aclass_cn

New Member

Download miễn phí Đồ án Kỹ thuật thi công trạm bơm





*Nguyên tắc 1: Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng ,người ta khống chế chiều cao đổ bê tông không vượt quá 2.5 m .Vì để bê tông rơi tự do quá lớn ,vữa bê tông rơi xuống sẽ bị phân tầng .Do trọng lượng của các hạt cốt liệu khác nhau ,hạt to rơi trước ,hạt nhỏ rơi sau.
Để đảm bảo nguyên tắc này ,khi đổ bê tông chiều cao lớn hơn 2.5 m ,ta sử dụng biện pháp như sau :
-Dùng ống vòi voi (đổ bê tông tường ,móng)
-Dùng lỗ chờ sẵn (đổ bê tông cột).
Dùng ống vòi voi cấu tạo gồm nhiều hình chóp cụt lồng vào nhau ,các chi tiết móc nối .Vữa bê tông đổ qua ống vói voi ,do va đập vào thành ống nên vữa gần như được nhào trộn .ống vòi voi mềm có thể chuyển dịch được các phía thuận tiện khi đổ bê tông các cấu kiện có diện tích lớn như móng nhà ,cột nhà
*Nguyên tắc 2:Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng phải đổ từ trên xuống ,nguyên tắc này đưa ra để đảm bảo năng suất lao động cao .
*Nguyên tắc 3:Khi đổ bê tông phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông .Nguyên tắc này đảm bảo không đi lại trên các kết cấu vừa đổ bê tông .
*Nguyên tắc 4:Khi đổ bê tông các khối lớn ,kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp .Chiều dày mỗi lớp dựa trên bán kính của loại đầm sử dụng .
Mục đích của việc đầm bê tông là đảm bảo cho bê tông đồng nhất ,chắc ,đặc ,không có hiện tượng rỗng bên trong và rỗ bê ngoài ,tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép .Vì khối lượng bê tông lớn nên ta đầm bằng máy ,đầm bằng máy có những ưu điểm sau :
-Giảm công lao động
-Năng suất cao
-Chất lượng bê tông đảm bảo
-Tránh được khuyết tật trong khi thi công bê tông toàn khối.
- tiến hành chia đợt tính toán khối lượng bê tông cho công trình .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ÍNH TOÁN VÀ CHỌN XE THI CÔNG BÊ TÔNG :
Chọn máy bơm bê tông :
Mã hiệu máy bơm SB-95A :
+ Năng suất kỹ thuật 20-30
+ Năng suất sử dụng 21
Chọn hai máy bơm với công suất sử dụng như trên ta có:
N= 21*2 = 42 (m3/h)
Công suất bơm trong một ca:
N= 2128 = 336 (m3/ca)
2. Xe vận chuyển bêtông
Xe vận chuyển bêtông dùng xe tải mã hiệu SB-92 có các thông số kỹ thuật như sau :
+ Dung tích thùng : 4 m3
+ Tốc độ quay của thùng : 5 ÷ 13 vòng /phút
+ Độ cao đổ phối liệu vào : 3.520 m
+ Trọng lượng xe khi có bêtông : 21.85 T
3)Chọn máy đầm bêtông :
Chọn máy đầm dùi S-802 đường kính 76 mm
Tầng suất 250 lần /giây
Chiều dài dài dây dùi :3400 mm
TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÔPPHA-THIẾT KẾ CÔPPHA :
Yêu cầu kỹ thuật:
- Ván khuôn cần được đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Ván khuôn không được cong vênh.
- Ván khuôn phải cứng chắc, không bị biến dạng khi sức nặng của khối bêtông mới đổ, tải trọng người và thiết bị thi công.
- Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước bêtông theo thiết kế.
- Bảo đảm lắp ghép, tháo gỡ dễ dàng.
- Ghép phải kín không được chảy nước ximăng, bảo đảm đầy đủ thành phần bêtông.
- Ván khuôn phải được xử lý nhiều lần.
Chọn loai côppha sử dụng- ưu điểm của côppha gỗ:
