Hayes

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Chi phí thay mặt trong công ty cổ phần





Sự bất cân xứng thông tin không chỉ khiến cho các nhà quản trị che giấu kết quả hoạt động kinh doanh thật sự, không vì mục đích tối đa hoá giá trị doanh nghiệp mà đôi khi vì rủi ro đạo đức mà các nhà quản trị có thể chiếm dụng tài sản của công ty vì mục đích làm giàu cá nhân. Họ có thể dùng danh nghĩa của công ty để vay nợ và dùng số tiền này vào việc tiêu xài của cá nhân . Và hậu quả là công ty không được tối đa hoá giá trị, các nhà đầu tư phải gánh chịu tổn thất này do ban giám đốc gây ra.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỀ TP HỒ CHÍ MINH
MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tên đề tài:
CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trà, Lớp TCDN6 – K32
Hồ Thị Thảo, Lớp TCDN6 – K32
Bùi Thị Ánh Tuyết, Lớp TCDN6 – K32
TP. Hồ Chí Minh 01/2009
Lời mở đầu
Trong nhưng công ty lớn, đặc biệt là công ty cổ phần sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là rất cần thiết. Những công ty này có hàng chục, hàng trăm cổ đông vì vậy không thể nào cùng một lúc mà tất cả cổ đông cùng tham gia quản lý công ty. Vì vậy mà trong các công ty cổ phân quyền sở hữu và quyền quản lý được tách bạch một cách rõ ràng. Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành, mặt khác nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Rõ ràng sự phân định giữa người chủ và người quản lý có những thuận lợi xong cũng đem lại cho doanh nghiệp không ít những khó khăn trong vấn đề quản lý đặc biệt là làm phát sinh chi phí đại diện. Vậy chi phí thay mặt là gì, chi phí thay mặt ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào, nguyên nhân làm phát sinh chi phí đại diện, doanh nghiệp phải làm gì để khắc phục sự phát sinh chi phí đại diện, chi phí thay mặt trong các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Đây là một trong những vấn đề mà các công ty cổ phần rất quan tâm. Trong bài viết này chúng tui xin trình bày một vài vấn đề về chi phí thay mặt và chúng tui sẽ lấy chi phí thay mặt phát sinh của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết làm ví dụ minh hoạ để làm rõ thêm.
Chi phí thay mặt là gì ?
Theo Jensen – Meckling, vấn đề nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ của mình sẽ được xem như một loại chi phí, các nhà quản lý không thể hiện năng lực lãnh đạo của họ cũng được xem là một loại chi phí.
Jensen – Meckling định nghĩa chi phí thay mặt như là sự tổng hợp các chi phí của một hợp đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người (người chủ) thuê một người khác (người đại diện) làm nhiệm vụ thay thế cho mình (người chủ). Người chủ đưa ra quyết định - ủy quyền cho người đại diện
Chi phí thay mặt là thiệt hại khi nhà quản lý không cố gắng làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Chi phí thay mặt bao gồm các yếu tố sau:
ƒ Chi phí theo dõi bởi người chủ: Đây là chi phí mà người chủ sở hữu vốn bỏ ra để thực hiện giám sát những người quản lý để bảo vệ lợi ích của người chủ sở hữu vốn, tránh hiện tượng bất cân xứng thông tin do có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tạo ra.
ƒ Chi phí ràng buộc bởi người đại diện: Người thay mặt gánh chịu
chi phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm phạm đến lợi ích của người chủ.
ƒ Sự mất mát- những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn toàn phục vụ lợi ích của người chủ.
Cách tính chi phí thay mặt trong doanh nghiệp:
Chi phí thay mặt = M + B + R
M: chi phí theo dõi bởi chủ sở hữu
B: chi phí ràng buộc bởi người đại diện
R: sự mất mát
Ta có thể tính được chi phí theo dõi bởi chủ sở hữu và chi phí ràng buộc bởi người thay mặt nhưng không thể tính được sự mất mát nên chi phí thay mặt không thể định lượng một bằng những con số cụ thể.
Có thể chia chi phí thay mặt thành chi phí thay mặt của nợ và chi phí thay mặt vốn cổ phần.
