beheo_hy4ever

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


LỜI NÓI ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦU TRỤC PHỤC VỤ
TRONG NHÀ MÁY CƠ KHÍ.3
1.1. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ CẦU TRỤC PHỤC VỤ TRONG CÁC NHÀ
MÁY CƠ KHÍ.3
1.1.1. Sự cần thiết của cầu trục trong các nhà máy cơ khí .3
1.1.2. Phân loại cầu trục.4
1.1.3. Các phương pháp nghiên cứu đánh giá thiết bị điện của cầu trục.9
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỌ CẦU TRỤC TRONG CÁC NHÀ MÁY CƠ KHÍ. .12
1.2.1. Đặc điểm chung.12
1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ truyền động sử dụng trong cầu trục .13
1.3. CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CẦU TRỤC TRONG NHÀ MÁY CƠ KHÍ.15
1.3.1. Đặt vấn đề.15
1.3.2. Đánh giá về mạch và thiết bị điều khiển.16
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CẦU TRỤC ABUS. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẢI TIẾN HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.20
2.1. TRANG BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ CHO CẦU TRỤC ABUS PHỤC VỤ TRONG NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG.20
2.1.1. Các bộ phận chính của cầu trục ABUS.20
2.1.2. Chức năng các phần tử và nguyên lý làm việc của cầu trục.23
2.1.3. Đánh giá cầu trục ABUS.30
2.2. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NGUỒN CHO CÁC PHỤ TẢI CẦU TRỤC ABUS.32
2.2.1. Cấp nguồn cho các phụ tải cầu trục ABUS với động cơ truyền động rôto dây quấn.32
2.2.2. Cấp nguồn cho các phụ tải cầu trục ABUS với động cơ một chiều kết hợp bộ chỉnh lưu.35
2.2.3. Cấp nguồn cho các phụ tải cầu trục ABUS với động cơ thực hiện là ĐCKĐB stator có nhiều cuộn dây.37
2.2.4. Cấp nguồn cho các phụ tải cầu trục ABUS với động cơ thực hiện là ĐCKĐB rôto lồng sóc được điều khiển bằng các bộ biến tần kết hợp PLC.40
2.3. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU NÂNG HẠ HÀNG CẦU TRỤC ABUS.42
2.3.1. Bố trí dẫn động cơ cấu nâng hạ hàng.43
2.3.2. Các phương án thiết kế hệ truyền động điện cơ cấu nâng hạ hàng.45
2.4. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON VÀ XE CẦU CẦU TRỤC ABUS.50
2.4.1. Các phương án thiết kế cơ cấu di chuyển cầu trục.50
2.4.2. Các phương án thiết kế hệ truyền động điện cơ cấu di chuyển xe con và xe cầu.53
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ TĐĐ CẦU TRỤC ABUS.57
3.1. CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TĐĐ CẦU TRỤC ABUS.57
3.1.1 Cấu trúc điều khiển độc lập cho hệ thống truyền động điện.57
3.1.2. Lựa chọn bộ biến tần cho hệ TĐĐ cầu trục ABUS.59
3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TIẾN CHO CƠ CẤU NÂNG HẠ HÀNG CẦU TRỤC ABUS.66
3.2.1. Sơ đồ nguyên lý điều khiển của cơ cấu nâng hạ.66
3.2.2. Tính toán các phần tử mạch điện cơ cấu nâng hạ.69
3.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TIẾN CHO CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON CẦU TRỤC ABUS.71
3.3.1 Sơ đồ nguyên lý điều khiển của cơ cấu di chuyển xe con.71
3.3.2. Tính toán các phần tử mạch điện cơ cấu di chuyển xe con.73
3.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHO CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CẦU CẦU TRỤC ABUS.76
3.4.1. Sơ đồ nguyên lý điều khiển của cơ cấu di chuyển xe cầu.76
3.4.2. Tính toán các phần tử mạch điện cơ cấu di chuyển xe cầu.78
3.5. THIẾT BỊ PLC VÀ CÁC TÍN HIỆU I/O TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CẦU TRỤC ABUS.81
3.5.1 Thiết bị PLC.81
3.5.2. Danh sách các tín hiệu ra vào cơ bản.82
3.6. Tính toán, bố trí các thiết bị điện trên tủ điện.88
KẾT LUẬN.94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.95
PHẦN PHỤ LỤC.96

