Maralyn

New Member

Download miễn phí Tổng luận Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới





Trong giai đoạn 1988-2008, tại Trung Quốc, ĐH được tiêu thụ chủ yếu ở các
khu vực truyền thống như ngành luyện kim, công nghiệp dầu khí, công nghiệp hóa
chất, công nghiệp nhẹ, công nghiệp dệt may, nông nghiệp, vật liệu mới như nam
châm, phốt pho, lưu trữ hydro, chất xúc tác cho ô tô thải và bột đánh bóng. Có một
thay đổi lớn trong cơ cấu tiêu thụ, mức tiêu thụ của ĐH trong vật liệu mới tăng lên
rất nhanh kể từ năm 2004. Năm 1987, mức tiêu thụ của ĐH trong vật liệu mới chỉ
là 1%, nhưng trong năm 2007, nó đã tăng lên 53%. Tr ong năm 2008, khoảng 60%
ĐH đã được tiêu thụ trong lĩnh vực vật liệu mới tại Trung Quốc. Đến năm 2015,
ước tính rằng nhu cầu ĐH của Trung Quốc sẽ là 138.000 tấn và đến năm 2020 sẽ
đạt 190.000 tấn, trong đó 130.000 tấn được tiêu thụ trong các lĩnh vực công nghệ
cao, chiếm 68% tổng mức tiêu thụ toàn cầu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Industrial Development Zone). Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã chủ
trương cải thiện việc phát triển và ứng dụng của ĐH, và biến lợi thế tài nguyên
thành ưu thế kinh tế. Đây chính là hướng đi của Trung Quốc.
Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến lược đầu tư ĐH, đặc biệt khi gửi du học sinh
sang Mỹ nghiên cứu kỹ thuật khai thác ĐH, trong khuôn khổ hai chương trình
nghiên cứu khoa học với tham vọng trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về phát
kiến kỹ thuật.
Tháng 3/1986, sau khi 3 nhà khoa học trong nước đề xuất một lộ trình đầu tư
khoa học kỹ thuật chi tiết và chỉnh chu, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đặt bút phê
Chương trình 863, với mục tiêu "chen chân vào vũ đài thế giới; đạt được những bước
đột phá trong các lĩnh vực công nghệ then chốt cho đời sống kinh tế và an ninh
quốc gia". Bắt đầu từ thời điểm đó, Trung Quốc nhắm vào việc khai thác và tích trữ
nguyên liệu ĐH. Sau 11 năm, tháng 3/1997, Bộ KH&CN Trung Quốc đưa ra
Chương trình 973. Đây là kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất của
Trung Quốc từ trước tới nay. Các dự án thuộc Chương trình 973 có thể kết thúc
trong 5 năm và được tài trợ khoảng 1,46 triệu USD.
Riêng với các dự án đầu tư và ứng dụng ĐH, một trong những người có công
hàng đầu tại Trung Quốc là Giáo sư Từ Quang Hiến (Xu Guangxian), người mà hồi
năm 2009, khi 89 tuổi, đã được trao giải thưởng Khoa học nhà nước - được xem
20
như một Nobel của giới khoa học nước này. Là nhà hóa học thứ hai được trao trong
lịch sử giải trên, Giáo sư Từ được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu ĐH Trung
Quốc. Học Đại học Columbia (Mỹ) từ năm 1946 đến 1951, ông Từ lấy bằng tiến sĩ
rồi trở về Trung Quốc sau khi cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ. Làm giáo sư trợ
giảng tại Đại học Bắc Kinh, ông trở thành chuyên gia về hóa kim và hóa phóng xạ.
Cách mạng Văn hóa bùng nổ; và năm 1969, ông cùng vợ - Cao Tiểu Hà (Gao
Xiaoxia) - bị kết tội làm tình báo cho Quốc dân đảng và bị tù khổ sai cho đến năm
1972. Trở về Đại học Bắc Kinh, ông bắt đầu đầu tư nghiên cứu khoáng sản ĐH. Từ
đó đến nay, Giáo sư Từ trở thành nhà hóa học ĐH hàng đầu Trung Quốc. Cả hai
phòng thí nghiệm cấp quốc gia lớn nhất Trung Quốc đều do ông thành lập: Phòng
