Download miễn phí Luận văn Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa công ty Giao nhận kho vận ngoại thương





MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước: 3
1.1.1. Khái niệm DNNN: 3
1.1.2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế: 3
1.1.3. Vai trò chủ đạo của DNNN đi về đâu? 5
1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: 8
1.2.1. Khái niệm CPH DNNN: 8
1.2.2. Bản chất của CPH DNNN: 9
1.2.3. Tác động của CPH DNNN: 13
1.3. Các hình thức và quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: 16
1.3.1. Các hình thức CPH DNNN: 16
1.3.2. Quy trình tiến hành CPH: 17
1.4. Các phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá: 21
1.4.1. Phương pháp tài sản: 21
1.4.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu: 27
1.4.3. Phương pháp định giá theo bội số: 30
1.5. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: 31
1.5.1. Những kết quả chủ yếu đạt được từ CPH DNNN: 32
1.5.2. Những tồn tại, hạn chế của quá trình CPH DNNN: 37
1.6. Nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: 42
1.6.1. Nhân tố chủ quan: 42
1.6.2. Nhân tố khách quan: 44
Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 46
2.1. Giới thiệu chung về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) 46
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VIETRANS: 46
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của công ty VIETRANS : 51
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 55
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 57
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến 2008 59
2.2. Thực trạng quá trình cổ phần hoá tại công ty VIETRANS: 66
2.2.1. Quy trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 66
2.2.2. Đánh giá chung về quá trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 72
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 77
3.1. Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ và Bộ Công thương: 77
3.1.1. Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ: 77
3.1.2. Kế hoạch đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương: 81
3.2. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá công ty Giao nhận kho vận ngoại thương: 84
3.3. Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa công ty Giao nhận kho vận ngoại thương: 86
3.3.1. Quán triệt tư tưởng, chủ trương cổ phần hóa cho cả ban lãnh đạo lẫn cán bộ công nhân viên trong văn phòng công ty: 86
3.3.2. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa và giải quyết những tồn đọng về mặt tài chính: 87
3.3.3. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của công ty sau cổ phần hóa: 89
3.3.4. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá công ty Giao nhận kho vận ngoại thương: 90
3.4. Một số kiến nghị: 94
3.4.1. Đối với Bộ Công thương: 94
3.4.2. Đối với Chính phủ: 94
3.4.3. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan khác: 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố nhân sự cũng được kể đến khi định giá doanh nghiệp, vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định  lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp. Và một lẽ dĩ nhiên là doanh nghiệp có giá trị lớn sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn các doanh nghiệp có giá trị bé.
Thứ tư, tác động từ ban lãnh đạo DNNN. Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến tiến trình cổ phần hóa ở nước ta. Trong thực tế ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quyết tâm tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Nguyên nhân là họ sợ lợi ích của mình bị đe dọa do nhận thức không đúng về cổ phần hóa. Họ lo rằng khi công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần vị trí quản lý của họ sẽ không còn được đảm bảo từ đó sinh ra tâm lý chần chừ, né tránh, chờ đợi người khác làm trước, thiếu chủ động thực hiện.
Nhân tố chủ quan cuối cùng từ phía doanh nghiệp cổ phần hóa là nhận thức của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Thực tế là đại bộ phận người lao động trong chưa thấy rõ bản chất, vai trò và lợi ích của việc cổ phần hóa DNNN đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của bản thân họ nói riêng. Do thiếu sót trong việc tuyên truyền về cổ phần hóa DNNN cho người lao động nên quá trình thực hiện cổ phần hóa không nhận được sự ủng hộ cũng như tham gia tích cực từ phía người lao động.
1.6.2. Nhân tố khách quan:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý để thực hiện cổ phần hóa DNNN. Một hành lang pháp lý thông thoáng, có hệ thống và đủ mạnh là điều kiện tiên quyết để tiến trình cổ phần hóa được tiến hành nhanh chóng và đúng mục tiêu đề ra. Không có một cơ sơ pháp lý đầy đủ, sát vời tình hình thực tế thì việc tiến hành cổ phần hóa sẽ rất khó khăn, mọi công việc sẽ chồng chéo và tất yếu sẽ dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện về cả quy trình lẫn kết quả.
Thứ hai, cơ chế định giá doanh nghiệp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình cổ phần hóa cũng như chất lượng của cổ phần hóa. Một cơ chế định giá doanh nghiệp chính xác sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh gọn và hiệu quả. Nếu giá trị doanh nghiệp được định giá thấp so với thực tế sẽ làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nếu xác định cao sẽ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp, gây ra hiện tượng tham nhũng ở một số cán bộ quản lý. Cơ chế định giá doanh nghiệp ở nước ta mặc dù đã có nhiều sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất; phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu là phương pháp tài sản chứ không phải là phương pháp dòng tiền chiết khấu nên thiếu chính xác.
