hoavokhuyet7777

New Member

Download miễn phí Đồ án Thiết kế mạch Mạch game đố vui sử dụng Ledmatrix





MỤC LỤC
Mở đầu Trang
Chương 1 Giới thiệu hoạt động của mạch 1
Chương 2 Giới thiệu một số linh kiện chính của mạch 1
Chương 3 Giới thiệu vi điều khiển 89C51
3.1 Tổng quát 3
3.2 Sơ đồ chân và chức năng của IC89C51 5
3.2.1 Port 0 6
3.2.2 Port 1 6
3.2.3 Port 2 6
3.2.4 Port 3 6
3.2.5 Chân PSEN\ 7
3.2.6 Chân ALE 7
3.2.7 Chân EA\ 8
3.2.8 Chân XTAL1, XTAL2 8
3.2.9 Chân RST 8
3.2.10 Chân VCC, GND 9
3.3 Tổ chức chip 8051 9
3.3.1 Bộ nhớ chương trình (ROM) 12
3.3.2 Bộ nhớ dữ liệu (RAM) 12
3.3.4 Một số thanh ghi chức năng đặc biệt
3.3.4.1 Thanh ghi A 13
3.3.4.2 Thanh ghi B 13
3.3.4.3 Thanh ghi định thời 14
3.4 Sơ lược về hoạt động của bộ định thời 15
3.4.1 Thanh ghi chế độ định thời (TMOD) 16
3.4.2 Thanh ghi điều khiển định thời (TCON) 17
3.4.3 Chế độ định thời 13bit (chế độ 0) 18
3.4.4 Chế độ định thời 16bit (chế độ 1) 19
3.4.5 Chế độ định thời 8bit tự nạp lại (chế độ 2) 19
3.4.6 Chế độ chia sẻ (chế độ 3) 20
3.4.7 Nguồn xung clock cho bộ định thời
3.4.7.1 Trường hợp định thời gian 21
3.4.7.2 Trường hợp đếm sự kiện 21
Chương 4 Sơ đồ khối của mạch 22
Chương 5 Sơ đồ nguyên lý 23
Chương 6 Lưu đồ giải thuật
6.1 Lưu đồ giải thuật chương trình chính 27
6.2 Lưu đồ giải thuật chương trình trả lời 28
6.3 Lưu đồ giải thuật chương trình trắc nghiệm 29
Chương 7 Phần lệnh 30
Kết luận 39
Danh mục tài liệu tham khảo 40
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH
Mạch game đố vui sử dụng ledmatrix thể hiện 2 khả năng cơ bản nhất của các bảng điểm điện tử trong các chương trình gameshow đó là thể hiện đội nào giành được quyền trả lời và thể hiện phương án trả lời của các đội. Đây cũng là 2 chế độ hoạt động của mạch.
Chế độ 1: đối với các dạng câu hỏi buộc các đội phải nhấn nút để giành quyền trả lời. Đội nào nhấn trước thì sẽ được ưu tiên đồng thời màn hình led của đội đó sẽ sang lên, các đội nhấn nút sau sẽ không có tác dụng đồng nghĩa với việc kô giành được quyền trả lời.
Chế độ 2: đối với các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Ở mỗi đội sẽ có 4 nút nhấn thể hiện 4 phương án trả lời A,B,C,D; các đội sẽ nhấn nút tương ứng để chọn đáp án của mình.
Lưu ý: việc chọn chế độ hoạt động của mạch (giành quyền trả lời hay trắc nghiệm) sẽ được thực hiện bởi người dẫn chương trình (MC), nhờ 2 nút nhấn để chọn chế độ được đặt tại bàn của MC.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN CHÍNH CỦA MẠCH
IC phân kênh 74154: được sử dụng để quét ledmatrix. Sau đây là sơ đồ chân và True Table của IC 74154
Ledmatix: được dùng để thể hiện phương án trả lời của các đội. Sau đây là sơ đồ chân của ledmatrix
Lưu ý: đây là loại led 2 màu xanh, đỏ nhưng do chỉ sử dụng các led màu đỏ nên có môt số chân không được sử dụng.
