Stevenson

New Member

Download miễn phí Đồ án Chung cư An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh





• Việc tính toán móng cọc đài thấp dựa vào các giả thiết sau:
• Tải trọng ngang do các lớp đất từ đáy đài trở lên tiếp nhận.
• Sức chịu tải của cọc trong móng được xác định như đối với cọc đơn đứng riêng rẽ, không kể đến ảnh hưởng của nhóm cọc.
• Đài cọc xem như tuyệt đối cứng khi tính toán lực truyền xuống cọc.
• Tải trọng của công trình qua đài cọc chỉ truyền lên các cọc chứ không trực tiếp truyền lên phần đất nằm giữa các cọc tại mặt tiếp giáp với đài cọc.
• Khi xác định độ lún của móng cọc thì người ta coi móng cọc như một móng khối quy ước bao gồm cọc và các phần đất giữa các cọc.
• Vì việc tính toán móng khối quy ước giống như tính toán móng nông trên nền thiên nhiên (bỏ qua ma sát ở mặt bên móng) nên trị số momen của tải trọng ngoài tại đáy móng khối quy ước được lấy giảm đi một cách gần đúng bằng trị số momen của tải trọng ngoài so với cao trình đáy đài.
• Giằng móng có tác dụng tiếp thu nội lực kéo xuất hiện khi lún không đều, làm tăng cường độ và độ cứng không gian của kết cấu. Tuy nhiên khi mô hình tính khung, ta xem như cột ngàm cứng vào móng nên ta đã bỏ qua sự làm việc của giằng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cốt thép cho cột có kích thước h*b.
Số liệu : N, Mx, My.
Tính l0, độ mảnh từng phương λx, λy.
Tính ηx, ηyvà M’x, M’ynếu có.
Tính , với Cx, Cy là cạnh song song với Momen uốn Mx, My. So sánh để chọn trường hợp tính toán. Giả sử tính toán theo Mx và tiết diện làm việc hợp lý Mx song song cạnh h.
Giả thiết a = a’ = 5 (cm).
h0 = h – 5 (cm).
Z = h – 2a : khoảng cách trọng tâm cốt As và A’s.
Tính toán chiều cao vùng nén x1 : x1 = , tính m0 :
x1≤ h0→ m0 = 1 - .
x1> h0→ m0 = 0.4.
Tính M tương đương : M = M1 + m0M2 .
Tính độ lệch tâm e1 = , ea.
Với kết cấu siêu tĩnh : e0 = max (e1, ea).
Chọn λ = max (λx, λy), tính ε = .
Dựa vào ε và x1 phân chia trường hợp tính toán :
Trường hợp lệch tâm bé : ε> 0.3 và x1> ξR h0
→ Ast = , k = 0.4
Trường hợp lệch tâm rất bé – gần như nén đúng tâm : ε≤ 0.3
→ Ast = , γe = : hệ số ảnh hưởng độ lệch tâm, φe =φ + : hệ số uốn dọc phụ thêm khi nén đúng tâm.
Trường hợp lệch tâm lớn thông thường : ε> 0.3 và x1≤ ξR h0
→ Ast = , k = 0.4
Đánh giá và xử lý kết quả
Giá trị cốt thép có thể âm hay dương.
Cốt thép âm :
Tiến diện cột quá lớn.
Giảm kích thước cột hay giảm cấp độ bền bê tông hay bố trí thép cấu tạo.
Cốt thép dương :
Tính hàm lượng cốt thép μ = , A = b*h.
Kiểm tra điều kiện : μmin≤ μ ≤ μmax , μmin = 0.5 %, μmax = 6%.
μmin> μ : tiết diện còn lớn, có thể giảm.
μ >μmax : tiết diện quá bé, tăng tiết diện hay cấp độ bền bê tông.
Ta có kết quả tính toán sau: (Tổ hợp COMB26 Max).
Từ kết quả tính toán trên bố trí thép dọc cho cột là 814.
