Download miễn phí Đề tài Quản lý dự án cntt: Nên theo cách nào?





Một trong những câu hỏi thường đặt ra là “Tại sao các nhà tư vấn CNTT không thể ước lượng dự toán chính xác như tư vấn XD?”. Trong XD, quy trình dự toán được thực hiện theo những bước khá cụ thể, theo các thiết kế kiến trúc, thiết kế XD và bảng mô tả chi tiết kỹ thuật. Tuy nhiên những dự án CNTT kéo dài quá 6 tháng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: Phần mềm đã trải qua những thay đổi so với dự kiến ban đầu, nhiều phần cứng mới xuất hiện, giá cả có thay đổi (may mắn là thường theo xu hướng giảm giá, thêm chức năng), kỹ năng của người sử dụng do đó cần được cập nhật, tùy theo độ phức tạp của dự án



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Quản lý dự án CNTT: nên theo cách nào?
Những vấn đề của quản lý dự án CNTT   Dự án là tập hợp các hoạt động và hạng mục, được lập ra nhằm đạt một số kết quả nhất định, trong một giới hạn về thời gian, nguồn lực tài chính, nhân sự. Khác với dự án xây dựng (XD) hay mua sắm mà kết quả có thể được mô tả bằng sơ đồ, bảng vẽ cụ thể; mục tiêu cuối cùng của dự án ứng dụng CNTT rất khó hình dung vì là sản phẩm, quy trình phi vật thể, sử dụng trí tuệ của con người, chỉ cho kết quả khi được áp dụng thực tiễn.   Những năm qua, trừ một số dự án CNTT có nội dung “cứng” (như XD hạ tầng, mua sắm thiết bị phần cứng), rất nhiều dự án CNTT có nội dung “mềm” (như XD phần mềm (PM), tạo lập website, cơ sở dữ liệu, tin học hóa các quy trình quản lý (QL)…) sử dụng ngân sách đã bị rơi vào tình trạng bế tắc ngay từ khi chuẩn bị, trình phê duyệt, cho tới các bước triển khai, đánh giá hiệu quả, nghiệm thu và thanh quyết toán.   Để phá vỡ bế tắc trong triển khai dự án CNTT, các cơ quan QL nhà nước ở cấp cao nhất đang xem xét áp dụng các quy định mới về dự án CNTT, hướng dẫn thủ tục lập và phê duyệt dự án CNTT dựa trên các định mức và bảng dự toán chuyên ngành. Các bộ ngành và địa phương trong khi chờ đợi hướng dẫn  chung đã phải tự thân “vận dụng” một số quy định khá  lỗi thời (như nghị định 52) hay nghị định 16 (mới ban hành) để áp dụng cho công tác QL dự án CNTT.   Bài viết “triển khai dự án ứng dụng CNTT: Vì sao bế tắc” đăng trên TGVT-PCW B số 01/2006, đã đề cập khá chính xác một số bất cập trong cơ chế QL dự án CNTT hiện nay, nhưng xem ra bản chất của vấn đề này vẫn chưa  được làm sáng tỏ (nếu chỉ dừng lại ở việc chọn cách QL dự án CNTT theo kiểu “tiền kiểm” hay “hậu kiểm”).   Tại Tp.HCM, sau một thời gian XD khá nhiều dự án ứng dụng CNTT có quy mô, gây nhiều tranh cãi, hiện nay cơ quan QL chuyên ngành đã ngưng XD dự án theo định mức, chuyển phần lớn dự án thành các công việc và hạng mục, sử dụng ngân sách thường xuyên. Tuy nhiên khi đánh giá cách làm theo kiểu “hậu kiểm” này, tác giả bài viết nói trên lại cho rằng “chỉ [nên] áp dụng cho các dự án nhỏ gọn… đối với các dự án lớn được “xẻ nhỏ” đến tận cấp quận, huyện thậm chí phường, xã… thì  cách làm này xem ra  không ổn về lâu dài. Việc chia các dự án manh mún ra sẽ khó QL, dẫn tới vấn đề tương thích khi phải tích hợp các ứng dụng và nhất là sẽ lãng phí, trùng chéo vô kể”.   Nhưng có thể tác giả đã tự mâu thuẫn với chính mình khi đề nghị cần sớm “áp dụng chế độ hậu kiểm, làm xong mới quyết toán theo thực chi, là phù hợp với những lĩnh vực tạo ra nhiều giá trị vô hình, cần mềm dẻo sáng tạo trong quá trình triển khai. Hơn nữa, khi “hậu kiểm” có thể áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả một cách sát sao với thực tế là điều mà cơ chế “tiền kiểm” đang rất yếu”.   Vấn đề là cần xuất phát từ các quy định sử dụng ngân sách hiện nay: tiền kiểm “tài chính”, hậu kiểm “kết quả” (thẩm định và phê duyệt) trong các dự án đầu tư và tiền kiểm “kết quả”, hậu kiểm “tài chính” (dự toán và quyết toán) đối với các hạng mục và công việc theo kinh phí sự nghiệp, đồng thời cần tính  đến những đặc điểm rất khác biệt giữa các dự án CNTT (đặc biệt là các dự án “mềm”), so với các dự án XD và mua sắm để tìm lời giải cho bài toán QL.   Xuất phát từ đặc điểm khác nhau của hai phương pháp QL tài chính (theo ngân sách tập trung hay ngân sách sự nghiệp) mà hiệu quả QL và thực hiện công việc sẽ rất khác nhau.
