Download miễn phí Đề tài Tổng quan về công nghệ LCD :các thuộc tính và những bộ mạch cơ bản


LỜI NÓI ĐẦU.
Màn hình là thiết bị ngoại vi không thể thiếu đối với rất nhiều nguồn phát tín
hiệu, từ các vật dụng nhỏ bé như đồng hồ, điện thoại, máy tính cầm tay cho đến
những thứ lớn hơn như TV, máy tính cá nhân, bảng báo hiệu, giải trí điện tử . Hòa
vào “luồng gió số hóa”, công nghệ màn hình đang tạo nên cơn cuồng phong mới để
lột bỏ lớp áo “tương tự” đã mặc suốt hơn 100 năm qua. Ra đời cách nay hơn 100 năm,
công nghệ CRT (đèn tia âm cực) đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho ngành truyền thông.
Không đơn thuần trao đổi cho nhau những hàng chữ tĩnh lặng hay giọng nói, con
người đã có thể truyền hình ảnh cho nhau ở những khoảng cách vượt xa khỏi trí tưởng
tượng. Máy tính ra đời, màn hình CRT cũng đã mang lại những dòng chữ, hình ảnh
trực quan thay thế cho lối giao tiếp thô sơ qua giấy đục lỗ trước đó. Ưu điểm là vậy
song CRT vẫn mang nhiều khuyết điểm cố hữu như tiêu thụ nhiều điện năng; điều
khiển tia điện tử rất khó chính xác; độ hội tụ và màu sắc thay đổi không đồng đều
theo thời gian; mạch điện cao áp và từ trường mạnh tạo ra vùng sóng điện từ có hại;
kích thước cồng kềnh (màn hình CRT 20' chiếm không gian lớn hơn cả thùng
CPU).LCD đã ra đời theo đà phát triển của công nghệ số.
Tinh thể lỏng (liquid crystal) mang đặc tính kết hợp giữa chất rắn và chất lỏng
được Friedrich Reinitzer, nhà thảo mộc học người Áo, phát hiện vào năm 1898. Trong
tinh thể lỏng, trật tự sắp xếp của các phân tử giữ vai trò quyết định mức độ ánh sáng
xuyên qua. Dựa trên trật tự sắp xếp phân tử và tính đối xứng trong cấu trúc, tinh thể
lỏng được phân thành 3 loại: nematic, cholesteric (chiral nematic) và smectic; nhưng
chỉ tinh thể nematic được sử dụng trong màn hình LCD (Liquid Crystal Display).
Ngành công nghiệp sản xuất LCD chỉ thật sự bắt đầu phát triển vào năm 1960, khi
giới khoa học phát hiện ra phương pháp điều khiển hướng phân bố phân tử tinh thể
lỏng bằng điện trường. Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCD được phân chia thành dòng
sản phẩm DSTN (Dual Scan Twisted Nematic) và TFT (Thin Film Transistor) lần
lượt hướng đến môi trường ứng dụng phổ thông và cao cấp.
Trong bài viết này,chúng em sẽ tìm hiểu “Tổng quan về công nghệ LCD :các
thuộc tính và những bộ mạch cơ bản” Trong quá trình học môn Cấu kiện điện tử
và lựa chọn đề tài bài tập lớn ,bài viết không tránh khỏi những thiếu sót,chúng em xin
gửi lời Thank Thạc sĩ Đinh Thị Nhung,giảng viên khoa ĐTVT đã đọc và tư vấn để
bài viết này được hoàn chỉnh.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

or Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
8
2.6. Góc nhìn
Màn hình CRT có thể nhìn ở hầu như mọi góc nhưng đó là vấn đề với màn hình
LCD. Góc nhìn thực sự đáng quan tâm nếu bạn muốn cho phép nhiều người cùng xem
1 man hình. Khi bạn sử dụng màn hình LCD, hình ảnh bạn thấy thay đổi theo góc và
khoảng cách đến màn hình. Ở tại góc nào đó, bạn có thể nhận ra hnhf ảnh trên màn
hình mờ đi thậm chí biến mất hay thay đổi màu sắc. Nguyên nhân của hiện tượng
này là màn hình LCD tạo nên hình ảnh bởi 1 tấm phim mà khi có dòng điên chạy qua
mỗi điểm ảnh, nó sẽ phát ra màu sắc. vấn đề với tấm phim của mh là màu sắc của tấm
phim chỉ có thể được hiển thị chính xác nếu nhìn thẳng vào.
