dunghoivisao

New Member

Download miễn phí Luận văn Dạng bài chuyển đổi ngôi kể trong làm văn kể chuyện ở tiểu học





Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để thấy được sự cần thiết này xin dẫn ra đây một câu chuyện vui: Một hôm chuột con hớt hải chạy về mách mẹ: "Mẹ ơi lúc nãy đi chơi, con vừa gặp hai kẻ lạ mặt, một con to lớn trông sợ lắm, một con thì hiền lành rất đáng yêu mẹ ạ". Mẹ chuột nói: "Con hãy miêu tả hai kẻ lạ mặt đó cho mẹ nghe nào?". Chuột con tả: "Một con cao, to, có cái gì đỏ chót ở trên đầu, hai chân to tướng lại có những ngón xoè ra. thấy con lại gần nó giậm giậm chân, đầu thì lắc ngang, lắc dọc miệng kêu lên mấy tiếng gì ấy, trông nó hung ác, con sợ lắm". Mẹ chuột hỏi tiếp: "còn con vật kia thì sao?" "Con kia có bộ lông vàng mượt như tơ, dáng người thon thả đang nằm phơi nắng, đôi mắt lim dim và đôi lúc lại kêu lên tiếng kêu dễ thương. Trông nó hiền lành, dễ gần lắm mẹ ạ".
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cầu. Vì thế giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong phương pháp: làm thế nào để giúp các em (tất cả các em trong lớp) có thể học tốt các bài tập chuyển đổi ngôi kể? Đó là nỗi trăn trở của các thầy, cô giáo đang giảng dạy tại miền núi Sơn La.
2.3. Những đề xuất về phương pháp hướng dẫn học sinh tập chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện
2.3.1. Các bước luyện tập
Bậc tiểu học là bậc học về phương pháp, do đó phương pháp có vị trí quan trọng trong quá trình học tập nói chung và quá trình học loại bài văn kể chuyện chuyển đổi ngôi kể nói riêng. Dựa vào những cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn đã trình bày ở trên, chúng tui xin đề xuất một số cách thức hướng dẫn học sinh tiểu học miền núi Sơn La chuyển ngôi như sau:
Bước 1: Nắm vững nội dung câu chuyện kể
Đây là yêu cầu đầu tiên, tối thiểu để có thể chuyển đổi ngôi kể: Bởi lẽ, xét đến cùng, quá trình chuyển đổi ngôi kể là quá trình kể lại câu chuyện từ một điểm nhìn mới, một cách nhìn mới... chính là quá trình "đồng sáng tạo", quá trình biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của mỗi học sinh. Muốn làm được điều đó, trước tiên, học sinh phải nhớ được câu chuyện, tiến đến nhập thân vào nhân vật, sống với tác phẩm thì mới có thể kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới.
Nắm vững câu chuyện là nắm vững những yếu tố cốt truyện, nội dung, nhân vật, tình tiết, chi tiết và cả một số từ ngữ hay, sinh động, hấp dẫn.
Cũng như vần điệu giúp cho câu thơ định hình và có khả năng lưu truyền phổ biến, cốt truyện cũng có tác dụng như vậy đối với truyện. "Cốt truyện là một hệ thống những biến cố, sự kiện cụ thể... hệ thống đó bộc lộ tính cách trong mối quan hệ tác động qua lại với chúng". Như vậy, truyện bao giờ cũng có cốt truyện, trong đó có những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách... của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội và trong mối quan hệ với nhau.
Mỗi cốt truyện được tạo nên bởi một chuỗi các sự việc (tình tiết) được xắp xếp một cách hợp lý, vừa bộc lộ được tính cách con người, vừa bộc lộ được ý nghĩa cuộc sống. Chẳng hạn, như truyện "Sơn tinh, Thủy tinh" sẽ được du hành trên một cỗ xe tình tiết:
- Vua Hùng kén rể
- Hai thần thi tài
- Sơn tinh mang lễ vật đến trước nên được cưới Mị Nương
- Thủy tinh ghen tức dâng nước đánh
- Hàng năm Thủy tinh gây ra lũ lụt.
Hay truyện: "Chu Văn An và người học trò - con trai thuỷ thần" cũng được xây dựng nên bởi chuỗi các tình tiết (sự việc) sau:
- Một học trò lạ đến học
- Trời làm đại hạn
- Chu Văn An nhờ học trò giúp
- Học trò suy nghĩa và làm theo lời thầy
- Thuồng luồng (học trò) bị giết và được chôn cất tử tế.
