Download miễn phí Tiểu luận Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)





Rủi ro là khả năng một sự kiện hay hành động có thể tác động đến hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng. Nó thay mặt cho tính biến đổi hay sự không chắc chắn vượt ra khỏi phạm vi mong muốn. Việc ngăn ngừa và quản lý rủi ro hiệu quả là một mục tiêu quan trọng hợp lý mà chuỗi cung ứng theo đuổi.
Các chuyên gia đã xếp rủi ro trong chuỗi cung ứng thành các nhóm: thiết kế, chất lượng, chi phí, sự sẵn sàng, khả năng sản xuất, cung, tài chính, pháp luật, môi trường, sức khỏe và sự an toàn. Bởi vậy các chuyên gia trong chuỗi cung ứng phải phát triển những cách thức hiệu quả về chi phí để ngăn ngừa rủi ro, và nếu rủi ro lượng hóa được thì cần tìm cách giảm thiểu nó. Những hoạt động thường xuyên như kiểm chứng chất lượng, phát triển nhà cung ứng, chia sẻ thông tin, hoàn thiện dự báo và hợp đồng hiệu quả trên thực tế có thể ngăn ngừa rủi ro phát sinh ngay từ trong trứng nước. Tuy nhiên nếu một công ty chỉ có nguồn lực hạn chế trong việc ngăn ngừa rủi ro, thì họ cần đặt ra những khoảng thời gian dự phòng để giải quyết những tác động do tình trạng không chắc chắn của chuỗi cung ứng gây ra. Trong trường hợp này, các chuyên gia về chuỗi cung ứng thực hiện việc quản lý rủi ro hơn là ngăn ngừa.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạn không thể nhìn thấy.
B. NỘI DUNG
I. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
1. Quản lý chuỗi cung ứng là của ai?
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý về chuỗi cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về SCM bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng. Để xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả, tất cả các thành viên trong tổ chức đều phải thông hiểu và hỗ trợ chứ không chỉ là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động của chuỗi cung ứng.
2. Điều kiện cần
2.1 Sự thông hiểu
Có quá nhiều quan điểm và định nghĩa về thuật ngữ chuỗi cung ứng, điều đó làm cho việc thông hiểu gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: Các nhà quản trị tại một công ty hàng tiêu dùng có trụ sở ở khu vực bờ đông nước Mỹ gần đây kết luận rằng nhóm làm việc mà họ thiết lập để theo đuổi việc cải thiện chuỗi cung ứng đã thất bại. Theo đánh giá độc lập từ bên ngoài, các thành viên trong nhóm làm việc này đã không hoàn toàn hiểu được khái niệm cũng như những mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng. Họ không thể nắm bắt được điều mà công ty họ đang nỗ lực vươn tới trong việc xây dựng quan điểm tích hợp của công ty hay điều mà một chuyển biến từ tổ chức theo chiều dọc (theo chức năng) sang tổ chức theo chiều ngang (chức năng chéo) đem lại. Nhiều thành viên thừa nhận rằng họ gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn nhận những vấn đề nằm ngoài quan điểm giới hạn về chức năng của mình. Khi mà nhóm theo đuổi những nỗ lực cải tiến vượt qua ranh giới phòng ban hay ranh giới về chức năng, họ thường gặp phải sự phản đối từ những nhà quản lý thuộc các phòng ban.
Ví dụ này cho thấy rằng cần hiểu chuỗi cung ứng qua nhiều ranh giới của tổ chức. Các nhà quản lý và thành viên trong nhóm trong các phòng ban khác nhau cần hiểu quan niệm này bởi vì họ thường đóng vai trò kết nối trong việc hỗ trợ các hoạt động hay quy trình chuỗi cung ứng.
