ra_n_bi

New Member

Download miễn phí Đồ án Lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút Cầu Diễn





Mục lục
Mục lục .i
Lời mở đầu.v
Chương I: Cơsởlý luận vềtổchức giao thông tại nút .1
1.1. Khái niệm nút giao thông .1
1.2. Phân loại nút giao thông .2
1.2.1. Phân loại theo đặc điểm cao độ.2
1.2.2. Phân loại theo mức độphức tạp của nút giao thông.2
1.2.3. Phân loại theo sơ đồtổchức giao thông.2
1.2.4. Phân loại theo vịtrí nút.3
1.3. Yêu cầu và nguyên tắc cơbản thiết kếnút giao thông đồng mức.3
1.4. Phân tích tình hình giao thông tại nút đồng mức. .4
1.5. Đặc điểm dòng xe và tầm nhìn tại nút.7
1.6. Tổchức giao thông tại nút đồng mức.9
1.6.1. Khái niệm chung.9
1.6.2. Tổchức giao thông tại nút bằng đèn tín hiệu.23
1.6.2.1. Cơsởxây dựng giải pháp tổchức giao thông tại nút Cầu Diễn .25
1.6.2.2. Trình tựthiết kếpha đèn tín hiệu.27
1.6.2.3. Tổchức giao thông cho người đi bộqua nút. .34
Chương II: Đánh giá hiện trạng nút giao thông Cầu Diễn .36
2.1. Hiện trạng nút đồng mức Cầu Diễn.36
2.1.1. Vịtrí và đặc điểm hình học nút Cầu Diễn.36
2.1.2. Hiện trạng tổchức giao thông tại nút Cầu Diễn.39
2.2. Đánh giá hiện trạng nút Cầu Diễn. .42
2.2.1. Đánh giá cơsởhạtầng phục vụgiao thông của nút Cầu Diễn.42
2.2.2. Đánh giá tình hình tổchức giao thông tại nút Cầu Diễn.42
Chương 3: Lựa chọn phương án tổchức giao thông tại nút Cầu Diễn .44
3.1. Dựbáo lưu lượng giao thông qua nút Cầu Diễn. .44
Bảng 3.1: Lưu lượng qua nút Cầu Diễn ởnăm 2010 .45
3.2. Xây dựng giải pháp tổchức giao thông tại nút Cầu Diễn .45
3.2.1. Mục tiêu, căn cứpháp lý.45
3.2.2. Xây dựng các giải pháp tổchức giao thông cho nút Cầu Diễn.46
3.2.2.1. Phương án tổchức giao thông bằng đèn tín hiệu.46
VũQuang Huy _ K45 ii
3.2.3.2. Phương án tổchức giao thông cưỡng bức kết hợp phân làn (phương
án 4) .66
3.2.4. Tổchức giao thông tại đường dẫn.67
3.3. Đánh giá và lựa chọn phương án tổchức giao thông tại nút Cầu Diễn.69
3.3.1. Đánh giá các giải pháp tổchức giao thông.69
3.3.1. Sơ đồphương án tổchức giao thông nút Cầu Diễn.69
Kết luận và kiến nghị.72
Tài Liệu Tham Khảo.74
PhụLục.75



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phụ: Có dạng hình chữ nhật hay hình vuông, được đặt kết hợp với các
biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh, và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ xung để
hiểu rõ các biển đó hay được sử dụng độc lập. Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số
thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509. (Theo chương III - điều lệ báo hiệu đường bộ 273-01).
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giao thông nút đồng mức
Vũ Quang Huy _ K45
22
- Ký hiệu trên bề mặt đường: Những ký hiệu trên bề mặt đường (Markings) là các
công cụ được sử dụng thường xuyên nhất trong các thiết bị tổ chức giao thông. Markings
phục vụ những chủ định và những chức năng khác nhau, và được phân thành 3 loại:
• Markings dọc tuyến
• Markings ngang đường
• Vật dụng Markings
Những Markings dọc và ngang đường được áp dụng trên bề mặt đường và sử dụng
nhiều loại vật liệu khác nhau, và loại phổ biến nhất là sơn phản quang và nhựa dẻo nóng. Sơn
phản quang được tạo thành bởi việc trộn những hạt thủy tinh nhỏ lên bề mặt của vệt sơn khi
chúng được thi công. Và cuối cùng những hạt phản quang sẽ nằm lại trên bề mặt, sự sắp đặt
này nhằm tạo ra khả năng phản quang lớn nhất. Sự mài mòn mặt đường do giao thông có thể
làm mất các hạt phản quang trong khi lớp sơn vẫn còn dính bám. Những vật dụng ký hiệu trên
mặt đường là những vật dụng nhỏ được phủ lớp phản quang phía trên.