Chọn côppha gỗ khi thi công công trình.
Lựa chọn côppha gỗ vì cấu tạo ở những vị trí chi tiết.
Tính toán khối lượng côppha :
Tính toán khối lượng côppha theo từng đợt như đã phân chia tính toán khối lượng bê tông theo từng đợt như mục 3.
HÌNH ẢNH PHÂN ĐỢT
Tính toán khối lượng côppha cho đợt 1 :
Tính tổng khối lượng diện tích côppha bề mặt của đợt 1:
S = n*h*l = 2*1.4*18+6*0.2*18+2*0.2*16+2*1.4*16 = 132.2 (m2).
Tính toán khối lượng côppha cho đợt 2 :
Tính tổng khối lượng diện tích côppha bề mặt của đợt 2:
S = n*h*l = 7*3.3*18+1*(3.3-0.2)*18+2*5*2+0.2*5*1+16*3.3*2= 598.2 (m2).
Tính toán khối lượng côppha cho đợt 3:
Tính tổng khối lượng diện tích côppha bề mặt của đợt 3:
S = n*h*l = 8*2.1*18+1*1.2*18+0.2*1*18+2*2.3*16+0.2*9*9 = 446.2 (m2).
Thiết kế côppha :
Tính chất thi công trạm bơm nên tính toán côppha theo trình tự như sau:
Thiết kế côppha thành :
Tải trọng tác dụng lên côppha thành:
+ tải trọng động tác dụng lên côppha thành khi đổ bê tông : do khối lượng đổ bê tông cho từng đợt 323.1;267.44;190;117.3 (m3) vậy ta chọn
» Pđộng= 400(KG/cm2).
+ tiến hành đổ bê tông và đầm bằng máy nên ta có tải trọng ngang là:
» P = *h+400 = 2500*0.75+400 = 2275 (KG/cm2).
Với h là chiều cao lớp bê tông sinh ra áp lực ngang khi đầm bằng đầm dùi chọn h = 0.75m.
Tính chiều dày ván :
Chọn ván có bề rộng 30cm :
+ lực phân bố trên 1m dài : q = Pl/4 = 2275/4 = 568.75 (KG/m).
+ mômen tính toán :
+ Chiều dày của ván là:
Chọn bề dày d = 3cm.
Kiểm tra độ võng của ván :
+
Với I =
Độ võng cho phép :
+ .
Vậy ta có vậy thõa độ võng cho phép.
Tính kích thướt sườn ngang :
- Ta coi thanh sườn ngang là 1 dầm đơn giản, chịu lực phân bố đều mà gối tựa là 2 thanh sườn dọc kép, cách nhau 1m .
- Chiều cao lớp bê tông truyền áp lực ngang vào thanh là .
- Lực phân bố trên 1m thanh sườn ngang là :
- Nếu chiều rộng thanh sườn ngang là 6 cm thì chiều cao h là :
Þ chọn h = 14 cm.
Kích thướt thành sườn ngang là : 6x14 cm.
- Mômen quán tính :
- Kiểm tra lại độ võng thanh sườn ngang là :
Vậy thõa điều kiện độ võng .
Tính kích thướt sườn dọc kép :
- Thanh sườn dọc kép là 1 dầm đơn giản, nhịp 1m, gối tựa là những bu lông giằng.
- Lực tập trung lên 1 thanh sườn dọc đơn là :
- Lấy chiều dày thanh sườn ngang là 6cm thì chiều cao là :
Chọn h = 18cm.
Kích thướt thành sườn dọc là : 6x18cm.
- Mômen quán tính :
- Độ võng lớn nhất là :
- Ta thấy : fmax < fcp = 0.3cm Þ chấp nhận được .
D. Thiết kế cột chống cho phần mái dư 1200mm:
Trọng lượng ván truyền lên sườn dọc (do khối lượng bê tông phần mái dư thong nhiều so với khối lượng bê tông thành nên ta sử dụng các thông số của côtpha thành). Vậy chiều dày của ván là 30mm.
Trọng lượng ván truyền xuống sườn dọc là:
2m*1m*0.03*800kg = 48kg/m.
Trọng lượng hai thành sườn ngang :
2*0.06m*0.14m*1m*800kg = 13.44kg.
Tính toán hoạt tải phân phối trên 1m dài :
Lực động do đổ bê tông xuống ván 200 kG/m2
Trọng lượng do người đứng trên 200 kG/m2
Trọng lượng xe vận chuyển, cầu công tác 300 kG/m2
Lực rung động do đầm máy 130 kG/m2
Tôrng cộng hoạt tải = 830 kG/m2