TÍNH TOÁN CỐT THÉP NGANG
Lực cắt lớn nhất tại chân cột từ bảng giá trị nội lực là Qmax= 2,3 (T).
Kiểm tra điều kiện hạn chế.
Bêtông không bị phá hoại do ứng suất nén chính:
Qo=ko.Rn.b.ho= 0,35.145.20.27 = 27 (T) > Qmax= 2,3 (T). (thỏa)
Khả năng chịu cắt của bêtông:
Q1=k1.Rk.b.ho=0,6.10,5.20.27=3,4 (T) >Qmax(thỏa).
Bêtông đủ khả năng chịu cắt. Đặt cốt đai theo cấu tạo.
Bố trí đai
Trong phạm vi nút khung từ điểm cách mép trên đến mép dưới của sàn khoảng l1(l1 chiều cao tiết diện cột,1/6 chiều cao thông thủy của tầng và 45 cm); khoảng cách củ các cốt đai không lớn hơn 6 lần đường kính cốt thép dọc bé nhất.Chọn đai8,u=100mm.
Đoạn còn lại (giữa cột):khoảng cách cốt đai bề rộng cột và 12 lần đường kính cốt thép dọc.Chọn đai 8,u=200mm .
CHƯƠNG 9. NỀN MÓNG
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
ĐỊA TẦNG
Theo kết quả khảo sát thì đất nền gồm các lớp đất khác nhau. Do độ dốc các lớp nhỏ, chiều dày khá đồng đều nên một cách gần đúng có thể xem xét nền đất tại mọi điểm của công trình có chiều dày và cấu tạo như mặt cắt địa chất điển hình.
Bảng 1. Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất.
Lớp
Tên đất
Dày (m)
tn (kN/m3)
Hệ số rỗng e
W (%)
C
(kG/cm2)
E
(MPa)
1
Đất san lấp
1
-
-
-
-
-
-
2
Bùn sét dẻo
12
14,6
2,2
84,07
3o55’
0,048
0,753
3
Cát pha dẻo
8
20,3
0,538
20,2
24o46’
0,068
8,4
4
Cát trung chặt vừa
12
20,7
0,57
17,85
33o12’
0,049
28,61
5
Sét pha lẫn sạn,trạng thái cứng
-
20,6
0,543
21,8
20o42’
0,281
46,3
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT
Lớp đất số 1
Trên mặt là đất san đắp: cát, sạn sỏi, có chiều dày trung bình 1m. lớp đất này sẽ được loại bỏ khi làm tầng hầm.
Lớp đất số2
Lớp bùn sét màu xám đen, ở trạng thái chảy, khả năng chịu tải yếu, có chiều dày khá lớn (12m). Lớp đất này không thể sử dụng để làm nền cho công trình.
Lớp đất số3
Lớp cát pha màu xám vàng, lẫn ít sỏi sạn laterite, trạng thái dẻo, khả năng chịu tải khá lớn, chiều dày 8 m, có thể xem xét để làm nền cho công trình.
Lớp đất số 4
Lớp cát trung, thô màu xám trắng, lẫn sạn sỏi thạch anh, trạng thái chặt vừa, khả năng chịu tải lớn, biến dạng lún nhỏ, chiều dày lớn, thích hợp để làm nền móng cho công trình,chiều dày 12 m.
Lớp đất số 5
Lớp sét pha màu xám trắng, loang lỗ nâu đỏ, lẫn sạn cát mịn, ở trạng thái cứng. Lớp đất này có khả năng chịu tải lớn, chiều dày lớn, thích hợp làm nền cho công trình.
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Mực nước ngầm xuất hiện tại khu vực xây dựng công trình thay đổi theo mùa, tuy nhiên mực nước tĩnh đo được tại cao độ -6,5m. Như vậy, khi thi công đài móng và tầng hầm tại cao độ -3,00m (mặt sàn) không bị tác động bởi mực nước ngầm.
