MCM_MCM

New Member

Download miễn phí Đồ án Cao ốc ánh sáng thành phố Đà Lạt





1.Tổ hợp nội lực dầm :
- Nội lực được chọn ở 5 tiết diện của mỗi phần tử dầm :2 tiết diện ở gối, 3 tiết diện còn lại tương ứng với các vị trí 0,25l ;0,5l ;0,75l.
- Có 2 loại tổ hợp nội lực : tổ hợp nội lực cơ bản I & II
 Tổ hợp cơ bản I :
+ Mmax = MTT + max(MHT)
+ Mmin = MTT + min(MHT)
+ Qmax = max(QTT + max(QHT)),QTT + min(QHT))
 Tổ hợp cơ bản II:
+ Mmax = MTT + MHT(+).0,9
+ Mmin = MTT + MHT(-).0,9
+ Qmax = max(QTT +0,9.(QHT,>0)) ;QTT +0,9.(QHT,<0))
 tổ hợp cơ bản dùng để tính toán tiết diện là giá trị lớn nhất của cả 2 giá trị THCB1 &THCB2.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

2.5 TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC D
2.5.1 Phân tích kẾT CẤU :
Công trình khung 4 nhịp, với độ cao 10 tầng, kích thước mặt bằng công trình có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng. Để đơn giản tính toán tách khung phẳng trục D và không kể đến sự tham gia chịu lực của hệ giằng móng .
2.5.2 SƠ ĐỒ KHUNG TRỤC D:
Xem cột ngàm tại vị trí mặt móng .
2.5.3 SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN KHUNG:
2.5.3.1 Chọn kích thước tiết diện dầm khung:
hd
bd = (0,3 ¸0,5) hd
Trong đó: hd là chiều cao dầm chính.
bd là bề rộng dầm chính.
ld là nhịp của dầm chính.
Với nhịp ld = 8,1(m) Þ hd = = (0,67 ¸ 1,0) m.
Tiết diện dầm chọn như hình vẽ
2.5.3.2 Chọn kích thước tiết diện cột :
Tải trọng tác dụng lên khung chủ yếu là tải trọng thẳng đứng
Sơ bộ tính kích thước theo công thức :A0 = kt
Trong đó :
Rb - Cường độ tính toán về nén của bê tông
N : Lực nén tác dụng lên cột xác định theo diện tích truyền tải, được tính gần đúng như sau: N = ms.q.Fs
Fs - Diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét.
ms - số sàn phía trên tiết diện đang xét
q - Tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn
kt - hệ số xét đến ảnh hưởng khác như mômen uốn, hàm lượng cốt thép, độ mảnh của cột. Khi mômen lớn lấy kt = 1,3-1,5. Khi mômen nhỏ lấy kt = 1,1-1,2.
SƠ ĐỒ KHUNG SAU KHI CHỌN TIẾT DIỆN
2.5.4 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN KHUNG
2.5.4.1 Tĩnh tải.
- Tải trọng phân bố trên dầm chính gồm :
+ Trọng lượng bản thân dầm .
+ Trọng lượng tường trên dầm .
+ Tải trọng do sàn truyền vào .
+ Tải trọng do dầm bo truyền vào .
- Tải trọng tập trung tại nút khung gồm :
+ Trọng lượng cột trên nút .
+ Trọng lượng tường trên dầm trong phạm vi 300 .
+ Tải trọng do dầm phụ truyền vào nút
A. tải trọng phân bố trên dầm chính :
a Trọng lượng bản thân dầm chính: gdc (N/m)
- Trọng lượng phần bêtông cốt thép :
gbt = n.g.b.(h- hb)
(phần giao nhau giữa dầm với sàn được tính vào trọng lượng sàn).
Trong đó:
n = 1,1: hệ số vượt tải.
g =25000 N/m3 : trọng lượng riêng của bêtông.
b: bề rộng dầm.
h: chiều cao dầm.
hb: chiều dày sàn.
- Trọng lượng phần trát dày 15mm .
gtr = n. gv.(b + 2h -2hb).dtrát
Þ gdc = gbt + gtr (N/m).
Trong đó: n=1,3: hệ số vượt tải.
gv =16000 N/m3: trọng lượng riêng của vữa.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:
TẢI TRỌNG BẢN THÂN DẦM CHÍNH
b. Trọng lượng tường trên dầm chính:
- Tính toán tương tự như dầm phụ.
sơ đồ truyền tải từ tường vào dầm.
* Tầng 1; 2:Là phòng trưng bày nên không có tường ngăn.
* Tầng 3:
- Nhịp 2-3; 4-5 :
Tải trọng tường trên dầm có dạng hình thang, được qui về phân bố đều:
a
t
qt
g .h
t
l
l
d
d
Trong đó: a = ht.tg30o =
Þ a =
qt =
Với: = 0,27
ht: chiều cao tường.
gt: trọng lượng tính toán của 1m2 tường (tường 10 gạch ống)
Đối với tường dày 100mm, g= 15000(N/m3), n=1,1
+ Trọng lựơng của gạch xây: ggx=1,1.0,1.15000=1650(N/m2)
+ Trọng lựợng của vữa trát 2 mặt mác 50, dày 15mm, g=16000(N/m3), n=1,3
gvx = 2.1,3.16000.0,015=624(N/m2)
Þ gt=ggx+gvx=1650+624 =2274(N/m2)
- Nhịp 3-4 có tường không liên tục ( do có hành lang ở giữa).
Xem toàn bộ tải trọng tường truyền lên dầm ( tường phía gần hành lang không có cột).
