Ailill

New Member

Download miễn phí Khóa luận Mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bách Khoa





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 9
1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 20
1.2.1. Khái niệm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 20
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM 23
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan 23
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo CHI NHÁNH BÁCH KHOA 33
2.1. Khái quát về NHNo Chi nhánh Bách Khoa 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động NHNo Chi nhánh Bách Khoa 36
2.1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2007 43
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa 48
2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo Bách Khoa năm 2006 và 2007 48
2.2.2. Phân tích mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007 54
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 55
2.3.1. Đánh giá kết quả 55
2.3.2. Đánh giá những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh và nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NHNo CHI NHÁNH BÁCH KHOA 62
3.1 Định hướng cho vay tiêu dùng của NHNo Chi nhánh Bách Khoa 62
3.1.1. Những mục tiêu hoạt động chung 62
3.1.2. Mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 63
3.2. Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo Bách Khoa 64
3.2.1. Mở rộng nguồn vốn huy động của ngân hàng 64
3.2.2. Linh hoạt trong việc áp dụng quy trình cho vay 67
3.2.3. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật 68
3.2.4. Mở rộng tiếp thị, quảng bá thương hiệu NHNo Việt Nam 69
3.2.5. Đưa ra các hình thức cho vay tiêu dùng mới 70
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng 71
3.2.7. Đổi mới công nghệ ngân hàng, hoàn thiện hơn công tác giao dịch với khách hàng 72
3.2.8. Tăng cường công tác quản trị rủi ro 74
3.2.9. Một số giải pháp khác 75
3.3 Các kiến nghị 76
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 76
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 77
3.3.3. Kiến nghị với NHNo Láng Hạ 77
LỜI KẾT 80
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tìm kiếm nơi đặt trụ sở ". Đến tháng 07/2005, Chi nhánh Bách Khoa đã tìm được trụ sở mới. Sau một loạt thủ tục và thoả thuận, hợp đồng thuê trụ sở được ký vào ngày 27/09/2005 giữa Chi nhánh Bách Khoa và Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam. Trụ sở mới của Chi nhánh NHNo Bách Khoa đặt tại Toà Nhà Điều Hành Tổng Công ty Chè Việt Nam số 92 Phố Võ Thị Sáu - Hà Nội. Trụ sở gồm mặt tiền tầng 1(42m2), sảnh lớn chung và toàn bộ 300m2 mặt sàn tằng 5 của toà nhà đồ sộ nằm trước Công viên Tuổi trẻ, một tuyến phố rất rộng, đẹp, chưa có Ngân hàng đặt trụ sở. Đây là một vị trí lý tưởng cho Ngân Hàng Bách Khoa trong quá trình phát triển kinh doanh sau này.
Cùng với công việc triển khai thiết kế lắp đặt các hệ thống thông tin tin học, máy móc thiết bị phục vụ cho giao dịch tại trụ sở mới, lãnh đạo chi nhánh tiến hành làm thủ tục xin mở phòng giao dịch số 9 để tiếp nhận toàn bộ số khách hàng của Chi nhánh Bách Khoa tại địa điểm cũ 42 phố Lê Thanh Nghị, và tìm trụ sở mới cho phòng giao dịch số 9. Ngày 22/09/2005 Giám đốc chi nhánh Bách Khoa đã ký hợp đồng với gia đình ông Lê Hồng Tịnh thuê tầng 1 căn nhà số 54 Phố Lê Thanh Nghị - Hà Nội và nhận được quyết định số 864/QĐ- NHLH - TCCB ngày 10/11/2005 về việc " Mở phòng giao dịch số 9".
Ngày 07/09/2005, Giám đốc NHNo Láng Hạ ký quyết định số 683/QĐ NHLH - TCCB thành lập Phòng Hành chính - Nhân sự thuộc chi nhánh Bách Khoa và hoàn chỉnh tổ chức lãnh đạo của các phòng trong chi nhánh.
Tóm lại, trong những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn, số lượng công nhân viên ít ỏi, điều kiện vật chất thiếu thốn... Đến nay sau hơn 7 năm hoạt động Chi nhánh NHNo Bách Khoa đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong số ít các chi nhánh cấp 2 trên toàn quốc được phép thanh toán quốc tế trực tiếp trên mạng SWIFT, tổng số lượng nhân viên của Chi nhánh NHNo Bách Khoa đã là 32 người và có 2 phòng giao dịch trực thuộc ( Số 04 và Số 09).
Với quá trình hình thành và phát triển trong thời gian 7 năm, NHNo Chi nhánh Bách Khoa đã và đang hoạt động theo cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như thế nào? Điều này sẽ được làm rõ trong mục tiếp theo.
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động NHNo Chi nhánh Bách Khoa