Trọng lượng bê tông trên 1m dài : q1 = 0.2*0.3*1*2500 = 150 kG/m (chiều rộng ván 30cm)
Hoạt tải phân phối trên 1m dài : q2 = 30*830/100 = 249 kG/m.
Tổng lực phân bố trên 1m dài 150+249 = 399 kG/m.
Lực phân bố trên tính toán cho diện tích 30*100cm là 399 kG/m vậy lực phân bố trên diên tích 60*100 kG/m là : q = 399*2 = 798 kG/m.
Lực phân bố trên diện tích 1.2*1 m2 : 798*1.2 = 957.6 KG.
Lực phân bố kể đến trọng ván truyền xuống và sườn ngang : 957.6 + 48 + 13.44 = 1019.04 KG .
Ta chọn cột chống gỗ tròn có đường kính 15cm.
Bán kính chuyển hồi của đường tròn i = .
Hai đầu cột chống có các giằng ngang nên coi như hai đầu ngàm ta lấy µ= 0.65 ta có độ mảnh tra bảng 2.5 sách thầy Lê Văn Kiểm ta có = 0.22:
F = πR2 = 3.14*7.7*7.5 = 175 cm2.
kG/m2.
= 1.28 kG/m2 < []nén = 67 kG/m2.
Như vậy cột = 15cm khi chịu lực nén không bị oằn.
TRÌNH TỰ THI CÔNG CHUNG :
Tập kết vật liệu vào đúng nơi quy định, cát, đá sỏi được đổ thành đống dưới có lót tole, xi măng để trong kho có mái che . Nước dùng bồn chứa . Gỗ, thép tập kết tại Lán để gia công .
Đầu tiên tiến hành đo đạc, xác định vị trí và đánh dấu bằng các cọc và dây remary trên đất nền .
Sau đó là bắt đầu đào đất hố móng bằng máy đào đã chọn . Đào xong thì chỉnh sửa và đầm đất hố móng .
Sau khi gia cố nền xong tiến hành đúc đến cột tường . Tháo ván khuôn cột tường thì bắt đầu gia công coffa, cốt thép bê tông dầm sàn . Sau 2 ngày tiếp tục gia công cột tường tầng tiếp theo . Sau 5 ngày tháo ván khuôn sàn-dầm tầng dưới và bắt đầu thi công ván khuôn sàn-dầm tầng tiếp theo .
Khi thi công xong tường chắn mới tiến hành lấp đất .
BIỆN PHÁP THI CÔNG :
Công tác chuẩn bị :
- Tập kết vật liệu vào đúng nơi quy định, dọn dẹp sạch mặt bằng công trường . Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị máy móc, xây dựng đường di chuyển của chúng cho thuận tiện ( máy trộn, cần trục, đầm dùi, … )
Thi công cốp pha – cốt thép :
- Thi công cốp pha , cốt thép nhìn chung chia làm 2 giai đoạn chính : gia công và lắp dựng .
Gia công :
- Tại Lán được trang bị đầy đủ các máy móc, công cụ cần thiết ( cưa, búa, đục, máy cắt, máy hàn ..), là nơi tập trung vật liệu gỗ, thép .
Gỗ : Căn cứ bản vẽ thiết kế tiến hành gia công thành các hộp đối với cấu kiện nhỏ (cột 60x40 cm), thành tấm đối với cấu kiện lớn (dầm chính, phụ, tường, móng …) sao cho thuận tiện vận chuyển và lắp ghép nhanh tại công trường .
- Với những cấu kiện có số lượng lớn cùng chủng loại thì phải cắt mẫu mang đi thử tại hiện trường rồi mới gia công hàng loạt .
Thép : Căn cứ vào bảng thống kê cốt thép của thiết kế bắt đầu phân chia chủng loại : cạo rỉ, hàn nối, sữa thẳng, lấy dấu, uốn, cắt … Làm mẫu kiểm tra ngoài hiện trường trước, nếu đạt mới gia công hàng loạt .Tùy theo từng loại cốt thép, kích thước, hình dáng cấu kiện mà có thể...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ nguoihungxulang2003:
Tài liệu hay quá, đang cần.




Các file đính kèm theo tài liệu này:
  • THUYẾT MINH ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG.docx
  • ban ve.DWG
Link download cho bạn


nhớ thank cho tác giả nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top