Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình





Nhìn chung sự phát triển của các làng nghề mới chỉ ở mức nhằm tạo công ăn việc làm cho chính gia đình, làng mình, chỉ có làng dệt Thái Phương (Hưng Hà;) là có thuê thêm lao động ngoài (hàng năm thuê thêm khoảng 1500 - 2000 lao động).
Một số làng nghề có khả năng tạo công ăn việc làm lớn như làng chiếu cói (Tân lễ - hưng Hà;) có 96% lao động của làng làm nghề Dệt đũi (Nam Cao - Kiến Xương) 88% lao động làng làm nghề, thêu (Minh Lãng - Vũ Thư) có 82% lao động của làng.
- Trình độ lao động trong các làng nghề.
Có thể nói các làng nghề đã có những đóp góp tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân mà trực tiếp là những lao động nghề. Đối với lực lượng lao động trực tiếp làm nghề có khoảng 65% tốt nghiệp phổ thông cơ sở 30% tốt nghiệp THPT như vậy rõ ràng số người tốt nghiệp THPT ở làng nghề đã cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật do hầu hết các nghề là đơn giản nên lao động chủ yếu không được đào tạo hay chỉ được học tập qua những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Các làng nghề truyền thống chủ yếu đào tạo bằng hình thức truyền nghề.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

luôn chiếm vị trí hàng đầu
Điều kiện văn hoá xã hội.
Thái Bình là một tỉnh đông dân theo thống kê 1999 Thái Bình có khoảng 1.787,903 người mật độ 1.163 người/km2 trong đó lao động nông nghiệp chiếm 83%, dân số sống ở nông thôn chiếm 94%. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp chỉ khoảng 0,06ha/người. Tình trạng thất nghiệp khá trầm trọng nhất là vào thời gian nông nhàn, từng đoàn người kéo ra các thành phố lớn để tìm việc kéo theo sự di cư tự do đó là hàng loạt những vấn đề mà các thành phố lớn phải giải quyết.
Bảng 6: Tỷ lệ thất nghiệp
1994
1995
1996
Tỷ lệ thất nghiệp chung (%)
3,1
2,78
2,29
Nông thôn (%)
2,74
2,42
1,91
Thành thị (%)
9,49
8,64
8,69
Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian vào sản xuất trong năm ở nông thôn chỉ khoảng 70% như vậy vẫn còn 30% thời gian lao động bị bỏ lãng phí.
Theo số liệu điều tra suy rộng 1998 và 1999 trình độ học vấn của những người lao động trong độ tuổi ở Thái Bình là:
Mù chữ: 0,27%
Cấp I: 23,89%
Cấp II: 55,32%
Cấp III: 20,52%
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Không bằng cấp chiếm: 79,83%
Sơ cấp chiếm: 3,30%
Công nhân kỹ thuật: 9,01%
Trung cấp: 4,73%
Cao Đẳng và Đại học: 3,02%
Trên đại học: 0,11%
Với những số liệu trên cho thấy lực lượng lao động Thái Bình tuy đông đảo về số lượng song chất lượng còn hạn chế. Mặc dù trong những năm gần đây công tác đầu tư cho giáo dục đã đặc biệt được quan tâm nhưng tỷ lệ người học hết trung học phổ thông vẫn còn ít, đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu trầm trọng đây sẽ là một khó khăn cơ bản trên con đường CNH HĐH.
Trong quá trình phát triển tất yếu phải đi lên một xã hội công nghiệp để đi từ nông nghiệp lên công nghiệp đối với nước ta có những bước dịch chuyển dần lao động từ nông nghiệp - công nghiệp mà một trong những bước trung gian quan trọng đó là phát triển công nghiệp nông thôn.
II. Thực trạng về phát triển các làng nghề:
Lược sử quá trình hình thành và phát triển.
Cho tới ngày nay các làng nghề ở Thái Bình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển một số làng nghề đã có hàng trăm năm tồn tại như chạm bạc Đông Xâm (trên 300 năm) dệt Nam Cao, mây tre đan Thượng Hiền....
Làng nghề trạm bạc Đồng Xâm hiện thờ vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu, ông vốn làm nghề vàng bạc ở Cao Bằng, khoảng năm 1689 ông tới xứ Đông Xâm và lập ra 12 phường để truyền nghề. Buổi đầu là nghề hàn đồng, gõ thùng châụ, chữa khoá...về sau mới làm kim hoàn chuyên sâu về chạm bạc. Đây là một làng nghề tiêu biểu cho nhóm nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ của Thái Bình mà là cả nước. Bởi những giá trị độc đáo của sản phẩm,của những quy định chặt chẽ về truyền nghề, giữ bí mật nghề. Đến nay mỹ thuật của nghề chạm bạc không còn là độc quyền của thợ Đồng Xuân nữa nhưng một số thủ pháp nghệ thuật tinh xảo vẫn được giữ bí truyền.
