tctuvan

New Member
Tên sách: Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Lưu Văn Lợi
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 1995
Số hoá: ptlinh, chuongxedap


LỜI NÓI ĐẦU

Từ Hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Manila tháng 7 năm
1992 đến Hội nghị SEAPOL ba khu vực tại Bangkok tháng 12 năm 1994, các đại biểu đều lo
lắng về tình hình an ninh của Biển Đông và trao đổi ý kiến về sự hợp tác trong khu vực.

Trong khu vực này có hai vấn đề lớn nổi lên: vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vấn đề
hợp tác trước hết là về khai thác tài nguyên. Các đại biểu đều cho rằng nếu không giải quyết
được vấn để chủ quyền thì khó mà giải quyết được vấn đề hợp tác khai thác tài nguyên. Trong
vấn đề tranh chấp chủ quyền, phức tạp là vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa
Việt Nam và Trung Quốc.

Ba năm lại đây, cùng với việc giải quyết vấn đề Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ giữa
Việt Nam và Trung Quốc là một nhân tố ổn định quan trọng đối với Đông Nam Á. Việt Nam
không chỉ mở rộng quan hệ với các thành viên của ASEAN mà Việt Nam đã trở thành quan sát
viên của ASEAN, vấn đề trở thành thành viên chính thức của ASEAN chỉ còn là vấn đề thời gian,
vì điều kiện đã chín muồi.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc quan hệ các mặt đang phát triển, đang có những cố gắng từ cả
hai phía để giảm bớt bất đồng, từng nước giải quyết các tranh chấp giữa hai nước. Vì lợi ích
của hai nước, nên và cần tính việc giải quyết cuộc tranh chấp về hai quan đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.

Trong bồi cảnh thuận lợi đó, Nhà xuất bản CÔNG AN NHÂN DÂN trân trọng giới thiệu với bạn
đọc cuốn “CUỘC TRANH CHẤP VIỆT - TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA”
của ông Lưu Văn Lợi, một nhà nghiên cứu quen thuộc. Trên cơ sở những tài liệu tịch sử vững
chắc, xuất phát từ những tiêu chuẩn được chấp nhận của luật pháp quốc tế, tác giả đã bình
tĩnh, khách quan phân tích lập trường của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc để đánh giá khả
năng, phương hướng giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng tổi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa vì
lợi ích của hai nước Việt - Trung, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á.
NHÀ XUẤT BẢN
CÔNG AN NHÂN DÂN


CHƯƠNG I
DANH NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
TRUNG QUỐC VỀ TÂY SA VÀ NAM SA1



Trong văn kiện ngày 30 tháng Giêng năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nêu một số tài
liệu cổ để chứng minh Tây Sa, Nam Sa từ lâu đã là lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1988, một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc do ông Hàn Chấn Hoa chủ trì đã xuất bản
cuốn Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên tổng hợp những sử liệu cổ về Tây Sa,
Nam sa. Đây là kết quả sự hợp tác của hơn hai mươi cơ quan, đơn vị nghiên cứu, học viện,
trường đại học, thư viện, bảo tàng quốc gia và bảo tàng địa phương, các cơ quan hành chính
Hải Nam, tham khảo, thu thập và trích dẫn tới 17.000 điển trong sách báo, tài liệu Trung Quốc
và nước ngoài. Gần đây lại rộ lên một loạt bài mới của nhiều tác giả Trung Quốc về chủ quyền
của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa.

Từ ông Hàn đến các tác giả khác đều dùng tư liệu cổ để chứng minh Tây Sa, Nam Sa từ lâu đã
là của Trung Quốc.

Cơ sở lập luận của Trung Quốc về danh nghĩa lịch sử của họ trong vấn đề Tây Sa và Nam Sa là
nhưng sử liệu cổ từ đời Tam Quốc (220 - 265) đến đời Thanh (1644 -1911), chủ yếu là những
tài liệu sau đây:

- Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn đời Tam Quốc nói về những điều lạ của các xứ phương
Nam

- Phù Nam truyện của Khang Thái đời Tam Quốc nói về việc ông đi sứ Chân Lạp.

- Dị Vật chí của Dương Phù đời Đông Hán (25 – 220) nói về những điều lạ (cũng là ở ngoài
nước).

- Vũ Kinh Tổng yếu do Tăng Công Lương, Đinh Độ đời Tống soạn, được Tống Nhân Tổng đề
tựa.

- Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống (1178); chủ yếu chép về các nước vùng Đông
Nam Á. Trong đoạn Giao Chỉ dương (biển Giao Chỉ, tên cổ của Việt Nam) có nói đến Trường Sa
và Thạch Đường.

- Chư Phiên chí của Triệu Nhữ Quát, đời Tống (1225), mô tả về nước ngoài. Có đoạn nói đến
Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường như phương vị để định vị đảo Hải Nam như Chiêm
Thành, Chân Lạp.

- Đảo Di chí lược của Vương Đại Uyên đời Nguyên (1349) mô tả địa thế, khí hậu, sản vật,
phong tục của hàng trăm nước ngoài Trung Quốc. Vạn lý Thạch Đường được chép thành mục
riêng như các nước khác.

- Đông Tây Dương Khảo (1618) của Trương Nhiếp và Vũ Bị chí (1628) của Mao Nguyên Nghĩ
nói về con đường từ Trung Quốc đi Ấn Độ Dương.

- Hải Quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh đời Thanh ghi chép những điều tai nghe mắt
thấy về nước ngoài từ Đông Á, Đông Nam Á đến Tây Âu. Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch
Đường được nói tới trong đoạn nói về Việt Nam trên tuyến đường từ Hạ Môn đi Quảng Nam
(Việt Nam).


