Download miễn phí Tiểu luận Nguyên nhân của sự ngần ngại thay đổi và phương pháp tác động của các nhà quản lý





Quá trình quốc tế hoá trên mọi lĩnh vực tác động mạnh mẽ tới các tiêu chuẩn giá trị, phong cách sống của toàn xã hội. Với xã hội có tốc độ thay đổi chậm, mức giao lưu với bên ngoài ít hơn thì sự tuân thủ, sự chăm chỉ là những tiêu chuẩn giá trị hàng đầu. Khi môi trường kinh tế xã hội mở cửa, hội nhập và thay đổi với tốc độ lớn thì giá trị hàng đầu đối với mỗi người lại là sự năng động, sáng tạo, dám thay đổi. Môi trường này tạo điều kiện cho mỗi người chứng tỏ năng lực của mình và xã hội cũng thừa nhận họ một cách rõ ràng hơn. Ngược lại, chính sự năng động sáng tạo của họ cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn.
Thu nhập của toàn xã hội cũng như số lượng người có thu nhập cao tăng lên đã và đang làm thay đổi xu hướng tiêu dùng xã hội. Tốc độ thay đổi hàng hoá sử dụng ngày càng nhanh, kể cả đối với những sản phẩm có giá trị lớn và thời hạn sử dụng dài như nhà cửa, xe cộ, ”Bền” không còn là tiêu chuẩn hàng đầu lấn át mọi tiêu chuẩn khác nữa mà chỉ còn là điều kiện tối thiêủ cho người mua quyết định mua mà thôi. Thay vào đó, các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, danh tiếng sản phẩm và đặc biệt là dịch vụ phục vụ ngày càng trở nên quan trọng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp là quá trình thay đổi trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Môi trường kinh doanh càng rộng tính chất biến động của nó càng lớn. Sự biến động của môi trường tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp hay phải thay đổi để thích ứng hay bị loại ra khỏi môi trường kinh doanh nếu không biết tự thay đổi để thích ứng. Điều này đòi hỏi phải quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp.
Cũng như các hoạt động giá trị khác, quản trị sự thay đổi là một quá trình liên tục theo một chu trình khép kín. Phát hiện, hoạch định và tổ chức thực hiện sự thay đổi. Chu trình quản trị sự thay đổi có thể thực hiện được theo nhiều phương diện. Để nắm bắt rõ vấn đề này do vậy em đã chọn đề tài:”Nguyên nhân của sự ngần ngại thay đổi và phương pháp tác động của các nhà quản lý.” để nghiên cứu.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của thầy cô giáo đã chỉ dẫn cho em để em hoàn thành tiểu luận này. Trong phạm vi bài viết chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Nội dung
Khái niệm về quản trị sự thay đổi
Quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp là quá trình thay đổi trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Môi trường kinh doanh càng rộng, tính chất biến động của nó càng lớn. Sự biến động của môi trường tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp hay phải thay đổi để thích ứng hay bị loại ra khỏi môi trường kinh doanh nếu không biết tự thay đổi để thích ứng. Điều này đòi hỏi phải quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp.
Có thể hiểu quản trị sự thay đổi là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm chủ động phát hiện, thúc đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh biến động.
Cũng như các hoạt động quản trị khác, quản trị sự thay đổi là một quá trình liên tục theo một chu trình khép kín. Phát hiện, hoạch định và tổ chức thực hiện sự thay đổi.
2.Tính tất yếu khách quan của sự thay đổi.
2.1. Tính cạnh tranh.
Thứ nhất, áp lực về sự lỗi thời của sản phẩm (dịch vụ).
Cầu về sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, thay đổi hết sức nhanh chóng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc,…Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn rất nhanh. Theo con số thống kê thì có tới 55% hàng hoá đang bán trên thị trường hoàn toàn chưa xuất hiện trước đó mười năm và 40% hàng hoá đang bán trên thị trường đã không được tiếp tục sản xuất nữa. Điều đó làm cho các sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường nhanh chóng trở nên lỗi thời, tạo nên áp lực rất lớn đối với sự thay đổi
Thứ hai, sự bùng nổ về kiến thức và sự phát triển, đòi hỏi đổi mới công nghệ.
Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, kiến thức mới được sáng tạo ra với tốc độ rất nhanh thúc đẩy con người luôn tìm phương pháp công nghệ mới, sử dụng các nguồn lực mới để chế tạo ra sản phẩm.