Bảo vệ quá tải và ngắn mạch động cơ truyền động: được thực hiện bởi cầu dao tự động Q41 (có phần tử nhiệt bảo vệ quá nhiệt, bảo vệ ngắn mạch).
Bảo vệ giới hạn hành trình di chuyển xe con: là nhiệm vụ của các công tắc hành trình S51.1, 2, 3, 4.
4. Chức năng các phần tử cơ bản và nguyên lý làm việc của cơ cấu nâng hạ hàng
Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển được thể hiện trên bản vẽ 5A và 7A [TL2].
*) Chức năng các phần tử:
Nguồn cấp cho mạch động lực được lấy từ nguồn điện chính thông qua tiếp điểm chính công tắc tơ K1.
T32 là máy biến dòng làm thay đổi dòng điện khi đưa vào bộ U32.
U32 là bộ LIS - SE/SV bảo vệ quá tải, giảm sự thay đổi về dòng điện trong mạch.
K21, K22, K23 là các cặp tiếp điểm của các contactor K21, K22, K23, khống chế chiều quay và tốc độ.
1V21, 2V21: Các cầu điôt có tác dụng nắn điện áp xoay chiều thành 1 chiều cấp cho phanh điện từ để dừng động cơ khi cần thiết.
T11: Biến áp hạ áp, hạ điện áp từ 400V xuống 230V cấp điện cho 2 động cơ quạt gió làm mát động cơ chính (phía sơ cấp được bảo vệ bởi cầu chì F15 và F16, phía thứ cấp được bảo vệ bởi F1).
Y1 là phanh điện từ
F1 là cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho hai động cơ quạt gió làm mát.
S31.2 và S31.3: Hai công tắc hành trình theo chiều lên và xuống.
*) Nguyên lý hoạt động
Theo chiều nâng hàng:
Ban đầu cầu trục đang ở chế độ dừng không hoạt động, tức là vị trí của tay điều khiển S21 đang ở vị trí 0, công tắc tơ K1 chưa có điện chưa cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.
Khi ở chế độ làm việc bình thường. K1 đã đóng cấp điện cho toàn bộ hệ thống. K1.1 đã có điện, đóng tiếp điểm K1.1 (13 _ 14) cấp điện cho bộ LIS- SE/SV.
Đưa tay điều khiển S21 sang vị trí 1, S21 (13_14) đóng cấp điện cho chân E6 của bộ LIS - SE/SV. Khi tín hiệu phù hợp thì bộ LIS sẽ xuất tín hiệu ra ở chân 21, cấp điện điều khiển cho cuộn hút của K21. K21 có điện sẽ đóng các tiếp điểm thường mở K21 (13_14) để cấp điện cho công tắc tơ K26.1 làm đóng K26.1(1_2) (3_4) cấp điện cho phanh điện từ Y1 và làm đóng tiếp điểm thường mở mở chậm K26.1(57_58) cấp điện cho 2 động cơ quạt gió làm việc; K21(1-2, 3-4, 5-6) của mạch động lực cấp điện cho 2 động cơ thực hiện hành trình lên hàng tốc độ 1.
Đưa tay điều khiển S21 sang vị trí 2, S21 (13_14) vẫn đóng và giữ nguyên các giá trị của nó và đóng thêm S21(33_34) cấp điện điều khiển cho chân E7 của bộ LIS xuất điện áp điều khiển ra chân 23 của bộ LIS cấp điện cho cuộn hút của K23. Mở các tiếp điểm K23(R1_R2) (R3_R4) loại bộ dây quấn của tốc độ 1 ra và đóng các tiếp điểm K23(1_2) (3_4) đưa bộ dây quấn của tốc độ 2 vào làm việc. Cầu trục lên hàng ở tốc độ 2.
Nếu trong quá trình nâng hàng mà công tắc hành trình S31.2 bị tác động thì quá trình nâng hàng sẽ dừng lại.
Khi muốn dừng, kéo tay điều khiển theo chiều ngược lại quá trình sẽ diễn ra ngược lại, khi S21 ở vị trí 0 tất cả các tiếp điểm sẽ trở về vị trí ban đầu như khi trước khi làm việc. Các tiếp điểm K21, K23 và K26.1 mở ra ngừng cấp điện cho động cơ và phanh điện từ. Động cơ được hãm dừng cưỡng bức. Duy nhất có tiếp điểm K26.1(57_58) sẽ vẫn đóng duy trì điện áp cho quạt gió, sau khoảng thời gian đặt trước ( thường trong thực tế đặt 180 giây) tiếp điểm sẽ nhả ra, ngừng cấp điện cho quạt.
Theo chiều hạ hàng:
Quá trình hạ hàng diễn ra tương tự, nhưng lúc này thay K21 bằng K22; và công tắc hành trình S31.3 bị tác động thì quá trình hạ hàng sẽ dừng.
*) Các bảo vệ:
Bảo vệ quá tải động cơ: được thực hiện bởi bộ LIS – SE/SV.
Bảo vệ vượt hành trình nâng hạ: việc này được thực hiện nhờ các công tắc giới hạn hành trình (ngắt cuối) S31.2, S31.3.
