Download miễn phí Giáo trình Kinh tế nông nghiệp





Cung sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hoá
nông sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất
được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá trong mỗi thời điểm nhất định.
Khả năng sản xuất được qui định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất
trong một thời gian và không gian nhất định. Nói cách khác, tương ứng với
khả năng sản xuất nào sẽ có kết quả sản xuất đó, nghĩa là lượng nông sản
phẩm được tạo ra với chi phí nhất định là kết quả của việc sử dụng những đầu
vào nhất định. Đối với người sản xuất, khi họ sẵn sàng bán nông sản của
mình với một giá cả nhất định, có nghĩa là giá đó đã thoả mãn được mong đợi
của họ (bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi). Với mỗi mức giá khác nhau
trên thị trường, có một lượng nông sản hàng hoá nhất định được bán ra và
đem lại một mức lợi nhuận nhất định cho người sản xuất. Giá cả nông sản
hàng hoá là yếu tố chủ yếu quyết định tính sẵn sàng cung ứng của người sản
xuất.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, sẽ có thể phát triển các loại cây
như: xoài, nho, thanh long, cây bông vải.... Trên thực tế, các loại cây như
xoài, nho, thanh long đã khẳng định được ưu thế và vị trí của chúng trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp của vùng.
Hướng phát triển về nông lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng này là, tiếp
tục đầu tư cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; mở rộng diện tích và
tăng sản lượng các loại sản phẩm từ cây xoài, nho, thanh long, cây bông vải
trên cơ sở tiến bộ khoa học và công nghệ mới; xây dựng hệ thống hồ đập đi
đôi với việc phủ xanh đất trống, đồi trọc ở vùng núi để cải thiện môi trường
sinh thái, đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản bền vững cả về
kinh tế lẫn môi trường.
2.5- Vùng Tây Nguyên.
Vùng này gồm 4 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum. Cơ
cấu sử dụng đất như trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 1994. Tuy nhiên,
cần nói thêm là, vùng này có 60 vạn héc ta đất đỏ bagian, chiếm 40% tiềm
năng đất phát triển cây công nghiệp dài ngày của cả nước Việt Nam. Tổng
dân số của toàn vùng (năm 1999) là 3,13 triệu người, mật độ dân số 68
người/km2. Đó là chỉ tiêu thấp nhất trong 7 vùng kinh tế - sinh thái của cả
nước. Có thể nhận rõ vị trí của vùng Tây Nguyên đối với phát triển nông
188
nghiệp của cả nước qua số liệu sau:
Biểu 6: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên.
1990
1995
2000
Số lượng
% so với cả Số lượng
% so với cả
Số lượng
% so với cả
1- Sản lượng lương
thực
2- Sản lượng cà phê
3- Sản lượng cao su
4- Sản lượng mía cây
5- Sản lượng điều
(1000 tấn)
469,7
31,7
3,98
130
0,302*
nước
2,18
34,45
6,87
2,40
1,26
(1000 tấn)
527,9
160,1
10,02
464,2
2,069
nước
1,92
73,41
8,16
4,05
4,07
(1000 tấn)
740
359
27,0
1.346
6,55
nước
2,14
67,16
11,73
6,94
10,96
Ghi chú: * Số liệu năm 1992
Qua số liệu trên, có thể khẳng định ngay rằng, Tây Nguyên là vùng
chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của Việt Nam. Trong
những năm cuối của thập niên 90, sản lượng cà phê nhân của vùng Tây
Nguyên luôn chiếm trên dưới 70% sản lượng của cả nước. Diện tích cà phê,
năm 2000 đã lên 233 ngàn héc ta, chiếm trên 54% diện tích cả nước. Như
vậy, rõ ràng năng suất cà phê của vùng này cao hơn nhiều mức năng suất
bình quân của cả nước. Trên thực tế, năng suất cà phê kinh doanh đạt trên 2
tấn/ha, nhiều diện tích của hộ trang trại đạt 4-6 tấn/ha, đó là mức năng suất
cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã có dấu hiệu cho
thấy sự phát triển ồ ạt diện tích cà phê đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh
thái của vùng: mực nước ngầm đang ngày càng bị tụt sâu; nhiều diện tích
không thể tìm được nguồn nước tưới. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, sẽ
phải điều chỉnh về qui mô, cơ cấu diện tích cà phê ở Tây Nguyên.
Sau cây cà phê, cây cao su cũng được bố trí với diện tích khá tập trung
ở Tây Nguyên. Năm 2000, diện tích cao su của vùng đã đạt 95 ngàn héc ta,
chiếm trên 23,5% diện tích cao su của cả nước. Tuy vậy, sản lượng như số
liệu trên cho thấy, lại chỉ chiếm 11,73%. Điều này không phải do năng suất
mủ cao su ở Tây Nguyên đạt thấp, mà là do trong số 95 ngàn héc ta đó, diện
tích kinh doanh chưa đến 30 ngàn héc ta, còn lại là diện tích cao su đang
189
trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trong tương lai, ở Tây Nguyên sẽ đưa diện
tích cao su lên khoảng 200 ngàn héc ta, do đây là loại cây có khả năng phòng
hộ tốt hơn cây cà phê.
Sau cây cao su, cây điều đang ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên. Đây là loại cây tương đối dễ
trồng, không kén đất, có thể trồng ở vùng đất có độ mùn thấp. Đồng thời phát
triển sản xuất cây điều cũng có tác dụng phòng hộ tương đối tốt.
Cây mía đường cũng có triển vọng phát triển ở Tây Nguyên. Tuy
nhiên, có lẽ cây này không phải là thế mạnh của Tây Nguyên.
Tây Nguyên cũng có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Song cần lưu ý rằng, xu thế chăn nuôi thâm canh sẽ làm giảm dần lợi thế tiềm
năng này của Tây Nguyên.
Khó khăn lớn của vùng Tây Nguyên là vấn đề nguồn nước tưới cho
cây trồng vào mùa khô. Để giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền
vững, việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý là cực kỳ quan trọng. Đồng thời,
việc bảo vệ và phát triển rừng cũng đã đến lúc trở thành cấp bách không chỉ
đối với Tây Nguyên, mà còn cả đối với toàn vùng ven biển trung bộ.
2.6- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ.
Vùng này gồm 8 tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng,
Bình Thuận, trong đó, vùng trọng điểm kinh tế phía Nam được xác định là:
Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà rịa Vũng Tàu.
Tình hình cơ bản về đất đai của vùng Đông Nam Bộ được thể hiện
trong biểu số liệu đất đai năm 1994. Dân số của toàn vùng là 12,4 triệu người.
Đây là vùng có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất: 50,8% dân số sống tại các đô thị.
Mật độ dân số 344 người/km2, gấp 1,5 lần mức bình quân chung của cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước. Năm 1999 vùng này chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp
của cả nước, 60% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% thu ngân sách và tạo ra
190
1/3 tổng sản phẩm quốc nội. Nhìn chung, đây là vùng phát triển công nghiệp
khá thành công trong những năm qua. Trong công nghiệp của vùng, năm
2000 đã có 17 nhà máy chế biến đường mía, với tổng năng lực ép 17 ngàn tấn
mía cây/ngày. Các nhà máy đường bố trí ở Tây Ninh: 4; Đồng Nai: 2; Bình
Dương: 1; vùng nguyên liệu mía ở vùng này đáp ứng được khoảng 70-80%
tổng năng lực ép. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp sau đường như: rượu,
cồn, phân vi sinh... chưa phát triển tương xứng với công nghiệp đường.
Có thể thấy được vai trò của vùng về phát triển nông nghiệp qua biểu
sau:
Biểu 7: Một số chỉ tiêu nông nghiệp vủa vùng Đông Nam Bộ.
1990
1995
2000
1- Sản lượng lương thực
(triệu tấn)