+ Ký hiệu dọc tuyến đường
Theo MUTCD đưa ra 9 chìa khóa nguyên tắc liên quan đến việc ký hiệu dọc tuyến
đường như sau:
1. Vạch sơn màu vàng chỉ ra sự phân tách của các dòng xe ngược chiều, hay
đánh dấu lề bên trái (dải an toàn) của mặt đường.
2. Vạch sơn màu trắng chỉ ra sự phân tách các làn xe cùng chiều hay để đánh
dấu lề đường bên phải.
3. Vạch sơn màu đỏ là ký hiệu cấm đi vào đối với người quan sát khi thấy
những ký hiệu này.
4. Vạch sơn đứt (không liên tục) thể hiện đặc tính có thể cho phép
5. Vạch sơn liền (liên tục) thể hiện đặc tính hạn chế
6. Độ rộng của vạch sơn chỉ ra mức độ quan trọng
7. Vạch sơn liền kép (2 vạch liền) chỉ ra sự hạn chế tối đa
8. Các ký hiệu phải được nhìn thấy vào ban đêm và mức độ phản quang phải
đủ sáng cho tầm nhìn.
9. Những lớp phủ nổi trên mặt đường có thể phục vụ như là điểm chỉ dẫn, phụ
trợ, hay trong vài trường hợp có thể thay thế những loại ký hiệu khác.
+ Những ký hiệu ngang: Các ký hiệu ngang là những ký hiệu được bố trí cắt ngang
các làn đường, có 3 dạng cơ bản là: Vạch dừng xe, dải qua đường và vạch đỗ xe.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giao thông nút đồng mức
Vũ Quang Huy _ K45
23
Vạch dừng xe là những đường sơn liền rộng khoảng 30cm đến 60cm được kéo dài cắt
ngang tất cả làn đường tiếp cận. Theo MUTCD chỉ ra rằng nên sử dụng vạch dừng xe trên cả
loại đường đô thị và đường ngoài đô thị tại những vị trí có sử dụng biển báo STOP, sử dụng
tín hiệu giao thông, có cảnh sát điều hành hay những yêu cầu đặc biệt khác. Tại vị trí có sử
dụng dải sang đường cho người đi bộ thì vạch STOP phải được bố trí cách khoảng 2m trước
đó và song song với dải sang đường
Các vạch sơn bằng màu trắng phủ kín lên các ô. Thông thường dải sang đường được
bố trí tại các nút giao thông.
Vạch đỗ xe có thể được bố trí tại mép lề đường và sử dụng một số ký hiệu thông dụng
sau để đánh dấu:
- Chữ và biểu tượng: Theo MUTCD (và theo điều lệ báo hiệu đường 273 – 01) cho
phép sử dụng một số lượng nhỏ các từ hay biểu tượng đánh dấu trên bề mặt đường. Mũi tên
ký hiệu làn đường, đường dành riêng cho loại phương tiện công cộng (VD: BUS ONLY),
biểu tượng phương tiện vạch trên mặt đường … Những từ được sử dụng nhiều là: STOP,
SCHOOL (Trường học), PEDXING (Bộ hành). Phần lớn chữ và biểu tượng được sử dụng để
trợ giúp cho việc tổ chức giao thông bằng biển báo. Trong điều kiện thời tiết có tuyết rơi thì
việc sử dụng chữ và biểu tượng trên mặt đường sẽ khó khăn hay không thể đọc được.
- Ký hiệu tại nút giao thông: Tại nút giao thông có điều khiển hay không điều kiển
bằng đèn tín hiệu có những cơ hội sử dụng một số lượng lớn các ký hiệu trên mặt đường. Ký
hiệu dọc, ký hiệu ngang, chữ hay biểu tượng tất cả đều thường xuyên bố trí tại nút giao thông.