Các tình tiết (sự việc) xâu chuỗi với nhau tạo nên cốt truyện và qua đó cũng làm toát lên nội dung chính của truyện (như câu truyện vừa kể trên từ chuỗi sự việc đó cho ta thấy được nội dung chính: chuyện kể về con trai một vị thuỷ thần dám trái mệnh trời, liều chết làm mưa cứu dân, theo lời thầy dạy để thực hiện lý tưởng nhân nghĩa). Tuy nhiên, những tình tiết đó "sống" được phần lớn là nhờ mảnh đất màu mỡ của những chi tiết.
Những chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, về cử chỉ, hành vi, lời nói... đã "cụ thể hóa" các tình tiết giúp người đọc cảm thụ tác phẩm một cách toàn diện hơn hay nhiều khi ý nghĩa sâu xa của tác phẩm lại được gửi gắm rất khéo vào một chi tiết rất nhỏ. Cụ thể, ý nghĩa của câu chuyện vừa nêu trên biểu hiện tập tập trung ở chi tiết suy nghĩ của người học trò: phải tuân lệnh thiên đình hay nghe lời thầy dạy? Và cuối cùng là "xin hứa làm theo lời thầy dạy". Qua đó chúng ta thấy rằng "chi tiết" chỉ là các "tiểu tiết" của tác phẩm, có nghĩa là nó rất nhỏ nhưng lại có sức chuyển tải lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động nhờ các chi tiết "tiểu tiết" như trên ta đã kể. Ví như tình tiết: "hai thần thi tài" sẽ chẳng gây được ấn tượng và cuốn hút được sự chú ý ("có chủ định") của học sinh đến thế nếu không có các chi tiết thể hiện tài năng phi thường của hai chàng. Một người: "chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi". Còn chàng kia: "gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về". hay tình tiết "Trận giao tranh diễn ra ác liệt" cũng chẳng thể gây được xúc động mạnh ở người đọc và toát lên vẻ đẹp hùng tráng, quyết liệu đến thế nếu không có sự xuất hiện của những chi tiết: "Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn...", Sơn tinh "dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ"... Hay như "chi tiết": "Nó cúi đầu mặt buồn rười rượi, lủi thủi đi từng bước một. Lúc ấy mùi cỏ thơm bên đường nó không thèm để ý, hoa nở rực rỡ bên đường nó cũng không thèm hái" đã miêu tả hành động, tâm trạng của nhân vật và cảnh vật nơi diễn ra sự kiện: Thỏ thỏ đi nộp mạng cho Cọp xám. Sự miêu tả chi tiết đó đã tạo nên sự "cộng sinh cảm xúc ở người đọc", khiến ta như đang tận mắt nhìn thấy vẻ mặt đau khổ tuyệt vọng của Thỏ con và lòng chợt dâng lên cảm xúc xẻ chia, cảm thông sâu sắc.
Như thế, các chi tiết (tiểu tiết) trong các tác phẩm tự sự không chỉ đơn thuần là "cụ thể hóa" các tình tiết mà thông qua sự biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng của nó ta còn đọc ý nghĩa của từng sự việc, từng câu chuyện mà "ý nghĩa điều muốn nói" qua mỗi câu chuyện kể mới là điều đáng nói, là điều bổ ích cho con người và cuộc đời. Có thể nói một cách khái quát rằng cốt truyện với những nhân vật, sự kiện, tình tiết, chi tiết luôn luôn gắn bó với nhau và phát triển (diễn biến) theo một chiều hướng nhất định. Vì thế, muốn kể lại được câu chuyện nói chung và cao hơn là kể lại câu chuyện từ một điểm nhìn mới của một nhân vật trong truyện (chuyển ngôi kể) thì việc đầu tiên (như trên chúng tui đã nói) là phải nắm vững câu chuyện. Muốn thế học sinh phải đọc đi học lại câu chuyện, nghiền ngẫm về từng nhân vật, từng tình tiết, chi tiết trong truyện để có thể đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư, số phận... của nhân vật. Chủ động nhớ từng chi tiết nhỏ - chi tiết có "vấn đề". Có thể nêu câu hỏi để tự kiểm tra truyện có mấy nhân vật? Cuộc đời, số phận của từng nhân vật ra sao? Có những sự kiện, tình tiết gì đáng chú ý? Câu chuyện mở đầu, kết thúc ra sao? Thử kể tóm tắt lại câu chuyện.
Bước hai: Lựa chọn nhân vật để chuyển ngôi kể
Trên cơ sở đã nắm vững câu chuyện, đã có những hiểu biết tương đối đầy đủ hay những ấn tượng sâu sắc về nhân vật nào đó trong truyện, học sinh sẽ "lựa chọn nhân vật mình mượn lời" để kể (chuyển ngôi).
Vấn đề đặt ra là: Có cần thiết phải "lựa chọn nhân vật" để chuyển ngôi kể hay không? lựa chọn nhân vật dựa vào những yếu tố nà...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top