Màn hình thường được đánh giá bởi góc nhìn lớn nhất có thể trước khi hình ảnh
bắt đầu mờ đi hay đổi màu theo cả phương ngang va phương dọc. góc nhìn 180 độ
tức là hnhf ảnh trên màn hình có thể trông thấy rõ ràng từ bất cứ góc độ nào trước
màn hình. Đa số mh hiện nay đều có góc nhìn tối thiểu theo phương ngang là 10 độ và
theo phương dọc là 120 độ. Góc nhìn càng rộng càng thuận lợi cho bạn làm việc
2.7. Kết nối số và kết nối tương tự:
Hai kiểu giao tiếp thông dụng hiện nay giữa màn hình máy tính và máy tính
(thông qua bo mạch đồ hoạ) là: D-Sub và DVI:
· D-Sub là kiểu truyền theo tín hiệu tương tự ( cổng giao tiếp D-SUB có 15 chân
xắp xếp thành 3 hàng ), tất cả các màn hình CRT và rất nhiều mh sử dụng giao
tiếp này.
· DVI là kiểu truyền theo tín hiệu số( cổng giao tiếp gồm 24 chân), đa phần màn
hình LCD hiện nay sử dụng chuẩn này, phần còn lại vẫn sử dụng theo D-Sub.
Kiểu giao tiếp này có ưu điểm hơn so với kiểu D-Sub là có thể cho chất lượng
ảnh tốt hơn. Tuy nhiên để sử dụng kiểu DVI đòi hỏi bo mạch đồ hoạ phải hỗ trợ
chuẩn này (đa số các bo mạch đồ hoạ rời đều có cổng DVI, tuy nhiên bo mạch
đồ hoạ tích hợp sẵn trên bo mạch chủ phần nhiều là không hỗ trợ chuẩn này).
Giao tiếp DVI Giao tiếp D-SUB
Ngoài ra trên một số mh cao cấp hay tivi LCD, để truyền tải phim ảnh hay
game có độ nét cao (chuẩn HD , độ phân giải của hình ảnh là 1920*1080) thường sủ
dụng giao tiếp HDMI. Trên thực tế, HDMI là DVI cộng thêm những chức năng sau
đây:
- Âm thanh (tối đa 8 kênh âm thanh không nén).
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
9
- Đầu cắm nhỏ hơn.
- Hỗ trợ dải màu YUV.
- CEC (Consumer Electronics Control).
- CEA-861B InfoFrame.
- Vậy nên ưu điểm lớn nhất của HDMI là tích hợp tín hiệu âm thanh và cho hình
ảnh rõ nét hơn
2.8. Tuổi thọ màn hình
Tuổi thọ màn hình là thời gian sủ dụng cảu màn hình để đèn nền mất đi 50% độ
sáng như lúc ban đầu. Thông thường mh có tuổi thọ cao hơn màn hình CRT. Trung
bình tuổi thọ của 1 màn hình LCD là 50000 giờ so sánh với từ 15000 đến 20000 giờ
của màn hình CRT. Do đó sử dụng màn hình LCD là kinh tế hơn nếu xét về lâu dài.
2.9. Điểm chết trong màn hình LCD
Do công nghệ chế tạo các loại màn hình cũng như các sản phẩm khác thì đều có
các lỗi sai hỏng, tuy nhiên điểm chết trong màn hình LCD thì lại là các lỗi có thể
được chấp nhận ở một số lượng nhất định nhằm tránh loại bỏ các sản phẩm mà chi phí
sản xuất của nó còn cao. Số lượng điểm chết thì là một tiêu chí rất quan trọng trong
đánh giá một màn hình LCD, bởi vì một màn hình xuất hiện các điểm chết thì không
thể sửa chữa được, và nó tồn tại suốt đời của chiếc màn hình đó
Ở màn hình loại CRT thì không có khái niệm về điểm chết bởi nguyên lý hiển
thị của chúng không phụ thuộc vào các điểm ảnh cố định như ở màn hình LCD.
