conginuakhongem

New Member

Download miễn phí Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
BảNG CHữ VIếT TắT 7
1. SINH VẬT BIếN ĐỔI GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC 8
1.1 Sinh vật biến đổi gen.8
1.2 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen.10
a) An toàn sinh học.10
b) Quản lý sinh vật biến đổi gen.12
1.3 Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen.14
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO 1 7
2.1 Mục tiêu, phạm vi và tiêu chí đánh giá rủi ro.17
2.2 Quy trình đánh giá rủi ro.22
Xác định nguy cơ.22
Hậu quả.26
Khả năng xảy ra.28
Bằng chứng.30
Ước lượng rủi ro.33
2.3 Các vấn đề khác liên quan đến đánh giá rủi ro.35
So sánh tương đương.35
Đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng.36
Sự không chắc chắn.38
3. QUảN LÝ RỦI RO 4 2
3.1 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro.42
3.2 Kế hoạch quản lý rủi ro.44
3.3 Quá trình ra quyết định phóng thích GMO vào môi trường.48
3.4 Các biện pháp quản lý rủi ro.51
3.5 Giám sát sự tuân thủ và kiểm soát chất lượng.51
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 4
Giám sát sự tuân thủ.51
Kiểm soát chất lượng.53
4. TRAO ĐỔI THÔNG TIN RỦI RO 5 5
4.1 Nhận thức về rủi ro.55
4.2 Mục tiêu của trao đổi thông tin rủi ro.56
4.3 Các cách trao đổi thông tin rủi ro.57
TÀI LIệU THAM KHảO CHíNH 59