Sự bùng nổ kiến thức và đổi mới công nghệ là lĩnh vực thay đổi thường xuyên và rõ nét. Chu kỳ sống của công nghệ rút ngắn làm cho công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng rất nhanh trở nên lôĩ thời tạo ra áp lực thay đổi.
Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng mở cửa và hội nhập đã tạo ra môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mang tính toàn cầu hoá. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ để giữ vị trí trên thị trường, đồng thời việc duy trì vị thế độc tôn về công nghệ sẽ trở nên vô cùng khó khăn tạo ra áp lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ.
Sự phát triển của công nghệ có xu hướng làm giảm số lượng lao động sử dụng và đòi hỏi về chất lượng lực lượng lao động này ngày càng cao. Điều này thường gây ra những đảo lộn trong cơ cấu lao động, tiêu chuẩn lao động và từ đó có thể tạo nên những cú sốc tâm lý có ảnh hưởng tới hoạt động của từng người cũng như của cả doanh nghiệp.
Thứ ba, những thay đổi trong việc sử dụng và cung ứng các nguồn lực.
Thay đổi công nghệ dẫn đến thay đổi sử dụng các nguồn lực sản xuất theo hướng sử dụng các nguồn lực mới nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn lực truyền thống, có khả năng khai thác tốt hơn, có thể dẫn đến chi phí kinh doanh sử dụng nguồn lực ít hơn,…và thường sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp hoạt động phụ thuộc vào nguyên vật liệu và các nguồn lực khác do bên ngoài cung cấp. Cạnh tranh tăng dẫn tới việc cung ứng những nguồn lực trở nên ngặt cùng kiệt hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Do đó một mặt, doanh nghiệp phải tìm ra những cách thức ràng buộc chặt chẽ với người cung ứng, tạo quan hệ tốt với họ. Mặt khác, doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm những nhà cung cấp thay thế tốt hơn. Sự không chắc chắn của các nguồn lực cung cấp còn thúc đẩy quá trình mở rộng liên kết dọc của các tập đoàn lớn trên thế giới.
Thứ tư, những thay đổi của các đối thủ cạnh tranh.
Mọi sự thay đổi hoạt động của đối thủ cạnh tranh (cải tiến công nghệ, thay đổi chiến lược marketing, đầu tư mở rộng hay nâng cấp doanh nghiệp của ho,…) đều dẫn đến thay đổi vị trí tương quan của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự thích ứng phù hợp. Doanh nghiệp có thể là người khởi xướng, chủ động tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì và nâng cao vị thế của mình hay chỉ là người chạy theo những thay đổi đó.
2.2.Tính tổ chức
Thứ nhất, thay đổi các giá trị hoạt động.
Các giá trị hoạt động được xác định trong triết học kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đề cập đến phương châm cư sử của doanh nghiệp với khách hàng, với công nhân viên chức, với chử sở hữu và với xã hội. Khi các nhân tố thuộc môi trường xã hội thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi quan niệm về các giá trị như giá trị đạo đức, về lòng trung thành, cách sống,… cũng như thứ tự ưu tiên các giá trị mà doanh nghiệp đã xác định. Nhưng thay đổi này lại dẫn đến đòi hỏi những sự thay đổi nhất định của doanh nghiệp.
Thứ hai, nhu cầu về giảm căng thẳng và đòi hỏi về lịch làm việc năng động.
Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng nâng cao và phong phú. Điều này kéo theo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu và thái độ của mỗi người đối với lao động. Người lao động ngày càng đòi hỏi phải có môi trường làm việc dân chủ hơn, được cung cấp thông tin nhiều hơn và được tự chủ cao hơn trong quá trình sử lý các công việc liên quan đến hoạt động của họ. Mặt khác, khi nhu cầu về đời sống tinh thần nâng cao người lao động quan tâm đến thời gian lao động thích hợp với hoàn cảnh của họ hơn là quan tâm đến việc tăng lương hay thu nhập. Điều ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
F Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Kiến trúc, xây dựng 0
B Ảnh hưởng của tình trạng đô la hoá đối với nền kinh tế Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 4
C Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xay dựng công trình giao thông 8 - Nguyên nhân và hướng biện ph Luận văn Kinh tế 0
M Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
C Lạm phát của Việt Nam qua hai năm 2007- 2008, nguyên nhân - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
T Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường và đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài Luận văn Sư phạm 2
B Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ (Nghiên cứu trường hợp tạ Luận văn Sư phạm 0
P Nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top