Bảo vệ ngắn mạch động cơ quạt gió bằng cầu chì F1.
2.1.3. Đánh giá cầu trục ABUS
1. Về kỹ thuật điều khiển
Cầu ABUS là một trong những cầu trục được sử dụng lâu đời và rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp.
Về kỹ thuật điều khiển: Ngoài các phần tử chính chuyên dùng là các công tắc tơ, rơle, để cải thiện điều kiện làm việc của cầu trục thì cần có thêm thiết bị quạt gió cho các động cơ truyền động. Điều này giúp cho thiết bị được làm mát đảm bảo an toàn trong công tác vận hành.
Mạch có cấu tạo mạch đơn giản, trong đó có sử dụng chỉnh lưu cầu dùng cho các phanh một chiều; và có bộ bảo vệ quá tải sử dụng trong cơ cấu nâng hạ hàng, có tác dụng bảo vệ quá tải động có trong quá trình cầu hoạt động.
Cơ cấu di chuyển có sử dụng bộ chỉnh lưu và biến tần để điều chỉnh tốc độ khi di chuyển. Tần số ra của biến tần thay đổi bằng cách dịch chuyển các tay điều khiển. Đây là biến tần gián tiếp, của hãng ABUliner có nhiều ưu điểm như là:
- Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị đặt mong muốn
- Có khả năng điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đổi trong vòng điều chỉnh mômen.
- Độ tin cậy cao, với kỹ thuật tin học và điện tử công suất ngày càng phát triển, các thiết bị bán dẫn và kỹ thuật biến đổi điện năng công suất lớn được đưa vào sử dụng phổ biến thì ngày càng làm cho kỹ thuật điều chỉnh tốc độ đạt được chỉ tiêu về chất lượng và kinh tế.
Việc sử dụng bộ biến tần gián tiếp này trong cơ cấu di chuyển, hệ thống cầu trục đảm bảo quá trình mở máy êm, dải điều chỉnh tốc độ rộng, điều khiển trơn, hãm dừng chính xác.
Phần điều khiển hoạt động động cơ bằng công tắc tơ, rơle hoạt động chưa chính xác, tin cậy, an toàn. Nhìn chung chưa có sự cố nghiêm trọng xảy ra.
2. Về kỹ thuật năng lượng truyền động điện
Trong cầu trục này đã sử dụng các động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc loại có nhiều cuộn dây quấn trên stator để truyền động cho các cơ cấu chính.
Các động cơ này có ưu điểm là: có thể tạo ra các cấp tốc độ khác nhau bằng cách đổi nối các cuộn dây hay thay đổi điện áp, tần số nguồn cấp cho các cuộn dây stator. Việc đổi chiều quay các động cơ này thường thực hiện bằng phương pháp đổi thứ tự pha điện áp nguồn cấp. Phạm vi điều chỉnh tốc độ lớn.
Tuy nhiên cũng có nhược điểm là độ trơn điều chỉnh không cao, có thể gây nên lực giật trong quá trình làm việc của cầu trục.
Ngoài ra các trang thiết bị lắp đặt đều là loại chuyên dụng cho cầu trục có tần suất làm việc cao và tin cậy.
2.2. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NGUỒN CHO CÁC PHỤ TẢI CẦU TRỤC ABUS
Để lựa chọn được phương án điều khiển cấp nguồn tối ưu nhất, tạo ra năng suất cao tối ưu, đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất thì trước tiên ta phải đưa ra được nhiều phương án cấp nguồn khác nhau. Sau đó phân tích các ưu nhược điểm của mỗi phương án thiết kế cấp nguồn sao cho phương án được lựa chọn là khả thi, cho hiệu quả hoạt động là tốt nhất và tính kinh tế cao.
Vì vậy ta có một số các phương án cấp nguồn cho cầu trục ABUS sau đây:
2.2.1. Cấp nguồn cho các phụ tải cầu...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

KingerNguy

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu tổng quan về cầu trục trong các nhà máy cơ khí - Thiết kế cải tiến hệ truyền động điện

Download bài này giùm mình di Admin
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu kỹ thuật tổng quan Mazda 3 (CKD) & CX-5 (CBU) Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp và tính chất quang học của hạt nano cấu trúc lõi - vỏ chấm lượng tử Si-polystiren Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top