Þ qt =gt.St =N/m
- Nhịp 5-6 không có tường trên dầm (sân thượng).
* Tầng 4÷9:
- Nhịp 2-3; 3-4; 4-5 tương tự như tầng 3.
- Nhịp côngsôn không có cột ở biên phải nên xem như toàn bộ tường truyền lên dầm.
Þ qt =gt.St =N/m
* Tầng 10 là tầng sinh hoạt cộng đồng, không có tường ngăn chia ở giữa.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:
TẢI TRỌNG TƯỜNG TRÊN DẦM CHÍNH
c. Tải trọng sàn truyền vào dầm chính:
* Sơ đồ truyền tải từ các ô bản vào dầm:
- Tầng 1-2:
- Tầng 3:
-Tầng 4-9:
Tầng 10, mái:
Tải trọng các ô bản truyền vào dầm chính như các hình vẽ trên.
Tải trọng ô bản truyền vào dầm có dạng tam giác được quy về tải phân bố đều theo công thức:
Tải trọng ô bản truyền vào dầm có dạng hình thang được quy về tải phân bố đều theo công thức:
Trong đó: gs: tải trọng của các lớp cấu tạo sàn ( tĩnh tải)
l1: chiều dài cạnh ngắn của ô bản.
l2: chiều dài cạnh dài của ô bản.
Riêng ô bản 5 và 6 có thêm tải trọng kính tác dụng lên bản có:
qk = 118,1N/m2 ( đã tính ở phần sàn).
Kết quả tính toán các ô bản truyền vào dầm chính được thể hiện bảng sau:
B. Tải trọng tập trung tại nút:
a. Trọng lượng cột trên nút: Gc (N)
- Trọng lượng phần bêtông :
G1 = n.gbt.b.h.H
- Trọng lượng phần trát :
G2 = n.gv.d.2.(b+h).H
Þ Gc = G1+G2
Với n: hệ số vượt tải
gbt=25000(N/m3): trọng lượng riêng của Bêtông. (hệ số vượt tải n=1,1)
gv=16000(N/m3): trọng lượng riêng của vữa trát. (hệ số vượt tải n=1,3)
d=0,015mm : chiều dày lớp vữa trát.
H :là chiều cao hình học của cột.
bxh: tiết diện cột
Kết quả tính toán được thể hiện bảng sau:
b. Trọng lượng tường trong phạm vi 300 quy về lực tập trung tại nút: G30t (N)
Trọng lượng tường trong phạm vi 300 được xác định theo công thức:
G30t=St.gt (N)
Trong đó: St: diện tích tường trong phạm vi 300, được xác định theo định lý Pitago.
gt: trọng lượng tính toán của 1m2 tường (tường 10 gạch ống)
Þ gt=2274(N/m2) (xem phần tải trọng tường trên dầm)
Kết quả tính toán được thể hiện bảng sau:
c. Tải trọng do dầm phụ truyền vào nút gồm có:
- Trọng lượng bản thân dầm phụ và vữa trát:g0 (N/m)
- Trọng lượng ô bản truyền vào dầm phụ :gbDP (N/m).
- Trọng lượng tường trên dầm phụ gtDP (N/m).
- Trọng lượng tập trung từ dầm phụ truyền vào (N)
Đây là những tải trọng phân bố đều, tập trung trên dầm phụ, những tải trọng này sẽ được truyền vào nút dưới dạng tải trọng tập trung GDP (N).
* Trọng lượng bản thân dầm phụ và vữa trát: gdp (N/m)
- Trọng lượng phần bêtông cốt thép :
gbt = n.g.b.(h- hb)
(phần giao nhau giữa dầm với sàn được tính vào trọng lượng sàn).
Trong đó: n = 1,1: hệ số vượt tải.
g =25000 N/m3 : trọng lượng riêng của bêtông.
b: bề rộng dầm.
h: chiều cao dầm.
hb: chiều dày sàn.
- Trọng lượng phần trát dày 15mm .
gtr = n. gv.(b + 2h -2hb).dtrát
Þ gdP = gbt + gtr (N/m).
Trong đó: n=1,3: hệ số vượt tải.
gv =16000 N/m3: trọng lượng riêng của vữa.
Kết quả được thể hiện dưới bảng sau:
* Trọng lượng ô bản truyền vào dầm phụ: gbDP (N/m)
Tương tự như tải trọng ô bản truyền vào dầm chính.
Tải trọng ô bản truyền vào dầm có dạng tam giác được quy về tải phân bố đều theo công thức:
Tải trọng ô bản truyền vào dầm có dạng hình thang được quy về tải phân bố đều theo công thức:
Trong đó: gs: tải trọng của các lớp cấu tạo sàn ( tĩnh tải)
l1: chiều dài cạnh ngắn của bản.
l2: chiều dài cạnh dài của bản.
Kết quả tính toán các ô sàn truyền vào dầm phụ được thể hiện bảng sau:
* Trọng lượng tường trên dầm phụ: gtDP (N/m).
- Đối với tường dày 100mm, g= 15000(N/m3), n=1,1
+ Trọng lựơng của gạch xây: ggx=1,1.0,1.15000=1650(N/m2)
+ Trọng lựợng của vữa trát 2 mặt mác 50, dày 15mm, g=16000(N/m3), n=1,3
gvx = 2.1,3.16000.0,015=624(N/m2)
Như vậy trọng lượng tường: gt=ggx+gvx=1650+624 =2274(N/m2)
- Đối với tường dày 200mm, g= 15000(N/m3), n=1,1
+ Trọng lượng của gạch xây: ggx=1,1.0,2.15...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top