Một sự hiểu biết rộng hơn về quản lý chuỗi cung ứng có thể đem lại nhiều lợi ích và kết quả quan trọng. Thứ nhất, điều đó sẽ giúp cho nhà quản lý nhận ra những sáng kiến trong chuỗi cung ứng không chỉ là những dự án đơn lẻ mà là tập hợp những yếu tố cốt lỗi của mục tiêu kinh doanh của công ty. Đây là một điểm quan trọng cho hầu hết các công ty khi truyền đạt cho thành viên của mình. Thứ hai, những sáng kiến trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ cần thiết hơn khi mà mọi thành viên trong tổ chức hiểu được tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng. Cuối cùng, bản chất của tính đa chức năng trong quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hỗ trợ mang tính chức năng trước khi công ty có thể xây dựng chuỗi cung ứng tầm cỡ thế giới.
Những rủi ro do thiếu sự hiểu biết sâu rộng về quản lý chuỗi cung ứng cũng nhiều như những lợi ích tiềm năng. Những lỗ hổng do việc chưa nhận biết được những cơ hội cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng này một phần là do sự thiếu hiểu biết rõ ràng về quản lý chuỗi cung ứng của các nhà quản lý không trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng.
2.2 Loại bỏ sự nhầm lẫn
Để thúc đẩy sự thông hiểu hơn về quản lý chuỗi cung ứng cho các nhà quản lý không trực tiếp nêu trên, tốt nhất nên bắt đầu từ những yếu tố cơ bản. Thứ nhất, phải nắm rõ định nghĩa: Một chuỗi cung ứng là một nhóm gồm ba hay hơn các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hay ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng. Theo đó, quản lý chuỗi cung ứng liên quan chủ động đến quản lý lưu chuyển và phối hợp (nghĩa là dòng chảy) hai chiều của hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nguyên liệu thô đến người sử dụng cuối cùng. Thứ hai, các nhà quản lý không trực tiếp cần nhận ra rằng quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phối hợp trong phạm vi rộng các hoạt động và dòng chảy mà nó mở rộng ra nhiều ranh giới tổ chức hay chức năng. Những hoạt động này bao gồm việc mua hàng và giải phóng hàng, vận tải xuất nhập, nhận hàng, xử lý nguyên liệu, lưu kho và phân phối, kiểm soát và quản lý tồn kho, lên kế hoạch cung cầu, xử lý đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất, vận tải đường biển, gia công hàng và dịch vụ khách hàng.
Các công ty đã thực hiện những hoạt động này nhiều năm nay nhưng điều mà họ vẫn chưa nhìn nhận được đó là những hoạt động tương hỗ với nhau và cần được sắp xếp phối hợp và đồng bộ hóa – đó chính là bản chất của quản lý chuỗi cung ứng. Do đó, các nhà quản lý cần nhìn nhận chuỗi cung ứng như là tập hợp các quy trình có quan hệ với nhau chứ không phải là tập hợp các hoạt động riêng rẽ phi tuyến.
Việc nhìn nhận chuỗi cung ứng như là tập hợp các quy trình có tính hệ thống giúp cung cấp cho mọi dòng chảy công việc tiêu chuẩn hóa và loại bỏ nhu cầu phải tái lập các thủ tục mỗi khi công ty phát triển một sản phẩm, hoàn thành đơn hàng, hay đánh giá một nhà cung ứng. Hơn nữa, có một quy trình hệ thống hóa làm mọi thứ dễ dàng hơn để kết hợp chặt chẽ giữa hiểu biết và hành động, từ đó có những cải tiến cần thiết cho chuỗi cung ứng. Cuối cùng, việc nhìn nhận các hoạt động của chuỗi cung ứng trong bối cảnh chung của các quá trình trên toàn cầu giúp việc ứng dụng đồng nhất các quy trình cho các công ty con trong cùng một hệ thống trên khắp thế giới.
Ví dụ, hình này cho thấy cách mà quản lý chuỗi cung ứng chứa đựng cả phân phối hàng hóa và quản lý cung ứng. Các hoạt động quản lý cung ứng và nguyên liệu tập trung vào phần ngược của ch...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top