kim_loanvn90

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoạt động của Ngân hàng thế giới WB tại Việt Nam





Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải ngân tính đến tháng 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt nam là nước vay IDA lớn nhất



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I. HOẠT ĐỘNG CỦA WORLD BANK (WB )
1.Hoạt động chung
WB có mục đích hoạt động là hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.
Hoạt động của WB rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển (IBRD và IDA) và được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
Ví dụ:
+ IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải.
+ IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hay cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.
+ MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
2. Hoạt động Chống tham nhũng : WB khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thừa nhận những hành vi sai trái như tham nhũng,hối lộ, móc nối… trong các dự án của WB và cam kết sửa chữa những việc làm đó. Những đối tượng như vậy sẽ không bị xử lý và sẽ được tiếp tục tham gia vào các dự án do WB tài trợ nếu đáp ứng được yêu cầu và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc của WB và đảm bảo việc thừa nhận hành vi gian lận và tha bổng sẽ được giữ bí mật.
WB đang nỗ lực trong hoạt động chống tham nhũng và cải thiện năng lực quản lý yếu kém, coi đó là những trở ngại chính đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới.
Mới đây, WB đã yêu cầu Campuchia trả lại khoản tiền 7 triệu USD tài trợ cho các chương trình phát triển của nước này sau khi hàng loạt các vụ tham nhũng ở nước này bị phát hiện. 
WB khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thừa nhận những hành vi sai trái như tham nhũng,hối lộ, móc nối… trong các dự án của WB và cam kết sửa chữa những việc làm đó. Những đối tượng như vậy sẽ không bị xử lý và sẽ được tiếp tục tham gia vào các dự án do WB tài trợ nếu đáp ứng được yêu cầu và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc của WB và đảm bảo việc thừa nhận hành vi gian lận và tha bổng sẽ được giữ bí mật.
WB đang nỗ lực trong hoạt động chống tham nhũng và cải thiện năng lực quản lý yếu kém, coi đó là những trở ngại chính đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới.
Mới đây, WB đã yêu cầu Campuchia trả lại khoản tiền 7 triệu USD tài trợ cho các chương trình phát triển của nước này sau khi hàng loạt các vụ tham nhũng ở nước này bị phát hiện. 
II. HOẠT ĐỘNG CỦA WB TẠI VIỆT NAM
1. Hoạt động Tài trợ của WB đối với Việt nam
  Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải ngân tính đến tháng 31/12/2003  đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt nam là nước vay IDA lớn nhất
Ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, WB cũng cung cấp các khoản Hỗ trợ Kỹ thuật (HTKT) cho Việt Nam, kể cả các khoản HTKT uỷ thác của các nước. Tổng số HTKT của WB tính đến tháng 31/12/2003 là hơn 135 khoản với trị giá khoảng 322 triệu USD; trong đó bao gồm 19 khoản đồng tài trợ trị giá 210,6 triệu USD.
Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu là:
- Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển: Tài trợ của WB cho Việt nam thường tập trung vào các dự án trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực ... nay hướng trọng tâm vào xoá đói giảm nghèo, các khoản vay chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho thấy Việt nam đã dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua
Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm cùng kiệt (PRSC II) I và II tập trung vào 5 lĩnh vực cải cách trọng tâm của nền kinh tế bao gồm :
(i) cải cách ngân hàng
(ii) cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước
(iii) cải cách chi tiêu công
(iv) tự do hoá thương mại
(v) phát triển khu vực tư nhân. Ngoài ra,  chương trình PRSC II  còn được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Việt nam sẽ chuẩn bị tiếp nhận các PRSC trong những năm tiếp theo.
- Hhỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích: Các HTKT của WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng,phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng v.v. và đã phát huy được hiệu quả trong quá trình thực hiện
Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt nam phối hợp với các bộ ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) cho Việt nam.
-  Điều phối viện trợ: hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài cho Việt nam (CG) - do WB làm đồng chủ tọa - được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ. Nhờ đó, vốn viện trợ được sử dụng hiệu quả hơn phụ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top