Download miễn phí Tiểu luận Nguồn nhân lực logistics Việt Nam





Việt Nam với mức dân số đang ở trong giai đoạn trẻ nên nguồn nhân lực khá dồi dào với giá tương đối rẻ. Đây là một thuận lợi mà các DN hoạt động trong lĩnh vực logistics đang thiếu nguồn nhân lực cần chú trọng khai thác triêt để và phát huy với khả năng có thể. Khi các DN biết tận dụng những thuận lợi đó thì có thể giảm bớt được chi phí nhân công, góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh. Dựa trên nguồn nhân lực dồi dào đó để có những biện pháp và chính sách lựa chọn những người tài và có kỹ năng nghề nghiệp tốt.
Người lao động Việt Nam vốn có bản chất thông minh, nhanh nhẹn, tiếp thu nhanh và có truyền thống chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, đoàn kết và giúp đỡ nhau. Chính vì vậy những lao động trong nghành cũng mang trong mình những bản chất vốn có sẵn, truyền thống đó của đất nước. Ngày nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với xu thế toàn cầu hóa thì người lao động có những bản chất này là rất tốt cho các DN. Biết học hỏi và tiếp thu những cái mới là điều quan trọng để có một nguồn nhân lực vững mạnh về chất cho DN mình.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh sản xuất,kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẻ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
VÀI NÉT VỀ LOGISTICS VIỆT NAM
Nếu như những năm đầu thập niên 90, số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, logistics chỉ đếm được trên đầu ngón tay thì đến nay, như đã nói ở trên, số doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ “béo bở” này đã lên tới hàng ngàn doanh nghiệp. Thời kỳ cao điểm, gần như tuần nào cũng có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hay bổ sung chức năng logistics.
Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hay bổ sung chức năng logistics. Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore (800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM. Việc phát triển nóng của ngành logistics theo chúng tui là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chỉ số hiệu quả hoạt động logistics, Việt Nam đứng thứ 53 trên toàn thế giới và thứ 5 trong khu vực ASEAN. Trong một hội thảo về logistics hồi tháng 9 năm nay, các chuyên gia cho biết chi phí logistics của Việt Nam chiếm đến 25% GDP, chứng tỏ dịch vụ này chưa phát triển trong khi chi phí này ở Mỹ chiếm 9,5% GDP, Nhật là 11%, Hàn Quốc 16%, Trung Quốc 21,6%.
Theo nghiên cứu và đánh giá của viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp kho vận (logistics) tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics. Nguyên nhân và cũng là bài toán nan giải chính là nguồn nhân lực.
NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM THIẾU CẢ VỀ “CHẤT” VÀ “LƯỢNG”
Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Theo thông tin chúng tui có được từ các công ty săn đầu người như KPMG về việc tuyển chọn nhân viên kinh doanh (sales), các doanh nghiệp tư nhân tại TP.HCM đăng báo tìm người… trong 3, 4 tháng vẫn không tìm ra người theo yêu cầu.
Nhân lực cho hoạt động logistics hiện đang thiếu trầm trọng.Theo VIFFAS (Hiệp hội giao nhận kho vận VN), hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hay chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội. Số lượng nhân viên chính thức của doanh nghiệp thường không nhiều. Ví dụ như Công ty TNHH mạng lưới vận tải Quốc tế Trân Châu hay Công ty cổ phần tiếp vận Quốc tế Safway-Safway logistics tham gia trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thương mại, kho bãi và nhà xưỡng, vận tải container, vận tải logistics, vận chuyển hàng không, vận tải đường biển nhưng cũng chỉ có 30 nhân viên, Công ty TNHH vận chuyển Quốc tế Marilink chỉ có 10 nhân viên. Các nguồn nhân lực nói trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh Tế và đại học Ngoại Thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp thì phần đông trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa có một trường chuyên ngành về logistics, sinh viên chỉ được học 15-20 tiết trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương và nội dung chủ yếu nghiêng về vận tải biển và giao nhận đường biển.
Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay, trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành. Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại, chưa theo kịp sự thay đổi của thời đại. Đôi lúc gây cản trở sự phát triển của nghành. Sẽ dần được thay thế bởi một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, năng động hơn, có trình độ đại học được đào tạo đúng chuyên nghành và nhiều tham vọng. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề.
Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: chủ yếu là lao động phổ thông nên trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu kém này một mặt là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn, mặt khác là do doanh nghiệp chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top