hong_khanh2304

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thách thức đối với nông nghiệp ở Việt Nam





MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU 2
II. NỘI DUNG 3
2.1 Điều kiện tự nhiên đối với nông nghiệp Việt Nam 3
2.2 Chính sách đối với nông nghiệp Việt Nam 7
2.3 Thị trường nông nghiệp Việt Nam 10
III. KẾT LUẬN 12
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I.MỞ ĐẦU
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiều dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của sự phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá đất nước..
Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm nông nghiệp. ở các nước không giàu tài nguyên (như dầu hoả), thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuắt khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Nếu Nhà nước có chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và thu nhập được phân phối công bằng thì thị trường nông thôn ngày càng có nhu cầu mở rộng về sản phẩm công nghiệp.
Do đó chung em chọn đề tài “thách thức đối với nông nghiệp ở Việt Nam ” làm đề tài để nghiên cứu trong bài tiểu luận.
II. NỘI DUNG VỀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
2.1 Điều kiện tự nhiên đối với nông nghiệp Việt Nam
+ Đất
Đất nông nghiệp chiếm 22,2%, đất lâm nghiệp chiếm 29,12% diện tích đất tự nhiên. Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại đất, nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả là hai nhóm đất: Feralit ở các miền đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Đất Feralit hình thành trên đá vôi (phân bố chủ yếu ở miền Bắc) và trên đá bazan (phân bố chủ yếu ở miền Nam).
Đất phù sa là loại đất được bồi tụ của các con sông. Tùy theo vị trí địa lý, đất phù sa có thể được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Dù là loại đất nào thì chức năng của mỗi loại vẫn có thể thích ứng cho những loại cây trồng khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong danh mục cây trồng ở Việt Nam.
+ Rừng
Rừng của Việt Nam là rừng rậm tiêu biểu cho rừng nhiệt đới.
Trong các loài cây rừng đa phần rụng lá vào mùa khô. Nhưng tuỳ theo vị trí và độ ẩm khác nhau mà có rừng rậm đến rừng thưa, xa van và đồng cỏ. Bên cạnh các kiểu rừng nhiệt đới còn có các kiểu rừng cận nhiệt đới trên núi trung bình hay núi cao. Ven biển và miền tây Nam Bộ còn có loại rừng ngập mặn chủ yếu là các cây sú, vẹt, trang, đước ...
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện tại độ che phủ của rừng Việt Nam chỉ còn dưới 30% diện tích lãnh thổ. Đất trống, đồi núi trọc ngày càng tăng lên, gỗ quý ngày càng hiếm, một số loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
+ Sông, nước
Việt Nam có 2.860 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Dọc theo bờ biển; cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông. Sông của Việt Nam thường là sông nhỏ, ngắn và dốc. Các sông lớn như Mê Kông, sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Hướng chảy của hầu hết các con sông chủ yếu là tây bắc - đông nam. Tuy nhiên cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung của núi như sông Cầu sông Thương, sông Lục Nam.
Nhìn chung, sông ngòi của Việt Nam có tổng lượng nước chảy dồi dào. Hệ thống sông Hồng hàng năm đổ ra biển khoảng 122 tỷ m3 nước. Tổng lượng nước chảy của hệ thống sông Mê Kông khoảng 1.400 tỷ m3.
Tất cả các con sông có lượng nước chảy phân phối không đều trong năm bởi có một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm. Sông ngòi ở Việt Nam mang nhiều phù sa. Trong những con sông của Việt Nam thì các con sông ở miền Bắc có lượng phù sa trong nước cao hơn các con sông ở miền Nam. Trong đó, phải kể đến sông Hồng có lượng phù sa lớn nhất (trung bình khoảng 1.000g/m3). Hàng năm, trung bình lượng cát bùn của sông Hồng được tải ra biển khoảng 200 triệu tấn. Vào mùa lũ, lượng phù sa sông Hồng có thể đạt tới 10.000g trong 1m3 nước.
+ Khan hiếm nước tưới phục vụ cho nông nghiệp. Sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm dần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo ngập lụt ở các vùng đất thấp (như đồng bằng sông Cửu Long). Lũ lụt và xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm sau. Với tầm quan trọng như vậy, người ta đã hoạch định thứ tự ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu tính chống chịu khô hạn, mặn trên toàn thế giới trong lĩnh vực cải tiến giống cây trồng, sau đó là tính chống chịu lạnh, chống chịu ngập úng, chống chịu đất có vấn đề (a-xít, thiếu lân, độ độc sắt, độ độc nhôm, thiếu kẽm, ma-nhê, măng-gan và một số chất vi lượng khác như đồng,...). Nước phục vụ nông nghiệp chiếm 70% nguồn nước phục vụ dân sinh. Hiện nay, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm sẽ giảm từ 12.800 m3 vào năm 1990 xuống còn 8.500 m3 vào năm 2020. Theo Hội Nước quốc tế (IWRA), tiêu chuẩn công nhận quốc gia có mức bảo đảm nước cho một người thấp hơn 4.000 m3/năm được xem như thiếu nước và dưới 2.000 m3/năm thuộc loại hiếm nước. Tổng lượng nước phục vụ tưới trong nông nghiệp của Việt Nam 41 km3 năm 1985, tăng lên 46,9 km3 năm 1999 và 60 km3 năm 2000. Lượng nước cần dùng cho mùa khô sẽ tăng lên 90 km3 vào năm 2010, chiếm 54% tổng lượng nước có thể cung cấp. Các dự án quốc tế về nông nghiệp thuộc hệ thống Tổ chức Tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã nhấn mạnh đến giống cây trồng chống chịu khô hạn, nước sạch cho nông thôn, đô thị, phải xem những nội dung này là một ưu tiên đặc biệt. Sự thoái hóa đất, hiện tượng sa mạc hóa sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho khu vực duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một phần Tây Nguyên.
+ Đồng bằng
Việt Nam có hai vùng đồng bằng lớn nằm ở Bắc Bộ và Nam Bộ là đồng bằng châu thổ sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ).
+ Đồng bằng Bắc Bộ:
Diện tích khoảng 15.000 km2 được bồi tụ bởi phù sa của nhiều con sông nhưng chủ yếu là do hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài ra, ở miền Bắc còn có một số đồng bằng nhỏ vốn là các vùng trũng nằm giữa núi như cánh đồng Than Uyên, Nghĩa lộ, Điện Biên ...
+ Đồng bằng sông Cửu Long:
Do phù sa của hệ th...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
C Tiến trình AFTA và những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, một số tác động đến ngoại thương v Công nghệ thông tin 0
C Những vấn đề đặt ra và những thách thức trở ngại đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việ Luận văn Kinh tế 0
M Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
T Tiến trình gia nhập WTO và những thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
V Cơ hội và thách thức đối với chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập Luận văn Kinh tế 0
T Các cơ hội và thách thức trên con đường tiến tới thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp Việt Na Luận văn Kinh tế 0
R Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới Luận văn Kinh tế 0
T Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top