Chi phí thay mặt vốn cổ phần: Có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý. Khi cổ đông bị giới hạn hay mất kiểm soát đối
với người quản lý thì phía quản lý sẽ có động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản thân và có thể làm nguy hại đến quyền lợi của cổ đông. Chi phí thay mặt vốn cổ phần xuất hiện trong tính huống các nhà quản lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt mức tối ưu hay tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi thế cạnh
tranh.
Chi phí thay mặt của nợ: Theo Myers (1977) đó là sự hiện diện của nợ có thể khiến những dự án có NPV dương bị từ chối. Do nếu chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng (rủi ro phá sản) và giá trị sẽ chuyển từ cổ đông sang
trái chủ.
Nguyên nhân gây ra chi phí đại diện?
Như chúng ta đã biết, chi phí thay mặt tồn tại ở tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Chi phí thay mặt xuất hiện rõ nét nhất là chi phí thay mặt trong công ty cổ phần. Vậy nguyên nhân nào gây nên chi phí thay mặt trong công ty cổ phần mà không phải là doanh nghiệp tư nhân?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tui phân tích dựa trên mô hình của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết.
Bộ máy tổ chức của công ty Bông Bạch Tuyết được cơ cấu như sau:
Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy rõ sự tách bạch giữa quyền sở hữu (Đại hội đồng cổ đông) và quyền quản lí (Ban tổng giám đốc). Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tạo nên không ít ưu điểm cho công ty cổ phần như: quản lí chuyên nghiệp hơn, sự thay đổi quyền sở hữu không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp giúp công ty dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên cũng chính sự tách bạch rõ ràng này cùng với vấn đề rủi ro về đạo đức của các nhà quản trị đã gây nên chi phí thay mặt trong công ty cổ phần. Bởi lẽ:
™ Khi có sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lí
ắt hẳn sẽ gây nên vấn đề người chủ - người đại diện. Cả nhà quản trị và cổ đông đều theo đuổi một mục tiêu - đó là tối đa hoá lợi ích của mình. Tuy nhiên lợi ích của các cổ đông gắn liền với việc tối đa hoá giá trị doanh nghiệp; trong khi đó các nhà quản trị lại mong muốn tối đa hoá lợi ích của bản thân. Các nhà quản trị sẽ không quyết định đầu tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao. Bởi vì những dự án có tỷ suất sinh lợi cao thường đi kèm với rủi ro cao. Họ sẽ
không chọn dự án đó vì lợi ích của chính bản thân họ. Như vậy, họ đã không thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho công ty như các cổ đông mong đợi
ở họ.
™ Thứ hai, chính sự tách bạch rõ ràng gây nên một vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản trị và chủ sở hữu công ty. Các cổ đông không nắm rõ cấu trúc vốn của công ty, các chiến lược kinh doanh hay các cơ hội kinh doanh như nhà quản trị. Chính vì vậy, các nhà quản trị có thể lựa chọn những dự án không vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Họ sẽ lựa chọn những dự
án có tỉ suất sinh lợi thấp và mức độ an toàn cao chỉ để giữ vững chức vị của mình. Họ sẽ không đầu tư nguồn lực vào những dự án có khả năng sinh lợi cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thu nhập thực tế của họ. Họ sẵn sàng làm điều đó mà không sợ bị trừng phạt vì họ là những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp nên có những thông tin mà nhà đầu tư không được biết hay biết nhưng không hiểu đầy đủ. Các c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh Luận văn Kinh tế 0
D Lý thuyết về chi phí đại diện trên thế giới và Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại Trường Đại học Hòa Bình theo hướng phát triển giáo Luận văn Sư phạm 0
L Hiện tại trong trường đại học khi giảng dạy về chi phí lãi vay, lãi suất áp dụng luôn là lãi suất ké Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Chi phí và thủ tục du học đại học Úc ? ( Có người thân ) Sinh viên chia sẻ 0
M Giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Á Tài liệu chưa phân loại 0
B Chi phí học MBA tại các trường Đại học ở Việt Nam khoảng bao nhiêu? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
N Ứng dụng máy vi tính hiện đại hoá công tác kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
L Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính Tài liệu chưa phân loại 0
I Ứng dụng máy vi tính hiện đại hoá phương pháp xác định chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top