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n) Các tác động không mong muốn đối với các loài cỏ dại không
biến đổi gen hiện có, đối với sâu hại hay mầm bệnh;
o) Các tác động thứ cấp (ví dụ, phát triển tính kháng thuốc
diệt cỏ);
p) Các tập quán canh tác;
q) Thay đổi môi trường tự nhiên, trong đó có các chu kỳ sinh
địa hóa;
r) Các hoạt động chủ đích/ trái phép.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen24
Khi các nguy cơ được xác định, việc thiết lập mối liên quan
giữa nguy cơ và tác động bất lợi là rất quan trọng. Một số sự
kết hợp chính có thể xảy ra, bao gồm:
a) Một nguy cơ đơn lẻ gây ra một tác động bất lợi riêng lẻ;
b) Một nguy cơ đơn lẻ gây ra nhiều tác động bất lợi;
c) Các nguy cơ tác động độc lập và gây ra một tác động bất lợi;
d) Các nguy cơ tương tác với nhau và gây ra một hay nhiều
tác động bất lợi.
Nguy cơ có thể gây ra các tác động bất lợi dồn, hiệp trợ,
tích lũy, tương phản hay kết hợp. Các tác động dồn có thể
xuất hiện khi các nguy cơ khác nhau gây ra cùng một tác động
bất lợi, làm tăng thêm tác động bất lợi. Tác động hiệp trợ xuất
hiện khi các ảnh hưởng lớn hơn khi có tác động dồn. Ví dụ,
một GMO biểu hiện hai gen kháng côn trùng với các kiểu hoạt
động khác nhau thì tác động có thể mạnh hơn tác động từ các
gen đơn lẻ. Các tác động tích lũy xuất hiện khi sự phơi nhiễm
được lặp lại qua thời gian làm trầm trọng thêm một bệnh đã
biết. Các tác động tương phản có thể xuất hiện khi tính trạng
cải biến làm thay đổi các đặc tính của sinh vật theo các cách
đối lập. Ví dụ, nếu một gen được đưa vào hay được biến đổi
để tăng sản lượng của một chất cụ thể trong sinh vật nhưng
cũng giảm tốc độ phát triển của sinh vật, điều này có thể xem
là ảnh hưởng đối kháng. Ngoài ra, một nguy cơ có thể chỉ xảy
ra ở trong những trường hợp cụ thể, ví dụ, cây trồng có thể chỉ
trở thành cỏ dại trong các khu vực địa lý nhất định, hay một
vi sinh vật có thể chỉ gây bệnh ở một loài sinh vật. Ngoài ra,
nhiều nhân tố có thể liên quan đến sự phát sinh các tác động
bất lợi cũng cần được cân nhắc, ví dụ, một người nào đó có hệ
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 25
miễn dịch bị tổn thương có thể mẫn cảm với vi sinh vật biến đổi
gen bình thường không phải là mầm bệnh đối với những người
khỏe mạnh.
Xác định nguy cơ trong phân tích rủi ro không cố định về
thời hạn là ngắn hay dài. Ví dụ về ảnh hưởng ngắn hạn là các
ảnh hưởng cấp tính của độc tố đối với sinh vật do bị phơi nhiễm
trực tiếp GMO. Khả năng trở thành cỏ dại tăng lên do sự phát
tán gen từ cây trồng biến đổi gen là một vấn đề cần cân nhắc
về ảnh hưởng lâu dài vì chúng sẽ phát triển qua một số thế hệ.
Khung thời gian cần theo dõi sẽ tùy thuộc vào GMO, chu kỳ
sống của chúng và loại tác động bất lợi đang xem xét. Bò biến
đổi gen có vòng đời là nhiều năm có thể cần theo dõi lâu hơn so
với chuột biến đổi gen có vòng đời ngắn hơn rất nhiều.
Các nguy cơ được xác định thông qua một số tiêu chí, trong
đó có tiêu chí được quy định trong các quy định pháp luật và có
tiêu chí xuất phát từ những lo ngại của các nhóm đối tượng liên
quan. Các nguy cơ không dẫn đến tác động bất lợi hay khó có
thể xảy ra sẽ không được quan tâm trong quy trình đánh giá rủi
ro. Một số trường hợp, khi tác động bất lợi có thể không quan
trọng thì có thể bỏ qua nguy cơ.
Việc chọn lựa nguy cơ cần được tiến hành toàn diện và nghiêm
ngặt, phù hợp với bản chất của GMO và quy mô về không gian
và thời gian của hoạt động giải phóng GMO dự kiến, tránh tập
trung vào các sự kiện không thực tế. Quy trình cũng cần cân
nhắc kỹ những lo ngại của các nhóm đối tượng về ảnh hưởng
của GMO đối với sức khỏe con người và môi trường.
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen26
Hậu quả
Nếu nguy cơ gây ra tác động bất lợi hay sự cố, thì mức độ
nghiêm trọng của hậu quả như thế nào? Những hậu quả của tác
động bất lợi hay sự cố cần được kiểm tra ở các mức độ khác
nhau. Ví dụ, tác hại đối với sức khỏe con người thường được
cân nhắc ở mức cá thể trong khi tác hại đối với môi trường
thường được cân nhắc ở mức quần thể, loài hay cộng đồng.
Các hậu quả có các mức độ phổ biến và nghiêm trọng khác
nhau. Ví dụ, nếu sự biến đổi gen dẫn đến tạo ra một protein có
đặc tính gây dị ứng, một số người có thể không có phản ứng với
protein này, một số có thể bị ảnh hưởng nhẹ, trong khi một số
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, có nhiều mức hậu quả khác
nhau đối với một tác động bất lợi, một số người nhạy cảm hơn
với độc tố so với những người khác, sự phản ứng có thể từ ốm
nhẹ đối với cá thể này đến ốm nặng đối với cá thể khác. Khi cân
nhắc các hậu quả cần quan tâm đến các yếu tố như sự đa dạng
và phổ biến về mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
Tác động bất lợi được đánh giá thông qua các nhân tố
chính như:
a) Độ nghiêm trọng của mỗi tác động bất lợi tiềm ẩn;
b) Chúng có gây ra sự thay đổi lớn? Mức độ thay đổi có
nhanh (sự thay đổi lớn trong một khoảng thời gian ngắn)?
Các ảnh hưởng có dài hạn? Sự thay đổi có thể chấp nhận
được không?
c) Phạm vi không gian (địa phương, vùng, quốc gia, toàn
cầu) trong đó tác động bất lợi tiềm ẩn lan rộng và ảnh
hưởng đến các sinh vật khác;
d) Phạm vi thời gian của tác động bất lợi, đó là thời hạn
Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen 27
(độ dài là ngày, năm hay thập kỷ), tần suất và bản chất
của tác động qua thời gian (chúng gián đoạn hay lặp đi
lặp lại? Nếu lặp đi lặp lại, thì mức độ thường xuyên và
tần suất như thế nào?);
e) Tác động bất lợi tích lũy;
f) Sự giảm ảnh hưởng - khi nào thì tác động bất lợi sẽ giảm bớt?
Bảng 2 trình bày một số ví dụ về những mô tả liên quan đến
quy mô của các tác động bất lợi đối với sức khỏe con người và
môi trường. Những dẫn giải về hậu quả đối với sức khỏe con
người tập trung vào tổn thương như là tác động bất lợi nhưng
cũng có thể tập trung vào số lượng người bị ảnh hưởng hay
quy mô không gian (địa phương, khu vực, quốc gia) của tác
động bất lợi. Các hậu quả bất lợi đối với môi trường bao gồm
rất nhiều ảnh hưởng và những mô tả này bao gồm một số vấn
đề đã được liệt kê ở trên.
Bảng 2. Các hậu quả bất lợi đối với sức khỏe con người và
môi trường
Các hậu quả
Rất nhỏ
Nhỏ hay không gây thương tổn, trừ một vài cá thể có thể cần
sự trợ giúp y tế;
Nhỏ hay không tác động tới môi trường.
Nhỏ
Gây thương tổn nhẹ cho một số người và những người này có
thể cần trợ giúp y tế;
Phá hủy các hệ sinh thái; hay có thể ở mức độ nhẹ, chỉ xảy ra
ở một thời điểm và trong một khu vực nhất định (giới hạn về
thời gian và không gian), và gây ảnh hưởng tới một số cá thể/
quần thể.
Phân tích rủi ro của sinh v
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top