Vi điều khiển 89C51: Dùng để lậptrình điều khiển cho mạch.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN 89C51:
3.1) TỔNG QUÁT:
MCS-51 là họ vi điều khiển của hãng Intel. Vi mạch tổng quát của họ MCS-51 là chip 8051. Chip 8051 có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Bộ nhớ chương trình bên trong: 4 KB (ROM)
- Bộ nhớ dữ liệu bên trong: 128 byte (RAM)
- Bộ nhớ chương trình bên ngoài: 64 KB (ROM)
- Bộ nhớ dữ liệu bên ngoài: 64 KB (RAM)
- 4 port xuất nhập (I/O port) 8 bit
- 2 bộ định thời 16 bit
- Mạch giao tiếp nối tiếp
- Bộ xử lý bit (thao tác trên các bit riêng lẻ)
- 210 vị trí nhớ được định địa chỉ, mỗi vị trí 1 bit
- Nhân / Chia trong 4 us
Ngoài ra, trong họ MCS-51 còn có một số chip vi điều khiền khác có cấu trúc tương đương như:
Chip ROM trong RAM trong Bộ định thời
8031 0 KB 128 byte 2
8032 0 KB 256 byte 3
8051 4 KB PROM 128 byte 2
8052 8 KB PROM 256 byte 3
8751 4 KB UV-EPROM 128 byte 2
8752 8 KB UV-EPROM 256 byte 3
8951 4 KB FLASH ROM 128 byte
8952 8 KB FLASH ROM 256 byte 3
- CPU (Central Processing Unit): Đơn vị xử lý trung tâm _ tính toán và điều khiển quá trình hoạt động của hệ thống.
- OSC (Oscillator): Mạch dao động _ tạo tín hiệu xung clock cung cấp cho các khối trong chip hoạt động.
- Interrupt control: Điều khiển ngắt _ nhận tín hiệu ngắt từ bên ngoài (INT0\, INT1\), từ bộ định thời (TIMER0, TIMER1) và từ cổng nối tiếp (SERIAL PORT), lần lượt đưa các tín hiệu ngắt này đến CPU để xử lý.
- Other registers: Các thanh ghi khác _ lưu trữ dữ liệu của các port xuất/nhập, trạng thái làm việc của các khối trong chip trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống.
- RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ dữ liệu trong chip _ lưu trữ các dữ liệu.
- ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chương trình trong chip _ lưu trữ chương trình hoạt động của chip.
- I/O ports (In/Out ports): Các port xuất/nhập _ điều khiển việc xuất nhập dữ liệu dưới dạng song song giữa trong và ngoài chip thông qua các port P0, P1, P2, P3.
- Serial port: Port nối tiếp _ điều khiển việc xuất nhập dữ liệu dưới dạng nối tiếp giữa trong và ngoài chip thông qua các chân TxD, RxD.
- Timer 0, Timer 1: Bộ định thời 0, 1 _ dùng để định thời gian hay đếm sự kiện (đếm xung) thông qua các chân T0, T1.
- Bus control: Điều khiển bus _ điều khiển hoạt động của hệ thống bus và việc di chuyển thông tin trên hệ thống bus.
- Bus system: Hệ thống bus _ liên kết các khối trong chip lại với nhau.
SƠ ĐỒ CHÂN VÀ CHỨC NĂNG CỦA IC 89C51:
3.2.1. Port 0:
- Port 0 (P0.0 – P0.7) có số chân từ 32 – 39.
- Port 0 có hai chức năng:
• Port xuất nhập dữ liệu (P0.0 - P0.7) _ không sử dụng bộ nhớ ngoài.
• Bus địa chỉ byte thấp và bus dữ liệu đa hợp (AD0 – AD7) _ có sử dụng bộ nhớ ngoài.
Lưu ý: Khi Port 0 đóng vai trò là port xuất nhập dữ liệu thì phải sử dụng các điện trở kéo lên bên ngoài.
- Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 0 đóng vai trò là ngõ vào của dữ liệu (D0 – D7).
3.2.2. Port 1:
- Port 1 (P1.0 – P1.7) có số chân từ 1 – 8.