Thứ ba, vai trò của các nhà đầu tư chiến lược. Các DNNN thực hiện cổ phần hóa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lại càng khó. Một mặt do thiếu chính sách khuyến khích từ phía cơ quan quản lý, một mặt các doanh nghiệp cổ phần hóa không đủ điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Thứ tư, các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa như việc giải quyết lao động đôi dư, chi phí cho đào tạo lại lao động, chi phí cổ phần hóa, chính sách sau cổ phần hóa … Sự quan tâm đúng mức và phù hợp của các chính sách này sẽ tạo động lực cho quá trình cổ phần hóa diễn ra trôi chảy và nhanh chóng.
Thứ năm, sự phát triển của thị thường tài chính đặc biệt là TTCK. TTCK là thị trường đầu ra của quá trình cổ phần hóa do đó một TTCK phát triển ổn định và lành mạnh là điều kiện để các DNNN cổ phần hóa thu hút vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Ngược lại nếu TTCK giảm sút, không ổn định sẽ gây tâm lý e ngại từ cả phía nhà phát hành và nhà đầu tư do đó tiến trình cổ phần hóa cũng bị chậm lại. Thực tế TTCK Việt Nam thời gian qua đã chứng minh tác động của nó tới tiền trình cổ phần hóa DNNN.
Cuối cùng là sự phát triển và trình độ của các công ty kiểm toán, công ty tư vấn cổ phần hóa. Những tổ chức kiểm toán và tư vấn có trình độ cao và có kinh nghiệm sẽ thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cũng như các khâu trong quy trình cổ phần hóa một cách chính xác, nhanh chóng và chuyên nghiệp tạo niềm tin cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Điều này tất nhiên sẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG
2.1. Giới thiệu chung về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VIETRANS:
Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công thương, hoạt động theo chế độ kinh tế tự chủ tài chính. Tiền thân của Công ty là Cục kho vận kiêm Tổng Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương - đây là tổ chức giao nhận đầu tiên ở Việt Nam được thành lập theo quyết định số 554/BNT ngày 13/08/1970 của Bộ Thương mại.
Hiện nay tên chính thức của Công ty là “Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương”, tên tiếng Anh là Viet Nam National Foreign Trade Forwarding And Warehousing Corporation. Tên giao dịch đối ngoại viết tắt là VIETRANS được thành lập theo quyết định số 337/TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương Mại.
Ngành nghề kinh doanh chính của Vietrans :
* Kinh doanh XNK (Theo ngành nghề đăng ký kinh doanh).
* Kinh doanh kho và kho ngoại quan.
* Đại lý tàu biển và đại lý hàng hoá hàng không tại các cảng biển và sân bay quốc tế của Việt Nam.
* Cung cấp dịch vụ Logistic, giao nhận, vận chuyển đa cách đối với hàng hoá XNK; Hàng công trình; Hàng quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất; Hàng triển lãm; Hàng ngoại giao, hành lý cá nhân; Hàng nguyên container và hàng thu gom chia lẻ.
* Các loại dịch vụ kinh doanh khác như: Dịch vụ thủ tục hải quan; Dịch vụ chuyển phát nhanh; Dịch vụ xây dựng, dịch vụ cho thuê văn phòng
Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, có các chi nhánh thay mặt tại một số đầu mối giao thông vận tải quan trọng trong và ngoài nước.
· Địa chỉ giao dịch: 13 Lý Nam Đế - Hà Nội
· Điện thoại : 04.38457801 – 04.3844913
· Telex : 411505VTRSVT
· Fax : 844255829
· Tài khoản tiền Việt Nam: 300.310.000.014
· Tài khoản ngoại tệ: 220.130.370.014
Lịch sử hình thành và phát triển của VIETRANS gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngoại thương qua các giai đoạn và đã trở thành mạng lưới trên toàn quốc.
* Từ năm 1978-1987:
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiệm vụ giao nhận của VIETRANS lúc này vừa là đảm bảo cho sản xuất vừa đảm bảo cung ứng cho tiền tuyến. Các cán bộ ngày đêm bám cảng và sân ga để kịp thời giao nhận hàng hoá đặc biệt là hàng viện trợ.
Ngày 24/4/1976 Bộ Ngoại Thương quyết định đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top