Số lượng % so với
cả nước
1,28 5,96

Số
lượng
1,72

% so với
cả nước
6,24

Số
lượng
2,01

% so với
cả nước
5,82
2- Sản lượng thóc (ngàn tấn)
3- Sản lượng cao su (ngàn
tấn)
31,8
50,92
34,56
87,88
54,4
107,97
24,92
87,95
165,98
194,38
31,05
84,46
4- Sản lượng mía (ngàn tấn) 1.195,4
22,11
2602,4
22,72
3408,9
17,57
5- Sản lượng điều (tấn)
23.478
97,69
46.702
91,81
45.108
75,31
Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù quĩ đất nông nghiệp của vùng này chỉ
chiếm 13% diện tích của cả nước, và tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh: Đồng Nai,
Bình Dương và tây Ninh, nhưng lại tập trung sản xuất với qui mô lớn các sản
phẩm: cà phê, cao su, mía đường. Trong đó, cả diện tích lẫn sản lượng cao su
mủ khô đều đứng đầu trong 7 vùng kinh tế - sinh thái của cả nước. Ngoài ra,
cây điều cũng chiếm tới 75% sản lượng và 77% diện tích của cả nước.
Bên cạnh 4 loại cây mũi nhọn nói trên, vùng Đông Nam Bộ đã và đang
191
phát triển các loại rau, chăn nuôi gà công ng...
 
Top