Download miễn phí Tiểu luận Cơ sở Triết học của mối quan hệ giữa tự nhiên, con người, xã hội và vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở Triết học của mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội. Sự liên quan của nó đối với vấn đề môi trường. 2
I. Tính thống nhất vật chất của thế giới
I.1. Yếu tố tự nhiên
I.2. Yếu tố con người
I.3. Yếu tố xã hội
II. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên - con người - xã hội 2
2
3
3
4
II.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên - xã hội.
II.2. Sự phụ thuộc của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội.
II.3. Sự điều khiển một cách có ýýý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên 4
 
5
 
7
Chương II: Vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam 10
I. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng đó.
II. Sự tác động của gia tăng dân số và phát triển kinh tế đối với môi trường sinh thái Việt Nam.
II.1. Sự tác động của gia tăng dân số đối với môi trường sinh thái ở Việt Nam.
II.2. Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế xã hội và mục tiêu sinh thái. Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. 10
 
15
 
15
 
16
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iến hành sản xuất của mỗi chế độ xã hội thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên cũng thay đổi.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất. Trong lịch sử phát triển của loài người cho đến nay đã trải qua ba cuộc cách mạng lực lượng sản xuất. Các cuộc cách mạng này không chỉ làm thay đổi và hoàn thiện dần bộ mặt của xã hội loài người, đưa sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao dần, mà còn làm thay đổi không ngừng tính chất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ nhất - tìm ra lửa, con người bắt đầu tự khẳng định mình như một chủ thể, còn tự nhiên là đối tượng để con người tác động. Con người chủ yếu hái, lượm, săn bắn những thứ có sẵn của tự nhiên. Đây là giai đoạn con người sống phụ thuộc vào tự nhiên, do vậy sinh quyển vẫn giữ nguyên vẻ thuần khiết hoang sơ vốn có của nó.
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ hai đã dẫn con người từ thời kỳ đồ đá sang nền văn minh nông nghiệp, với sự ra đời của công cụ bằng kim loại. Trong giai đoạn này con người đã bắt đầu khai thác tự nhiên một cách chủ động và tích cực hơn như khai thác đất để trồng trọt, thuần dưỡng động thực vật...song do công cụ lao động vẫn còn thô sơ, do vậy mà môi trường không co nhiều thay đổi đáng kể.
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ ba với sự ra đời của máy hơi nước đã đánh dấu bước chuyển của xã hội từ văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Với công cụ sản xuất là cơ khí máy móc, mức độ khai thác của con người ngày càng mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Ngày nay, con người đã đạt đến đỉnh cao trong sản xuất là nền đại công nghiệp cơ khí tự động hoá, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà chủ yếu là đối tượng để khai thác, chiếm đoạt nhằm đạt được mục đích của mình.
Như vậy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền văn minh công nghiệp, biểu hiện ở trình độ phát triển cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự tiến bộ của xã hội cũng diễn ra nhanh chóng chưa từng thấy, và đồng thời với quá trình đó là sự đối lập ngày càng gay gắt giữa con người, tự nhiên, và sự suy thoái trầm trọng của môi trường.
II.3. Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện qua hoạt động có ý thức của con người. Song, “tất cả những gì thúc đẩy con người hành động phải thông qua đầu óc họ”, bởi vậy, mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, ngoài phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là việc nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn.
Hoạt động sản xuất ra của cải của con người là hoạt động chinh phục tự nhiên. Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên biến đổi theo hai hướng. Nếu con người tác động vào giới tự nhiên đúng quy luật của nó thì con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” hài hoà đối với sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong tự nhiên thì sự cùng kiệt nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là điều tất yếu. Ph.ăngghen đã nhắc nhở: “Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần thiên nhiên trả thù lại chúng ta”. Con người tàn phá giới tự nhiên bao nhiêu thì con người phải gánh chịu hậu quả bấy nhiêu. “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác... tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.”
Việc nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và sử sụng những quy luật đó một cách có hiệu quả vào những hoạt động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất vừa là tiền đề, vừa là từng bước thực hiện việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Để làm được điều đó, trước hết cần thay đổi nhận thức của con người về mọi phương diện thuộc lĩnh vực mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người (xã hội) và tự nhiên. Từ sự thay đổi về nhận thức, con người sẽ có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái vì sự sống của con người và sự phát triển lâu bền của xã hội.
CHƯƠNG 2.
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cấp toàn cầu của thời đại. Nó là mối quan tâm, e sợ của toàn nhân loại. Mỗi một quốc gia trên thế giới không chỉ mang những sắc thái riêng về văn hoá mà cả về sinh thái. Và Việt Nam với tư cách là một thành viên của thế giới, chúng ta cũng có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chung, mà cụ thể ở đây là vấn đề môi trường sinh thái. Để có thể làm được được điều đó trước hết chúng ta phải xuất phát từ thực tiễn đất nước mình. Với những cơ sở lý ýluận đã nêu ở phần trên, tui muốn vận dùng để xem xét vấn đề môi trường sinh thái của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bởi vì môi trường sinh thái của Việt Nam cũng có những nét đặc thù, không giống hoàn toàn với một nước nào, để từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng, tìm ra nguyên nhân và có những phương sách giải quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
I. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng đó.
Vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người, xã hội và tự nhiên. Do đó khi xem xét về vấn đề môi trường sinh thái của một quốc gia, không thể chỉ chú ýýý đến các điều kiện thiên nhiên, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ chính trị, đến điều kiện kinh tế - xã hội và cả truyền thống văn hoá.
Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh thái cần xuất phát từ mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tác động qua lại của con người và tự nhiên trong điều kiện của một nước còn chậm phát triển, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố hiện đại như kỹ thuật, công nghệ kinh tế thị trường, và cả những yếu tố truyền thống văn hoá dân tộc như quan niệm của con người về tự nhiên, về mối quan hệ của họ với tự nhiên. Chính các quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các các mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên trong điều kiện hi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kì Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: cơ sở lý luận triết học của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
E Nghiên cứu về cơ sở Triết học về quan điểm của Đảng ta: Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn Tài liệu chưa phân loại 0
G Luận chứng cơ sở triết học của quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
H Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
B Tiểu luận Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời Tài liệu chưa phân loại 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top