Điểm chết có thể là điểm chết đen hay điểm chết trắng, loại
điểm chết này rất quan trọng trong chế độ bảo hành của các loại màn
hình máy tính, chẳng hạn như với một số hãng sản xuất cho phép 3
điểm chết trắng và 5 điểm chết đen, nhưng một số hãng đã kiểm tra
và loại bỏ các điểm chết trước khi bán sản phẩm (hay cho phép đổi
lại các sản phẩm trước đó)[1]. Trong thời gian trước đây thì tỷ lệ xuất
hiện điểm chết của màn hình LCD chiếm khoảng 30% tổng sản
phẩm xuất xưởng nên các hãng sản xuất có các thái độ riêng về vấn
đề này.
· Điểm chết đen được coi là một điểm ảnh chỉ xuất hiện màu đen trong mọi
trường hợp hiển thị, tức là nó như một chấm bẩn nhỏ trên màn hình LCD bình
thường mà ta có thể thỉnh thoảng nhìn thấy - nhưng nó hoàn toàn màu đen. Các
điểm chết đen chúng ít lộ và dễ lẫn vào hình ảnh bởi đa phần các hình ảnh được
hiển thị trên một nền có màu sắc nào đó không phải hoàn toàn là màu trắng.
· Điểm chết trắng là các điểm mà lúc nào cũng phát ra một màu trắng, chúng rất
dễ lộ nên thường gây ra sự khó chịu từ người sử dụng. tui nhận thấy rằng nếu
Một điểm chết
đen
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
10
như chỉ soạn thảo văn bản hay duyệt web thì có lẽ các điểm chết trắng có lẽ
không quan trọng, nhưng nếu xem một bức ảnh tối màu thì điều đó thật tệ.
Để kiểm tra các điểm chết trên các màn hình LCD, tốt nhất dùng các phần mềm
chuyên dụng (rất dễ tìm các phần mềm kiểu này bởi chúng thường miễn phí do sự đơn
giản của nó có thể chỉ là hiển thị các màu sắc khác nhau thay đổi theo thời gian), hay
nếu không có các phần mềm, người sử dụng có thể tạo các ảnh toàn một màu đen,
toàn một màu trắng, toàn một màu khác và xem nó ở chế độ chiếm đầy màn hình (full
screen) để kiểm tra và đếm các điểm chết.
3. PHÂN LOẠI.
Có 2 kiểu hiện thị màu sắc cơ bản của LCD là :ma trận thụ động và ma trận
chủ động.
Trên bảng điều khiển màu sắc của LCD,mỗi điểm ảnh được tạo bởi 3 ô tinh thể
lỏng.Những điểm ảnh không chắc sẽ tạo ra những màu sắc ta nhìn thấy.Tia sáng trắng
chuyển qua mỗi điểm ảnh,được lọc để lấy màu sắc chỉ định.Mặt trước của màn hình
được phủ lớp chất lọc màu ,trước mỗi ô màu đỏ -lục-xanh (dot). Tia sáng chiếu tới ô
lọc tạo ra màu sắc hiển thị trên LCD.
Mỗi ô hay điểm ảnh phụ (subpixel -1 pixel bao gồm 3 điểm phụ hợp lại) ,có
thể được định vị một cách riêng rẽ với một điện áp điều khiển.Chẳng hạn, như 1
pannel chuẩn SXGA ( 1280 x 1024 ) có khoảng 4 triệu điểm phụ ( sub pixel) :1280
x1024 x3 .Nếu có 7 điểm chết thì tỉ lệ điểm chết là cực nhỏ : 0.00018 % trên tổng số 4
triệu sub pixel
(1280 Horizontal Pixels) x (1024 Vertical Pixels) x (3 sub-pixels per pixel) =
3,932,160 sub-pixels
[(7 non-performing pixels) / (3,932,160 sub-pixels)] x 100% = 0.00018 %
LCD Monitor Nhóm SV lớp KSTN-DTVT-K52
11
LCD được chia thành 2 dòng sản phẩm chính:
3.1. LCD MA TRẬN THỤ ĐỘNG (DSTN)
Những màn hình LCD dùng ma trận thụ động - Passive (DSTN , CSTN ... )
dùng trong máy tính xách tay có chất lượng hình ảnh không sắc nét và không có góc
nhìn rộng như những màn hình Active . Thành phần của chúng có nhiều lớp .
Đầu tiên là tấm kính phủ lớp Oxide kim loại. Vật chất có độ trong suốt cao để
không gây cản trở tính trung thực của hình ảnh. Hoạt động này là những lưới gồm hàn
và cột điện cực cho dòng điện đi qua cần t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top