- Hải Lục của Dương Bính Nam đời Thanh (1820) chép về 99 nước và khu vực trên thế giới thời
đó, kể cả một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường được nói
đến trong đoạn chép về Java. Bản đồ bán cầu đính theo ghi Trường Sa, Thạch Đường ở khu
vực Đông Nam Á.

- Hải quốc Đồ chí của Ngụy Nguyên đời Thanh (1848) ghi chép về nước ngoài và những việc
liên quan đến nghề hàng hải.

- Doanh Hoàn chí lược của Bành Ôn Chương đời Thanh (1848) chép về địa lý thế giới. Trường
Sa, Thạch Đường không vẽ vào bản đồ Trung Quốc (Hoàng Thanh nhất thống dư địa đồ) mà
vẽ vào vùng Đông Nam Á (Nam Dương các đảo đồ).
______________________________________
1. Tức là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo cách gọi của Trung Quốc.
Chương này viết theo tài liệu nghiên cứu nhan đề “Về bằng chứng lịch sử của Trung Quốc đối với hai quần đảo ở Biển Đông”, do đồng chí
Phạm Kim Hùng, chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao biên soạn tháng 12 năm 1993. Phụ lục bằng Trung văn cũng do đồng chí Kim Hùng cung
cấp.


Nếu kể thêm các sách trích dẫn thì tới hàng trăm cuốn. Số sách từ đời Tống về sau nhiều hơn
sách đời trước. Không có cuốn nào nói trực tiếp đến Tây Sa, Nam Sa, không có cuốn nào nói
Trung Quốc có chủ quyền các đảo thuộc Tây Sa, Nam Sa. Một số sách nói đến những địa danh
như Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường, Thiên lý Thạch Đường, Cửu Nhũ Loa Châu mà
tác giả suy diễn hay giả thiết là chỉ Tây Sa, Nam Sa.

Các sách được nêu chủ yếu là loại sách địa chí và hàng hải liên quan các nước ngoài Trung
Quốc. Một vài cuốn nói về hoạt động của ngư dân Trung Quốc ngoài biển. Có vài cuốn do
những người thật sự đi biển viết hay kể lại như: Tinh Sai thắng lãm của Phí Tín, Doanh Nhai
thắng lãm của Mã Hoan, hai người đã đi theo Trịnh Hòa “Hạ Tây Dương”. Hải Lục do Dương
Bính Nam đời Thanh ghi theo lời kể của Tạ Thanh Cao (1765-1821), một thủy thủ Trung Quốc
đã làm việc nhiều năm trên các tầu nước ngoài và thông thạo các đường biển ông đã đi qua và
các nước vùng Đông Nam Á. Có vài cuốn do những người đi sứ ở vùng Đông Nam Á viết như
Phù Nam truyện của sứ giả nhà Ngô là Khang Thái đi Phù Nam, Chân Lạp phong thổ ký của sứ
giả Chu Đạt quan nhà Nguyên ghi chép tuyến đường biển từ Ôn Châu sang Chân Lạp, Hải Quốc
Quảng ký của Thận Phàn thường chép hành trình Ngô Huệ đời Minh đi sứ Chiêm Thành, Tùy
Thư chép việc Thường Tuấn, sứ giả nhà Tùy, đi qua Biển Đông. Các cuốn khác đều do những
người không thật sự qua Biển Đông nhưng đã ghi chép theo những điều “văn kiến” (nghe và
thấy). Loại sách này được soạn ra theo phương pháp của tác giả Trương Nhiếp khi viết Đông
Tây Dương Khảo: hỏi những người từ phương xa tới (thủy thủ, lữ khách) gặp ở bến cảng.

Các tác giả Trung Quốc khi nghiên cứu phải nghiên cứu tất cả các sách ít nhiều liên quan đến
Tây Sa, Nam Sa là tất nhiên, nhưng là nhà khoa học họ còn phải thấy mặt hạn chế của các sử
liệu đó và loại bỏ những điều không đúng. Rất tiếc rằng hình như họ trích dẫn tất cả cái gì tìm
được và trong khá nhiều trường hợp họ đã tùy tiện suy diễn, sắp xếp lại. Thí dụ Phù Nam
truyện chỉ viết: “Trong Trướng hải có bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”,
nhưng ông Hàn Chấn Hoa chú giải đây là quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Dị Vật Chí chỉ ghi: “Kỳ đầu
Trướng Hải nước nông, có nhiều từ thạch, thuyền lớn nước ngoài đóng đai sắt không qua
được” nhưng ông Hàn cho rằng Trướng hải là biển Nam Trung Hoa “gồm các đảo Nam Hải”
(Biển Nam Trung Hoa rộng hơn 3.400.000 km2
, Trướng Hải là toàn bộ biển đó hay một vùng
nào của biển đó?) và Kỳ đầu (đá ngầm) là “đá ngầm của các đảo Nam Hải”. Nam Duệ di vật chí
viết thế kỷ thứ nhất chỉ nói đến việc ngư dân Trung Quốc bắt được rùa biển, đồi mồi, Hoàng
Châu ký chỉ nói “người xưa bắt cá trong biển được san hô” nhưng ông Phan Thạch Anh lại kết
luận là người Trung Quốc đã “khai phá và kinh doanh sớm nhất” các đảo Nam Hải, tuy rằng hai
cuốn sách đó chỉ nói biển chung chung mà không nói rõ biển nào. Đông Tây Dương khảo viết
Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo cách huyện Văn Xương 100 dặm (50 km). Nhưng


Link download bản đầy đủ cho các học giả:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top