Farnham

New Member
Ắt hẳn nhiều người nghĩ rằng bàn phím cho game thủ thì phải lung linh với hàng núi đèn LED trong đêm, thiết kế phải hầm hố, hoành tráng, có luôn cả 1 cái LCD để hiển thị… đó là bàn phím game thủ. Thực tế mà nói, khi chơi game, tui chẳng bao giờ quan tâm đến việc nó có đèn LED hay không hay LCD để làm gì, vì thế … Mitsumi huyền thoại luôn là lựa chọn hàng đầu của tôi. Dĩ nhiên, tui không hề bảo rằng mình sở hữu một bàn phím chơi game thực thụ vì Mitsumi dù sao vẫn là Mitsumi, giá chỉ dưới 10USD.
Vậy tóm lại, cần quan tâm gì khi chọn mua bàn phím chơi game, ngoại trừ cái vỏ ngoài hào nhoáng? Tốt hơn hết là bạn hãy đi hỏi FunnyKids, thành viên của vozForums. Dưới đây là bài viết của FunnyKids chia sẻ những thông tin và quan điểm cá nhân của anh về bàn phím chơi game. Cá nhân tui nhận thấy bài viết khá chính xác và “gãi đúng chỗ ngứa”, chơi và biết cách chơi là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Hầu như bây giờ đi đâu đọc review về gaming keyboard người ta cũng chỉ nhắc tới có hai thứ thôi: có đèn không? (hay có màn hình LCD gắn trên key không) và có phím macro không?
 
Nhưng thực ra thì thế nào gọi là gaming keyboard, em cực ghét Razer hay Logitech khi họ đẻ ra hết gaming keyboard này tới keyboard khác cứ như theo chu kỳ ấy, vài tháng lại ra một mẫu mới. Nhưng chúng chỉ khác nhau về hình dáng, màu sắc của ánh đèn, còn bên trong? Tất cả các bài review của họ không một câu nào nhắc tới việc bàn phím của họ hoạt động ra sao. Họ rất tham lam, họ đánh vào tâm lý của game thủ đa phần là teen, nên rất thích những thứ hào nhoáng bên ngoài, nên hốt bạc nhờ những sản phẩm công nghiệp sòn sòn như vậy.
Nói tới gaming keyboard không phải là nói tới đèn LED hay có bao nhiêu phím macro. Phím macro đúng là quan trọng thật, nhưng chỉ với các game MMORPG như WOW mà thôi. Còn với các game thuộc dạng “thi đấu” hay còn gọi là e-sport, thì không ai nghĩ tới chuyện dùng bàn phím có macro cả.
Nói tới gaming keyboard, thì có hai thứ quan trọng nhất, và cũng là hai thứ bạn sẽ không bao giờ thấy hay được nhắc tới rất sơ sài trong bảng thông số kỹ thuật của Razer hay Logitech vì họ cố tình lờ đi: N-key rollover (hay đôi khi gọi là anti-ghosting), và Active point của key.

N-key rollover
N-key rollover là khả năng nhận nhiều phím một lúc của bàn phím. Thông số này là bắt buộc đối với một bàn phím chơi game, vì không có nó bạn không thể thực hiện các combo, hay khi ấn quá vội sẽ dẫn tới tình trạng nhận không đủ phím. Điều này là cực kỳ khó chịu, thậm chí là không thể chấp nhận được.
Cả Razer và Logitech đều cố gắng hoàn thiện chức năng này, nhưng họ chỉ dám trang bị nó trên một số tổ hợp phím nhất định. Ví dụ Razer dũng cảm ghi trên bảng thông số kỹ thuật của họ chỉ thực hiện với WASD thôi. Còn Logitech tuy không ghi rõ ràng nhưng cũng chú thích là chỉ hiệu quả với các phím ASDFW CRT bằng một cái ảnh nho nhỏ.
Họ không làm không phải vì hạn chế của công nghệ, N-Key rollover có từ rất lâu rồi. Nhưng họ hiểu để làm đủ hết các phím thì phải tăng giá thành sản xuất, và họ không muốn điều đấy. Thêm vào nữa, một cổng USB chỉ cho phép truyền tối đa 6 phím thôi. Nhưng họ đã sử dụng nó để làm đủ thứ rồi, từ việc nhận tín hiệu cho màn hình LCD, tải macro, tới việc cấp điện cho đèn LED, thì làm gì có chỗ cho việc khác?
Để chứng minh những gì đã nói, các bạn có thể kiểm tra rất dễ dàng với phần mềm AquaKeyTest.
Rất đơn giản, các bạn cố ấn được bao nhiêu phím cùng lúc thì cứ ấn, số phím nhận được cùng lúc sẽ hiện lên trên tool với màu xám, và khi các bạn thấy có phím vàng xuất hiện, tức là phím đấy bị nhả ra rồi, hay không nhận được nữa. Các bàn phím USB đời cũ đều nhận được tầm 6 phím (tốt hơn Razer và Logitech). Riêng với Steel Series G7 là nhận được toàn bộ bàn phím. Mình mới chỉ test được có 14 phím thôi (dùng 10 ngón tay và cố gắng dùng cả chân với long bàn tay rồi), nhưng như thế đủ để nói lên sự khác biệt.

Active point
Cả Razer lẫn Logitech đều cố gân cổ lên với cái hyperesponse của họ, nhưng vấn đề không nằm ở việc từ lúc bàn phím nhận được tín hiệu tới lúc máy tính nhận được là bao lâu, vì thời gian đấy là quá quá nhanh, dù có tăng cường thêm nữa cũng không thấy được sự khác biệt. Cái mà họ không làm được, là từ lúc game thủ ấn phím xuống, bàn phím mất bao lâu mới nhận được tín hiệu.

Đây là biểu đồ lực của phím membrane (tức là bao gồm cả Razer và Logitech). Đầu tiên bạn phải ấn phím xuống, lực tăng dần tới điểm cao nhất đấy là lúc cái sụn cao su bị sụt, khi cái sụn sụt lực giảm dần và khi đi hết cái sụt đấy thì nó bắt đầu bị kéo căng lại và đẩy tay bạn trờ về. Và điểm nhận phím là khi bạn ấn hết cái bàn phím xuống rồi. Chính vì thế nên nhiều khi bạn chơi game trong những tình huống khẩn cấp, bạn ấn quá nhanh, khi phím mới chỉ đi qua điểm sụt của sụn cao su thôi, bạn đã nhả ra, và thế là bàn phím không nhận được tín hiệu. Và điểm reset point của nó là khi bạn nhả phím đi tới gần sụn cao su. Vì thế nếu bạn ấn liên tục quá nhanh, thì phím cũng không nhận hết được.
Còn với Black cherry Switch thì thế này :

Điểm active và điểm reset nằm gần như cùng một vị trí, thế nên bạn chỉ cần nhấp phím xuống thôi, chưa cần ấn toàn phím xuống thì key đó đã được ghi nhận rồi, và do active với reset point gần như nằm cùng một chỗ, nên bạn có thể ấn liên tiếp rất nhanh mà không hề sợ là phím của mình không được nhận.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top