thuongthuong210

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên (Thông qua hệ thống các cửa hàng trực thuộc)





Mục lục Trang
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động bán hàng trong cơ chế thị trường
I/ Hoạt động bán hàng, quan niệm hiệu quả hoạt động bán hàng ở cửa hàng của các doanh nghiệp Thương mại
1. Hoạt động bán hàng
2. Nội dung hoạt động bán hàng ở các cửa hàng của doanh nghiệp Thương mại
3. Quan niệm về hiệu quả hoạt động bán hàng của hệ thống các cửa hàng ở doanh nghiệp Thương mại
II/ Mạng lưới bán hàng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá
1. Mạng lưới bán hàng
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán hàng
III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng ở cửa hàng của doanh nghiệp Thương mại
1. Các nhân tố khách quan
2. Các nhân tố chủ quan
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại hệ thống các cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
I/ Quá trình phát triển mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên và đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty
1. Giới thiệu trung về Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long
Biên
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của hệ thống cửa hàng ở Công ty
Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống cửa hàng trực thuộc
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
II/ Phân tích hiệu quả hoạt động bán hàng hiện nay của hệ thống cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
1. Tình hình bán hàng của hệ thống các cửa hàng trực thuộc Công
ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
2. Công tác giao tiếp khuyếch trương
III/ Đành giá chung về hiệu quả hoạt động bán hàng hiện nay tại hệ thống các cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
1.Những kết quả đạt được
2. Những khuyết điểm cần khắc phục
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại các cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
I/ Mục tiêu phương hướng phát triển của ngành Thương mại trong giai đoạn 2000-2010 và mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
1. Mục tiêu định hướng phát triển của ngành Thương mại trong giai đoạn 2000-2010
2. Mục tiêu, chiến lược của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại hệ thống cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
II/ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của hệ thống cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại các cửa hàng của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
III/ Tạo lập môi trường kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng
Kết luận
Tài liệu tham khảo 4
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớc thành Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên theo quyết định số 51710/ QĐ-UB ngày 26 tháng 9 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận kinh doanh số 0103003142 đăng ký lần đầu ngày 25/1/ 2003 do sở kế hoạch và đầu tư cấp, số cổ đông là 246 người.
Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty
Vốn điều lệ
10.900.000.000đ
(63.4%) vốn Nhà Nước:
6.914.000.000đ
(36.6%) vốn cổ đông:
3.986.000.000đ
Bước đầu của quá trình cổ phần Công ty gặp vô số khó khăn đặc biệt là thay đổi “cung cách” hoạt động không còn chông chờ vào nhà nước như trước nữa. Tuy vậy, doanh số bán hàng cũng như hiệu quả hoạt động của Công ty được cải tiến rõ rệt, đặc biệt là một số cửa hàng như BH Trâu Quỳ, BH Sài Đồng, BH Yên Viên.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị
Đây là người có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Các phương án kinh doanh lớn của Công ty đều phải được sự chấp nhận của Chủ tịch hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Chủ tịch hội đồng quản trị, với Nhà nước. Là người có quyền quyết định trong việc đề ra chính sách, cách kinh doanh, cách quản lý và sử dụng các nguồn vốn...; có quyền ra quyết định trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan trong Công ty. Đây là người điều hành chính mọi hoạt động của Công ty.
Phòng Hành chính - Tổ chức
Có chức năng tổ chức cán bộ, nhân sự điều động công nhân viên, sắp xếp lại lao động, quản lý các chế độ về tiền lương, tiền thưởng ngoài ra còn hỗ trợ phục vụ như cung cấp giấy, bút, văn phòng phẩm các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của văn phòng.
Phòng Kế toán - Tài vụ
Có chức năng thu thập, phân loại, xử lý tài chính, tổng hợp các số liệu của quá trình kinh doanh, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh từ các cửa hàng trực thuộc đưa lên, sau đó tính toán, xác định kết quả lãi lỗ, thực hiện phân tích rồi đưa ra giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp; giúp giám đốc giám sát, quản lý mọi hoạt động tài chính kinh doanh của các cửa hàng, xác định kết quả kinh doanh của từng cửa hàng và công ty.
Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác các nguồn hàng mới, trực tiếp ký hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty sản xuất nhằm cung cấp hàng hoá đến tay người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên đảm bảo về chất lượng cũng như về giá cả cho các cửa hàng. Đây là phòng đề ra các đường lối kinh doanh cho hệ thống các cửa hàng của Công ty. Mặt khác phòng Kế hoạch kinh doanh cũng trự tiếp đứng ra tổ chức kinh doanh như một cửa háng riêng biệt. cách kinh doanh của Phòng là nhà bán buôn cho các cửa hàng nhỏ của thương nhân trong địa bàn Quận Huyện. Nhưng khác với cửa hàng phòng Kinh doanh không hạch toán độc lập mà hạch toán chung với Công ty.
