Bromleah

New Member

Download miễn phí Báo cáo Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại Tổng Công ty Thép Việt Nam





MỤC LỤC
Mục lục .1
Lời nói đầu .2
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác văn thư . . 3
I. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư .3
1. Khái niệm về công tác văn thư . .3
2. Vị trí, ý nghĩa và yêu cầu của công tác văn thư . .3
II. Nội dung công tác văn thư và tổ chức quản lý văn thư 4
1. Nội dung công tác văn thư . .4
2. Hệ thống tổ chức quản lý văn thư .5
3. Hệ thống các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ .5
4. Cơ quan quản lý khoa học công nghệ công tác văn thư . .5
III. Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản . .5
1. Quản lý văn bản đi . .5
2. Quản lý văn bản đến . .6
3. Quản lý và sử dụng con dấu . .7
Chương II: Hoạt động công tác văn thư tại Tổng Công ty Thép Việt Nam.9
I. Giới thiệu tổng quát về Tổng công ty Thép Việt Nam .9
1. Qúa trình hình thành và phát triển. .9
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty. .9
3. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng Công ty .10
4. Tình hình hoạt động chung của Tổng Công ty . .14
II. Thực trạng công tác văn thư của Tổng công ty Thép Việt Nam 15
1. Giải quyết và quản lý văn bản đến tại Tổng Công ty Thép .15
2. Giải quyết và quản lý văn bản đi taịo Tổng Công ty . 17
3. Giải quyết và quản lý văn bản mật tại Tổng Công ty .18
4. Tổ chức và quản lý sử dụng con dấu tại Tổng Công ty .18
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị . 19
Kết luận . .20
Tài liệu tham khảo .21
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