- Port 1 có một chức năng:
• Port xuất nhập dữ liệu (P1.0 – P1.7) _ sử dụng hay không sử dụng bộ nhớ ngoài.
- Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 1 đóng vai trò là ngõ vào của địa chỉ byte thấp (A0 – A7).
3.2.3. Port 2:
- Port 2 (P2.0 – P2.7) có số chân từ 21 – 28.
- Port 2 có hai chức năng:
• Port xuất nhập dữ liệu (P2.0 – P2.7) _ không sử dụng bộ nhớ ngoài.
• Bus địa chỉ byte cao (A8 – A15) _ có sử dụng bộ nhớ ngoài.
- Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 2 đóng vai trò là ngõ vào của địa chỉ byte cao (A8 – A11) và các tín hiệu điều khiển.
3.2.4. Port 3:
- Port 3 (P3.0 – P3.7) có số chân từ 10 – 17.
- Port 0 có hai chức năng:
• Port xuất nhập dữ liệu (P3.0 – P3.7) _ không sử dụng bộ nhớ ngoài hay các chức năng đặc biệt.
• Các tín hiệu điều khiển _ có sử dụng bộ nhớ ngoài hay các chức năng đặc biệt.
- Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 3 đóng vai trò là ngõ vào của các tín hiệu điều khiển.
- Chức năng của các chân Port 3:
3.2.5. Chân PSEN\:
- PSEN (Program Store Enable): cho phép bộ nhớ chương trình, chân số 29.
- Chức năng:
• Là tín hiệu cho phép truy xuất (đọc) bộ nhớ chương trình (ROM) ngoài.
• Là tín hiệu xuất, tích cực mức thấp.
PSEN\ = 0 _ trong thời gian CPU tìm-nạp lệnh từ ROM ngoài.
PSEN\ = 1 _ CPU sử dụng ROM trong (không sử dụng ROM ngoài).
- Khi sử dụng bộ nhớ chương trình bên ngoài, chân PSEN\ thường được nối với chân OE\ của ROM ngoài để cho phép CPU đọc mã lệnh từ ROM ngoài.
3.2.6. Chân ALE:
- ALE (Address Latch Enable): cho phép chốt địa chỉ, chân số 30.
- Chức năng:
• Là tín hiệu cho phép chốt địa chỉ để thực hiện việc giải đa hợp cho bus địa chỉ byte thấp và bus dữ liệu đa hợp (AD0 – AD7).
• Là tín hiệu xuất, tích cực mức cao.
ALE = 0 _ trong thời gian bus AD0 – AD7 đóng vai trò là bus D0 – D7.
ALE = 1 _ trong thời gian bus AD0 – AD7 đóng vai trò là bus A0 – A7.
- Khi lập trình cho ROM trong chip thì chân ALE đóng vai trò là ngõ vào của xung lập trình (PGM\).
Lưu ý:fALE = → có thể dùng làm xung clock cho các mạch khác.
- Khi lệnh lấy dữ liệu từ RAM ngoài (MOVX) được thực hiện thì 1 xung ALE bị bỏ qua.
3.2.7. Chân EA\:
- EA (External Access): truy xuất ngoài, chân số 31.
- Chức năng:
• Là tín hiệu cho phép truy xuất (sử dụng) bộ nhớ chương trình (ROM) ngoài.
• Là tín hiệu nhập, tích cực mức thấp.
EA\ = 0 → Chip 8051 sử dụng chương trình của ROM ngoài.
EA\ = 1 →Chip 8051 sử dụng chương trình của ROM trong.
- Khi lập trình cho ROM trong chip thì chân EA đóng vai trò là ngõ vào của điện áp lập trình (Vpp = 12V/89xx, 21V/80xx,87xx).
Lưu ý: Chân EA\ luôn luôn phải được nối lên Vcc (sử dụng chương trình của ROM trong) hay xuống Vss (sử dụng chương trình của ROM ngoài).
3.2.8. Chân XTAL1, XTAL2:
- XTAL (Crystal): tinh thể thạch anh, chân số 18-19.
- Chức năng:
• Dùng để nối với thạch anh hay mạch dao ...
 
Top