Khác biệt của dự án CNTT so với dự án XD 1. Cải tiến quy trình công việc cũ.   Hầu hết các dự án XD nhà cao tầng, đường cao tốc, cầu cống… là XD công trình trên một mặt bằng trống (thường gọi là các dự án “Đồng Xanh”). Người ta phải làm các công việc chuẩn bị như xác định địa điểm XD, đền bù giải toả, chuẩn bị lán trại, nhà tạm, tập kết máy móc thi công… Trong khi hầu hết các dự án ứng dụng CNTT luôn bao gồm ba nội dung chính như sau: - Tin học hoá một số quy trình đang tồn tại. - Cải tiến một số quy trình hiện hữu. - Thêm vào một số quy trình mới.   Trong CNTT, không có dự án “Đồng Xanh” nào là đơn giản cả. Hầu hết các dự án CNTT như: Tin học hoá QL hành chính nhà nước (112); XD chính phủ điện tử; quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP); quản trị quan hệ khách hàng (CRM); thương mại điện tử… luôn phải đối mặt với việc thay đổi quy trình công việc vốn đã ăn sâu vào thói quen của người sử dụng. Đội ngũ làm Phần mềm phải đảm bảo khi triển khai dự án, không phá vỡ quy trình hoạt động hàng ngày của khách hàng. Thêm vào đó, họ phải lập được kế hoạch để khách hàng chấp nhận việc chuyển tiếp từ quy trình cũ sang quy trình mới. Sự phụ thuộc quá lớn vào khách hàng (người hưởng thụ dự án) của các dự án CNTT hoàn toàn đối nghịch với tính độc lập của các công trình XD, khi khách hàng chỉ bắt đầu sử dụng kết quả của dự án đã hoàn tất và được nghiệm thu.
2. Khó trù liệu những thay đổi.   Thực tế là khách hàng (chủ đầu tư dự án hay cơ quan phê duyệt) đổi khi suy nghĩ rất sai lầm rằng hoàn chỉnh một Phần mềm không có gì ghê gớm, nhà thầu nên kết thúc nó nhanh chóng, chỉ cần vài ngày hay vài tuần, với chi phí tối thiểu hay cần giảm giá tối đa. Ngược lại, trong XD cơ bản, khách hàng luôn muốn ngôi nhà của họ được XD kiên cố. Việc rút ngắn thời gian hay thay đổi nguyên vật liệu cấp thấp hơn rất ít khi được cấp nhận do kinh phí XD đã được “tiền kiểm" và cố định, rút ngắn thời gian hay sử dụng vật liệu khác cũng đồng nghĩa với việc rút ruột công trình, làm giảm chất lượng.   Công nghệ trong lĩnh vực CNTT thường thay đổi nhanh chóng, một số công nghệ có thể có lỗi thời điểm triển khai, cài đặt. Những dự án kéo dài hơn 6 tháng cần trù tính việc nâng cấp cả phần cứng lẫn PM. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư dự án phải chuẩn bị thời gian và tài chính để duy trì thiết bị hoạt động đồng bộ.   Hầu hết các dự án CNTT còn bị chậm bởi vô số nguyên nhân không thể đoán trước. Thường là do thay đổi trong cách QL, tổ chức, tài chính, thay đổi mức ưu tiên, công nghệ, nhận thức, quy trình và nhu cầu… Việc thêm vào các chức năng mới đồng nghĩa với việc phải tổ chức lại cơ sở dữ liệu và thay đổi giao diện. Nhà thầu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đồng ý với chủ đầu tư. Đôi khi họ phải làm theo những thay đổi do khách hàng đưa ra, nhưng không được tăng chi phí và thời gian.   Trong dự án XD, bất cứ thay đổi mang tính kỹ thuật nào cũng được kiểm soát bởi các thủ tục hợp đồng. Các sự thay đổi liên quan đến bảng mô tả chi tiết kỹ thuật đều dẫn đến kết quả là tăng chi phí và thời gian XD. Nhưng điều này khó định lượng được trong các dự án CNTT, khi mà các hợp đồng không thể trù liệu tất cả những thay đổi vốn là bản chất của dự án.
3. Quy trình xoáy trôn ốc.   Các giai đoạn triển khai một dự án XD luôn là tuyến tính, giới hạ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại ngân hàng nhà nước Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 1
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư Quản trị Chiến Lược 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các hoạt động có thu ở các đơn vị dự toán thuộc quân khu i Luận văn Kinh tế 0
S Công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Thủy Lợi I Luận văn Kinh tế 2
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự trữ vật tư nguy Luận văn Kinh tế 0
W Hoàn thiện Cỏc hỡnh thức trả lương, trả thưởng tại Ban Quản lý dự ỏn lưới điện Hà Nội Công nghệ thông tin 0
T Quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án tại EVN.IT - Thực trạng và kiến nghị một số giải pháp Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top