tiết bằng kim loại, các chi tiết bằng nhựa, sơn, ...vv); mỗi chi tiết, mỗi bộ phận đòi hỏi có tính chính xác nghiêm ngặt về kích cỡ, về mẫu mã, công xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác để đảm bảo cho một sản phẩm cuối cùng là chiếc xe xuất xưởng có thể lưu hành được, một chi tiết không đảm bảo các tiêu chuẩn trên không những xe không hoạt động được bình thường mà còn phá vỡ các chi tiết khác.
- Sản phẩm công nghiệp được sản xuất trong điều kiện chuyên môn hoá cao so với các ngành sản xuất vật chất khác: Do yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất, một sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đưa ra thị trường tiêu thụ đòi hỏi phải có sự liên kết sản xuất giữa nhiều đơn vị khác nhau, bằng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, một sản phẩm của hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường cần được lựa chọn và sản xuất từ những bộ phận, những chi tiết mang tính đồng bộ cao do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất hay lắp ráp xe ô tô không thể sản xuất tất cả các bộ phận của xe (hay sản xuất không có hiệu quả về kinh tế) do vậy muốn có một sản phẩm là xe ô tô xuất xưởng phải lựa chọn phương án tự sản xuất bộ phận nào của xe, bộ phận nào mua của doanh nghiệp khác về lắp giáp để đảm bảo được tính hiệu quả về kinh tế mà vẫn đảm bảo được công suất thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (doanh nghiệp có thể sản xuất khung xe, gầm xe, các thiết bị nội thất, ...vv và lựa chọn mua máy tổng thành của các hãng chuyên sản xuất máy, săm và lốp xe mua của các hãng chuyên sản xuất sản phẩm cao su, ...vv).
- Sản phẩm công nghiệp được sản xuất theo một công nghệ nhất định xác định trước, do vậy chất lượng, giá cả và sản lượng sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ sản xuất do doanh nghiệp lựa chọn.
+ Công nghệ sản xuất sản phẩm lạc hậu hay tiến bộ; tự động hoá, bán tự động hay công nghệ thủ công quyết định đến chất lượng và sản lượng của sản phẩm sản xuất ra. Do vậy việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, phù hợp với trình độ điều hành và quản lý, phù hợp với trình độ của công nhân sản xuất có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất ô tô phải căn cứ vào mục tiêu sản xuất vào tiêu chuẩn sản phẩm lựa chọn sản xuất để quyết định các công nghệ sản xuất như công nghệ chế tạo máy, công nghệ sản xuất cơ khí, công nghệ sơn, công nghệ lắp giáp và công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm, ...vv đảm bảo tính tương thích của các công nghệ đó nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng của sản phẩm là xe ô tô xuất xưởng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với chi phí hợp lý và phù hợp với điều kiện phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của thị trường.
+ Công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ra đời sau có nhiều ưu thế cả về chất lượng và giá cả của sản phẩm do nó tạo ra, mặt khác công nghệ sản xuất thường có thời gian sử dụng dài và có chi phí đầu tư lớn, chi phí đầu tư công nghệ sản xuất được tính dần vào giá trị sản phẩm công nghiệp sản xuất ra (bằng cách tính khấu hao) do vậy giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm trực tiếp chịu ảnh hưởng của công nghệ sản xuất. Ví dụ, chọn công nghệ sơn vỏ xe trước hết phải căn cứ vào điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật để lựa chọn công nghệ tự động hay công nghệ bán tự động chọn công nghệ sơn phun bình thường, công nghệ sơn tĩnh điện hay công nghệ sơ âm cực, ...vv công nghệ được lựa chọn sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm sơn vỏ xe. Công xuất thiết kế của công nghệ sản xuất và kinh phí đầu tư cho công nghệ sản xuất (giá cả của công nghệ) được lựa chọn sẽ quyết định tới giá thành sản phẩm và sản lượng sản xuất. Như vậy, công nghệ sản xuất không chỉ quyết định đến chất lượng sản phẩm, sản lượng sản xuất mà còn quyết định tới chi phí đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới giá thành sản xuất của sản phẩm.
- Sản phẩm cô...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho một số vị trí điển hình của cán bộ Luận văn Kinh tế 0
P Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương, dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế Luận văn Kinh tế 0
H Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương – Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế Luận văn Kinh tế 0
G Động lực làm việc cho cán bộ, công chức Luận văn Kinh tế 5
H Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước Luận văn Kinh tế 2
P Tạo động lực làm việc đối với cán bộ, công chức tại UBND quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Luận văn Kinh tế 2
P Tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức cấp xã Văn hóa, Xã hội 0
S Áp dụng phương pháp 306 độ vào đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức Sở xây dựng tỉnh H Luận văn Kinh tế 0
L Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện từ liêm hà nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
P Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Nam Định Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top