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MÓNG
Lớp đất số 1 ngay dưới mặt đáy tầng hầm là đất yếu nên giải pháp sử dụng móng nông (băng hay bè trên nền thiên nhiên) cho công trình 12 tầng và 1 tầng hầm là không khả thi. Do đó móng sâu (móng cọc) là giải pháp thích hợp.
Các lớp đất 3 và 4 có khả năng chịu tải khá, chiều dày lớn. Tuy nhiên lớp đất 3 lại nằm khá gần mặt đất tự nhiên, còn lớp đất số 4 (có khả năng chịu tải tốt) do đó lớp đất số 4 được lựa chọn để đặt mũi cọc.
Lớp đất thứ 5 chịu tải tốt thích hợp làm móng công trình.
PHƯƠNG ÁN 1. CỌC BTCT ĐÚC SẴN
THIẾT KẾ MÓNG M5 (DƯỚI VÁCH P22)
CÁC LOẠI TẢI TRỌNG DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN
Móng của công trình được tính toán theo giá trị nội lực nguy hiểm nhất truyền xuống chân cột, vách và lõi, gồm các tổ hợp:
1
Nmax, MXtu, MYtu , QXtu, QYtu
2
MXmax, MYtu, Ntu, QXtu, QYtu
3
MYmax, MXtu, Ntu, QXtu, QYtu
Chọn 1 trong 3 tổ hợp để tính toán và kiểm tra với 2 tổ hợp còn lại.
Sàn tầng hầm ở cốt -3,0 m và mực nước ngầm ở cốt –6,5 m nên tầng hầm nằm trên mực nước ngầm, do đó không có áp lực thủy tĩnh.
Tải trọng của khung truyền xuống móng này:
Nội lực
N(T)
Mx (Tm)
Qy(T)
My (Tm)
Qx(T)
Trị tính toán
769
8,5
5
1,6
1,26
Trị tiêu chuẩn
668
7,4
4,3
1,4
1,1
CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN
Việc tính toán móng cọc đài thấp dựa vào các giả thiết sau:
Tải trọng ngang do các lớp đất từ đáy đài trở lên tiếp nhận.
Sức chịu tải của cọc trong móng được xác định như đối với cọc đơn đứng riêng rẽ, không kể đến ảnh hưởng của nhóm cọc.
Đài cọc xem như tuyệt đối cứng khi tính toán lực truyền xuống cọc.
Tải trọng của công trình qua đài cọc chỉ truyền lên các cọc chứ không trực tiếp truyền lên phần đất nằm giữa các cọc tại mặt tiếp giáp với đài cọc.
Khi xác định độ lún của móng cọc thì người ta coi móng cọc như một móng khối quy ước bao gồm cọc và các phần đất giữa các cọc.
Vì việc tính toán móng khối quy ước giống như tính toán móng nông trên nền thiên nhiên (bỏ qua ma sát ở mặt bên móng) nên trị số momen của tải trọng ngoài tại đáy móng khối quy ước được lấy giảm đi một cách gần đúng bằng trị số momen của tải trọng ngoài so với cao trình đáy đài.
Giằng móng có tác dụng tiếp thu nội lực kéo xuất hiện khi lún không đều, làm tăng cường độ và độ cứng không gian của kết cấu. Tuy nhiên khi mô hình tính khung, ta xem như cột ngàm cứng vào móng nên ta đã bỏ qua sự làm việc của giằng.
SƠ BỘ CHIỀU SÂU ĐÁY ĐÀI VÀ CÁC KÍCH THƯỚC:
Thiết kế mặt đài trùng mép trên kết cấu sàn tầng hầm (trùng cốt -3,00 m qui ước)
Móng cọc được thiết kế là móng cọc đài thấp vì vậy độ chôn sâu của đài phải thỏa điều kiện lực ngang tác động ở đáy công trình phải cân bằng với áp lực đất tác động lên đài cọc.
Chọn chiều cao đài móng là hđ =2 m.
Chiều s
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top