1.6.2. Tổ chức giao thông tại nút bằng đèn tín hiệu.
Điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu là một giải pháp không còn mới mẻ ở các đô
thị nhưng lại rất hiện đại và mang lại hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như lợi ích kinh tế rất
cao. Điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu lần đầu tiên xuất hiện ở Luân Đôn năm 1968,
sau đó là ở Mỹ năm 1980 và ở Liên Xô cũ năm 1980. Đèn tín hiệu chỉ huy giao thông hoạt
động theo các cách sau:
- Đèn tín hiệu do người điều khiển: Sự hoạt động của ĐTH là do con người điều
khiển. Căn cứ vào tình hình xe chạy thực tế tại nút mà thay đổi chu kỳ đèn cho phù hợp.
- ĐTH hoạt động tự động theo chu kỳ: Căn cứ vào số lượng xe chạy qua nút được
khảo sát và dự báo lưu lượng xe chạy trong tương lai mà định ra chu kỳ và thời gian của từng
loại đèn. Thời gian từng đèn và chu kỳ đèn có thể thay đổi trong ngày vào các giờ cao điểm
và giờ bình thường.
- ĐTH tự động thay đổi theo tình hình xe chạy: Chu kỳ đèn và thời gian từng đèn
không phải là cố định mà thay đổi tự động theo tình hình thực tế xe chạy qua nút, do đó giảm
được thời gian tổn thất và nâng cao được khả năng thông xe.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giao thông nút đồng mức
Vũ Quang Huy _ K45
24
(*) Chu kỳ hợp lý nhất của ĐTH là từ 35 – 42 giây đối với ngã tư hẹp; từ 60 – 75 giây
đối với ngã tư rộng. Chu kỳ ĐTH không vượt quá 90s, trong điều kiện khó khăn có thể lấy
cao hơn nhưng vẫn không lớn hơn 120s. Tín hiệu đèn xanh cho phép xe chạy thẳng, rẽ phải và
rẽ trái vượt qua nút cùng lúc với người đi bộ. Tín hiệu đèn đỏ cấm các phương tiện và người
đi bộ qua nút. Còn tín hiệu đèn vàng là thời gian báo hiệu cho người và phương tiện chuẩn bị
qua nút. Ở nước ngoài, một số nút giao thông người ta không cho phép rẽ phải khi đèn xanh,
còn rẽ trái được điều khiển bằng cách bố trí thêm mũi tên bên trái đèn xanh có nhiều người đi
bộ để nhường đường cho người đi bộ. Với nút ít xe chạy thì được phép rẽ phải ở tất cả các
hướng khi đèn xanh. Đa số các nút giao thông ở Việt Nam sử dụng trường hợp này (TS: Vũ Thị
Vinh,2001).
(*) Tác dụng của ĐTH chỉ huy giao thông: Tổ chức luồng giao thông qua nút theo các
pha điều khiển để làm triệt tiêu những xung đột gây nguy hiểm. Nâng cao tốc độ của dòng
phương tiện qua nút một cách có trật tự, giảm ùn tắc giao thông.
Hình 1.22: Nút ngã tư đồng mức bố trí đèn tín hiệu
(*) Vị trí đặt đèn tín hiệu: Xét tại một ngã tư (hình 1.42) ĐTH được bố trí tại 4 góc của
ngã giao trước vạch dừng xe ở độ cao từ 2,5 – 3,5m hay đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Lựa chọn phương pháp định giá BIDV Khoa học Tự nhiên 0
Q Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với việc lựa chọn phương tiện quảng cáo cho thương hiệu Luận văn Kinh tế 0
D NHẬN BIẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ Khoa học Tự nhiên 0
P Lựa chọn nội dụng và phương pháp phù hợp trong giảng dạy môn Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu lựa chọn xúc tác và phương pháp xử lý policlobiphenyl (PCBs) trong phế thải dầu biến thế Luận văn Sư phạm 0
H Nghiên cứu áp dụng các phương pháp đánh giá và lựa chọn thông tin trong xử lý - phân tích số liệu đị Khoa học Tự nhiên 0
B Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câ Luận văn Sư phạm 0
T Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câ Luận văn Sư phạm 0
B [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ một số quy trình phân loại và sắp xếp các phương án cần lựa chọn Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đề án Phương tiện quảng cáo và hiệu quả của việc lựa chọn đúng các phương tiện quảng cáo Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top