ở các cửa hàng làm nhiệm vụ kinh doanh, mua bán trực tiếp hàng hóa theo kế hoạch của Công ty đè ra, mỗi cửa hàng có một Cửa hàng trưởng phụ trách chung, hai cửa phòng phó, một hay hai kế toán cửa hàng, một thủ quỹ, các mậu dịch viên và có hai cung tiêu mua hàng. Tuỳ tuộc vào quy mô,vị trí của cửa hàng mà các chức danh trên có thể có hay không.
Các cửa hàng kinh doanh chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Giám đốc. Sự chỉ đạo của Giám đốc công ty trực tiếp xuống các phòng ban, cửa hàng có kiến nghị gì lên ban Giám đốc thì không phải thông qua một khâu trung gian nào. Việc điều hành quản lý này giúp người lãnh đạo trực tiếp theo dõi, nắm vững tình hình kinh doanh diễn ra trong công ty, cửa hàng và cùng phòng Kinh doanh đưa ra các biện pháp, phương hướng, đường lối giải quyết kịp thời, chính xác. Trong ban giám đốc cũng như từng phòng ban đơn vị trực thuộc, công việc được phân công kế hoạch đến từng người một, gắn liền trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đến từng cá nhân, do đó mà công việc được giải quyết một cách nhanh chóng và có hiệu quả, tránh tình trạng ùn tắc, chờ đợi và chịu sự chỉ đạo của hai phòng chức năng (hình thức chức năng). Như vậy, bộ máy quản lý của công ty theo hình thức trực tuyến kết hợp với hình thức chức năng.
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên được khái quát theo sơ đồ sau:
chủ tịch hội đồng quản trị
giám đốc
phòng hành chính tổ chức
phòng kế hoạch kinh doanh
phòng kế toán tài vụ
cửa hàng trâu quỳ
cửa hàng sài đồng
cửa hàng hương sen
cửa hàng yên viên
cửa hàng thanh am
cửa hàng nguyễn văn cừ
cửa hàng 70 Gia lâm
cửa hàng 71 Gia lâm
Trực tuyến
Chức năng
Dựa vào hệ thống trên ta có thể hiểu sơ qua về cách tổ chức bộ máy của Công ty: Chủ tịch hội đồng quản trị trực tiếp làm việc với Giám đốc về các kế hoạch cũng như các chính sách của Công ty. Giám đốc đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Công ty cũng như các cửa hàng các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và gián tiếp quản lý các cửa hàng của Công ty. Các thủ trưởng các cửa hàng tuân thủ mọi chỉ đạo của Công ty.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của hệ thống cửa hàng
Cửa hàng trưởng
Là người đứng đầu các cửa hàng, có trách nhiệm quản lý trực tiếp các quầy trưởng, mậu dịch viên của cửa hàng mọi hoạt động của cửa hàng đều theo sự sắp xếp của cửa hàng trưởng, gần như cửa hàng trưởng có toàn quyền trong việc điều hành hoạt động bán hàng. Họ là người chịu trách nhiệm trước Công ty về tình hình kinh doanh của cửa hàng. Mọi chỉ thị từ công ty đều qua cửa hàng trưởng sau đó mới đến các nhân viên.
Quầy hàng trưởng
Đây là người đứng đầu các quầy hàng, họ là người trực tiếp quản lý các quầy hàng hay các mặt hàng của cửa hàng. Các quầy hàng trưởng có trách nhiệm chấm công cho các mậu dịch viên bán hàng thuộc quầy hàng của mình, tổng kết hàng hóa được phân, chịu trách nhiệm trước cửa hàng trưởng về hoạt động kinh doanh của quầy hàng, mặt hàng mà mình quản lý.
Phòng Kế toán Tài vụ
Phòng có trách nhiệm tổng hợp sổ sách, hạch toán kinh doanh cho cửa hàng, quản lý hàng hóa nhập vào cũng như bán ra, sổ sách sau khi được tổng hợp đều được gửi lên trên Công ty để Công ty đối chiếu và đưa ra các quyết định cần thiết.
Phòng quản lý mặt hàng kinh doanh
Phòng có trách nhiệm kê khai hàng hóa của cửa hàng, nhập hàng về phân phát cho các quầy hàng.
Không phải các cửa hàng đều được bố trí như trên tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng mà các bộ phận có thể có hay không, nhưng nhìn chung một cửa hàng thường có ba bộ phận chính đó là Cửa hàng trưởng, quầy hàng trưởng, phòng kế toán tài vụ.
Bộ máy của hệ thống các cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
Cửa hàng trưởng
Phòng tổ chức hành chính
Các quầy hàng trưởng
Phòng quản lý mặt hàng KD
Phòng kế toán...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top