Trải qua hàng tăm năm tồn tại các làng nghề Thái bình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, suy thoái có giai đoạn nghènh nghề thịnh vượng nhưng cũng có giai đoạn người thợ phải bỏ nghề thậm chí bỏ làng ra đi tìm con đường sống
Giai đoạn 1986 - 1987 các làng nghề cả nước nói chung và ở Thái Bình nói riêng đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt hàng triệu đô la, thị trường lúc này chủ yếu là các nước Đông Âu, Liên Bang Nga nơi có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công mỹ nghệ. Các làng nghề được mở rộng trong toàn tỉnh, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh ra đời, lao động chuyên và không chuyên nghề tăng lên nhanh chóng.
Giai đoạn 1990-1992 thị trường Đông Âu và Nga giảm mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ta đứng trước thách thức lớn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm nghiêm trọng tình trạng hàng sản xuất ra không tiêu thụ được xảy ra phổ biến nhiều làng nghề bị xa sút có nơi rơi vào bế tắc.
Từ 1993 lại đây đã bắt đầu hồi phục và khởi sắc do chuyển hướng được thị trường sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Số làng nghề tăng lên từ 40 làng (1994) lên 59 làng năm 1995 và 82 làng năm 1996.
Đặc biệt sự phát triển của ngành nghề nông thôn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7
Trước 1989
1989 - 1992
1993 - 1996
- Số hộ chuyên nghề
15.000
25.000
66.767
- Cơ sở chuyên nghề
150
237
404
Nguồn:Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái bình
Số lao động làm nghề tăng lên nhanh chóng từ 4,7 vạn năm 1991 tăng 11,3 vạn năm 1996. Các nghề truyền thống lan rộng trong toàn tỉnh như nghề thêu trước đây chỉ có ở Vũ Thư nay đã có ở trên 50 xã trong tất cả các huyện thị nghề ươm tơ ở Vũ Thư, Hưng Hà nay phát triển sang Thái Thuỵ, Thị xã. số xã trắng nghề giảm số hộ kiêm nghề có xu hướng tăng nhanh. Huyện Hưng Hà số hộ kiêm nghề chiếm 40%, các huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương chiếm 30 - 35%.
- Các hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề hiện nay:
Sau khi các xí nghiệp quốc doanh, các HTX làm ăn thô lỗ bị giải thể cùng với cơ chế quản lý kinh tế mới phần lớn các hộ gia đình trở thành hình thức sản xuất chủ yếu trong các làng nghề. Một số tư nhân cá thể có trình độ quản lý có vốn...đã đứng lên thành lập các Công ty tư nhân, tiến hành sản xuất hay dịch vụ cung ứng vật tư bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình làm nghề thủ công.
Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hình thành ngày một nhiều trong các làng nghề. Đây là một hướng đi đúng nhưng mang tính tự phát rõ rệt. Theo chúng tui những Công ty TNHH hay những hộ lớn đã và đang tồn tại qua thử thách của thương trường là những nhân tố mới rất đáng khích lệ. Nhà nước nên giúp đỡ, hỗ trợ cho họ và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm. Để thuận tiện cho việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin...cũng cần có chính sách khuyến khích thành lập các HTX kiểu mới ở các làng nghề.
Thực trạng của các làng nghề.
Số lượng
Hiện nay, Thái Bình có 82 làng nghề theo tiêu chuẩn quy định. Trong đó huyện Kiến Xương có15, Đông Hưng 8, Vũ Thư 11, Quỳnh Phụ 10, Thái Thuỵ 7, Hưng Hà 16, Tiền Hải 14, Thị Xã 1.
Nếu chia theo nhóm nghề ta có như sau:
Nghề dệt may ươm tơ 11 làng.
Cơ khí 5
Chế biến lương thực phẩm 10
Dệt chiếu cói 10
Chạm bạc 5
Mây tre đan 13
Nghề sản suất đồ gỗ 2
Ngề khác 26
Một số nghề trong thời gian gần đây phát triển mạnh như: thêu, dệt, ươm tơ.
Bảng8: Số hộ, cơ sở chuyên ngành nghề chia theo nhóm ngành toàn tỉnh.
Tổng số
Chế biến N-L-TB
CN, TTCN, XD
Dịch vụ
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
1. Số hộ chuyên ngành nghề (hộ)
66767
39644
59,38
20313
30,42
6810
10,2
2. Cơ sở chuyên
404
35
8,66
166
41,09
203
50,25
Nguồn:Sở NN& PTNT tỉnh Thái Bình
Theo các số liệu thống kê ở Thái Bình hộ chuyên ngành nghề chiếm khoảng 10% hộ kiêm trong những năm qua có bước phát triển khá đạt 28%, vẫn còn tới 62% số hộ thuần nông. Phần lớn số hộ cùng kiệt đều nằm trong số hộ thuần nông này.
Lao động:
Bảng9: số hộ chuyên và lao động trong các làng nghề ở Thái Bình
Số làng
Hộ dân cư (bộ)
Lao động (lđ)
Tổng
Hộ có nghề
%
Tổng
Lđ nghề
%
1. Thị xã
1
382
280
73
650
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top