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Bách Khoa trong giai đoạn 2005-2007 được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn NHNo Chi nhánh Bách Khoa
giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi của khách hàng:
163,19
94,9%
308,866
80,4%
505,797
99,6%
-Tiền gửi
không kỳ hạn
57,765
35,4%
127,805
41,38%
194,896
38,5%
-Tiền gửi
có kỳ hạn
105,425
64,6%
181,061
58,62%
310,901
61,5%
2. Giấy tờ có giá
8,735
5,1%
30,083
19,6%
2,116
0,4%
Tổng
171,925
338,949
508,01
(Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp của NHNo Chi nhánh Bách Khoa
giai đoạn 2005-2007)
Nguồn vốn mà NHNo Chi nhánh Bách Khoa huy động được từ nguồn tiền gửi và giấy tờ có giá tại thời điểm 31/12/2007 là 508,01 tỷ đồng, đạt 101,6% so với kế hoạch (500 tỷ đồng), tăng thêm 336 tỷ so với cùng kỳ năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 295,5%. Đây là một con số đáng chú ý của NHNo Chi nhánh Bách Khoa trong giao đoạn này. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cho thấy chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng không cao, do nguồn vốn vay rất ít.
Nếu phân loại theo thời gian huy động, nguồn vốn năm 2007 bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 160 tỷ, giảm 1 tỷ và tương đương với 99% so với 2006
- Tiền gửi > 12 tháng đến < 24 tháng là 55 tỷ và tương đương với 102% so với 2006
- Tiền gửi > 24 tháng là 294 tỷ, tăng 169 tỷ so với năm 2006
Nếu phân loại theo tính chất, nguồn vốn bao gồm:
- Tiền gửi dân cư : 214 tỷ chiếm 42 % tổng nguồn, tương đối đủ để đảm bảo nguồn vốn ổn định trong thanh toán, trong đó ngoại tệ quy đổi là 72 tỷ.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội: 294 tỷ chiếm 58% tổng nguồn, trong đó nguồn ngoại tệ quy đổi là 6 tỷ.
Nếu phân loại theo loại tiền tệ:
Tổng nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, nguồn ngoại tệ là 78 tỷ chiếm 15,4%.
Tiền gửi thanh toán
Ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền gửi thanh toán với việc mở tài khoản miễn phí, thủ tục mở tài khoản và giao dịch đơn giản, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, an toàn, tuyệt đối, bảo mật. Chủ sở hữu tiền gửi có kỳ hạn được phép chuyển nhượng, thanh toán trước hạn, thanh toán từng phần. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản tiền gửi này để cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể thanh toán đến tất cả các tỉnh, thành phố qua các kênh thanh toán hiện đại, với mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Khách hàng còn có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm và ngược lại.
Tổng số dư nguồn tiền gửi thanh toán tại thời điểm 31/12/2005 của NHNo Chi nhánh Bách Khoa là 81,57 tỷ đồng, con số này tại cùng thời điểm năm 2006 là 166,3 tỷ, tăng 204%.
Tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng cung ứng các hình thức tiền gửi tiết kiệm phong phú về loại hình, linh hoạt về kỳ hạn với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn và bảo mật. Tiền gửi của khách hàng luôn được bảo hiểm. Khách hàng có thể sử dụng sổ tiết kiệm để xác nhận số dư nhằm mục đích chứng minh khả năng tài chính khi đi du lịch, du học,… ở nước ngoài hay có thể chiết khấu hay cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn. Các loại hình tiền gửi hiện NHNo Bách Khoa đang cung cấp:
- Tiền gửi tiết kiệm thông thường
- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
- Tiền gửi tiết kiệm gửi góp
- Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng
- Tiền gửi tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật.
Tiền gửi tiết kiệm thông thường
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm không có thời hạn xác định, thời gian gửi và rút tiền tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gồm có trả lãi cuối kì, trả lãi trước, và trả lại hàng tháng.
Số dư tiền gửi tiết kiệm thông thường ở NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2007 là 318,3 triệu đồng – một con số rất nhỏ so với tổng tiền gửi tiết kiệm bởi lẽ loại hình dịch vụ này có lãi suất thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiết kiệm bậc thang
Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng gửi tiền một lần vào một sổ tiết kiệm nhưng có thể được rút tiền gốc (một phần hay toàn bộ) nhiều lần. Khi rút tiền gốc (một phần hay toàn bộ) ngân hàng s
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top