II: Hoạt động công tác văn thư tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp
Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của thầy cô và các cô chú trong Công ty đã hướng dẫn và giúp cho em hoàn thành bài báo cáo này. Vì thời gian có hạn nên trong báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Em kính mong thầy cô giúp đỡ em để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn nữa.
Chương I: cơ sở lý luận về công tác văn thư
I. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư:
1. Khái niệm về công tác văn thư:
Công văn, giấy tờ là một trong những phương tiện quan trọng và cần thiết đối với hoạt động quản lý Nhà nước, do đó việc làm công văn giấy tờ và quản lý chúng là hai công tác không thể thiếu được trong hoạt động đó. Những hoạt động đó cần được tiến hành tuân thủ chế độ chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về công tác văn thư, tức là các quy định về toàn bộ các công việc của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về xây dựng văn bản và quản lý, và giải quyết các văn bản đó trong hoạt động quản lý của mình.
Quan điểm về công tác văn thư theo nghĩa rộng (tức là bao gồm xây dựng và quản lý văn bản) và nên được áp dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Cách hiểu này đã được khẳng định tại công văn của cục Lưu trữ Nhà nước số 55 - CV / TCCB ngày 01- 3 - 1991 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 24 - CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, theo đó : “Công tác văn thư là toàn bộ quá trình xây dựng và ban hành văn bản, quá trình quản lý văn bản phục vụ cho yêu cầu quản lý của các cơ quan. Mục đích chính của công tác văn thư là bảo đảm thông tin cho quản lý. Những tài liệu, văn kiện được soạn thảo, quản lý và sử dụng theo các nguyên tắc của công tác văn thư là phương tiện thiết yếu để bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có hiệu quả”.
2. Vị trí, ý nghĩa và yêu cầu của công tác văn thư :
+ Vị trí:
Công tác văn thư là một mặt gắn liền với bộ máy quản lý và là nội dung quan trọng trong hoạt động của cơ quan. Như vậy, công tác văn thư có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý Nhà nước của cơ quan.
+ ý nghĩa:
Công tác văn thư bảo đảm việc cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mỗi cơ quan, đơn vị nói chung. Thông tin phục vụ quản lý được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ yếu nhất, chính xác nhất là thông tin bằng văn bản.
Thực hiện tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, đúng chế độ.
+ Yêu cầu của công tác văn thư:
Công tác văn thư phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Nhanh chóng: Quá trình giải quyết công việc của cơ quan phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng văn bản. Do đó, xây dựng văn bản và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản kịp thời sẽ góp phần giải quyết nhanh công việc của cơ quan .
- Chính xác: Nội dung văn bản phải chính xác tuyệt đối theo yêu cầu giải quyết công việc, không trái với văn bản qui phạm pháp luật có liên quan. Văn bản ban hành phải có đầy đủ các thành phần do Nhà nước quy định. Trình bày văn bản phải đúng tiêu chuẩn Nhà nước ban hành. Các yêu cầu nghiệp vụ đánh máy văn bản, in ấn văn bản phải đúng nội dung bản thảo đã được phê duyệt .
- Bí mật: Trong quá trình xây dựng văn bản và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, bố trí phòng làm việc của cán bộ văn thư, lựa chọn cán bộ văn thư của cơ quan phải đảm bảo yêu cầu đã được quy định trong pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.
- Hiện đại: Việc thực hiện những nội dung cụ thể của công tác văn thư gắn liền với việc sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại.Vì vậy hiện đại hoá công tác văn thư đã trở thành một trong những tiền đề bảo đảm cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng có năng suất, chất lượng cao . Hiện đại hoá công tác văn thư ngày nay, trước hết nói đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư và thực hiện các trang thiết bị văn phòng.
II. Nội dung công tác văn thư và tổ chức quản lý văn thư :
1. Nội dung công tác văn thư
Công tác văn thư bao gồm:
+ Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản:
- Thảo văn bản
- Duyệt văn bản
- Đánh máy, sao in văn bản
- Ký và ban hành văn bản
+ Quản lý và giải quyết văn bản:
- Đăng ký và giải quyết văn bản đến
- Đăng ký văn bản đi
- Lập hồ sơ và giao lộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
+ Quản lý và sử dụng con dấu.
2. Hệ thống tổ chức quản lý văn thư
+ Cơ quan quản lý Nhà nước công tác văn thư ở trung ương
Cục lưu trữ Nhà nước có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý thống nhất công tác văn thư từ trung ương đến địa phương, chỉ đạo trực tiếp công tác văn thư ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
+ Tổ chức văn thư ở các cơ quan, các ngành, các cấp
Công tác văn thư ở các ngành các cấp được phân cấp quản lý như sau:
- Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác văn thư trong toàn ngành và chỉ đạo nghiệp vụ công tác văn thư của các đơn vị trực thuộc Chính phủ.
- Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý công tác văn thư trong toàn tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và chỉ đạo nghiệp vụ công tác văn thư của các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và các đơn vị trực thuộc.
3. Hệ thống các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư
4. Cơ quan quản lý khoa học công nghệ công tác văn thư
III. Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản:
1. Quản lý văn bản đi
a. Nguyên tắc chung về việc tổ chức và quản lý văn bản đi
Tất cả văn bản, giấy tờ do cơ quan gửi ra ngoài phải đăng ký và làm thủ tục gửi đi ở văn thư cơ quan.
Văn bản đi nhất thiết phải qua văn thư để đăng ký, đóng dấu và làm thủ tục gửi đi.
b. Nội dung quản lý văn bản đi
+ Đăng ký văn bản đi
Đăng ký văn bản đi là ghi chép một số thông tin cần thiết của văn bản đi như: số, ký hiệu, ngày tháng, trích yếu nội dung của văn bản... vào những phương tiện đăng ký như: sổ đăng ký, thẻ, máy vi tính... nhằm quản lý chặt chẽ văn bản của cơ quan và tra tìm văn bản được nhanh chóng.
+ Chuyển giao văn bản đi
Các văn bản đi phải được đăng ký và chuyển ngay trong ngày khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu cơ quan.
Việc gửi văn bản phải đúng với nơi nhận đã ghi trên văn bản.
Những văn bản có dấu hiệu “khẩn” phải được chuyển trước
+ Sắp xếp và quản lý văn bản lưu
Mỗi văn bản đi đều phải lưu ít nhất 02 bản: một bản đề cập hồ sơ và theo dõi công việc ở đơn vị thừa hành, một bản lưu ở văn thư để tra tìm, phục vụ khi cần thiết. Những bản lưu ở văn thư phải sắp xếp theo từng loại văn bản của năm nào để riêng năm ấy. Bản lưu phải là bản chính. Tuỳ theo tính chất và nội dung công việc mà có thể lưu thêm một số bản sao.
2. Qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện qui trình kiểm toán một số ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính taị công ty Luận văn Kinh tế 0
R Báo cáo thực tập tại công ty TNHH một thành viên CN tàu thủy Dung Quất Luận văn Kinh tế 0
H Báo cáo Tổng hợp thực tập tốt nghiệp giai đoạn một từ ngày 09/2/2004 đến ngày 13/3/2004 Luận văn Kinh tế 0
C Lập Báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0
J Lập Báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư Hồ Gươm Luận văn Kinh tế 1
I [Free] Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
M Báo cáo Hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH nhà nước một thành viên du lịch Hà Nội - Hà Nộ Luận văn Kinh tế 2
B Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác báo cáo tài chính và nâng cao khả năng tài chính của c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top