thí nghiệm ứng dụng nhà nước về hóa nguyên liệu ĐH hợp tác với Đại học Bắc
Kinh và Phòng thí nghiệm ứng dụng nguồn ĐH hợp tác với Viện Hóa ứng dụng
Trường Xuân thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đặt tại Trường Xuân (tỉnh Cát
Lâm)...
Sau thời điểm 1992, khi Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: "Trung Đông có dầu
lủa, Trung Quốc có ĐH", việc khai thác ĐH tại nước này bắt đầu tăng tốc. 7 năm
sau, Chủ tịch Giang Trạch Dân tiếp tục đề cập chiến lược nguồn nguyên liệu, khi
viết: "cần cải thiện sự phát triển và ứng dụng ĐH và đưa lợi thế về nguồn
thành thế mạnh kinh tế vượt trội". Vậy là công nghiệp khoáng sản Trung Quốc lao
vào các dự án khai thác ĐH - những nguyên liệu mà khi kỹ thuật cao càng phát
triển thì tính ứng dụng của chúng càng nhiều.
Trong giai đoạn 1988-2008, tại Trung Quốc, ĐH được tiêu thụ chủ yếu ở các
khu vực truyền thống như ngành luyện kim, công nghiệp dầu khí, công nghiệp hóa
chất, công nghiệp nhẹ, công nghiệp dệt may, nông nghiệp, vật liệu mới như nam
châm, phốt pho, lưu trữ hydro, chất xúc tác cho ô tô thải và bột đánh bóng. Có một
thay đổi lớn trong cơ cấu tiêu thụ, mức tiêu thụ của ĐH trong vật liệu mới tăng lên
rất nhanh kể từ năm 2004. Năm 1987, mức tiêu thụ của ĐH trong vật liệu mới chỉ
là 1%, nhưng trong năm 2007, nó đã tăng lên 53%. Trong năm 2008, khoảng 60%
ĐH đã được tiêu thụ trong lĩnh vực vật liệu mới tại Trung Quốc. Đến năm 2015,
ước tính rằng nhu cầu ĐH của Trung Quốc sẽ là 138.000 tấn và đến năm 2020 sẽ
đạt 190.000 tấn, trong đó 130.000 tấn được tiêu thụ trong các lĩnh vực công nghệ
cao, chiếm 68% tổng mức tiêu thụ toàn cầu.
Để chuẩn hóa quản lý ĐH và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngành
công nghiệp ĐH tại Trung Quốc, một loạt các chính sách và các quy định đã hay
21
sẽ được ban hành hành. Chính sách sắp tới bao gồm khai thác mỏ ĐH, luyện kim,
vật liệu mới, và ứng dụng công nghiệp. Chính sách sẽ nhằm vào phát triển hiệu quả
nguồn tài nguyên ĐH của Trung Quốc, tăng cường sự tập trung của ngành công
nghiệp ĐH, bảo vệ môi trường, và thúc đẩy ứng dụng của ĐH trong các lĩnh vực
công nghệ cao.
Các chính sách mới về ĐH của Trung Quốc tập trung vào 7 khía cạnh chủ
yếu là:
1) Giấy phép khai thác khoáng sản: Tất cả các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản muốn khai thác ĐH phải có giấy phép khai thác mỏ ĐH của Chính phủ;
sản lượng ĐH phải tuân theo kế hoạch bắt buộc, và kế hoạch sẽ được điều chỉnh
theo thị trường, việc đầu tư vào các khai thác ĐH ngoài lãnh thổ Trung Quốc được
khuyến khích cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
2) Các điều kiện tiếp cận: trước năm 2015, không thông qua các dự án tách
ĐH. Các yêu cầu sẽ cao hơn về quy mô sản xuất, thiết bị, bảo vệ môi trường, các
chỉ số kỹ thuật và kinh tế, các chỉ số tiêu thụ các nguồn tài nguyên và năng lượng.
Tất cả các doanh nghiệp ĐH hiện nay phải tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát
triển để nâng cao chất lượng sản phẩm và để đạt được sản xuất sạch hơn. Ứng dụng
các sản phẩm ĐH trong công nghệ cao được khuyến khích, đặc biệt là ứng dụng
trong công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường, năng lượng, và nền kinh tế tái chế
ĐH cần được phát triển.
Trung Quốc đã ngừng cấp giấy phép khai thác ĐH mới từ năm 2006 cho tới
30/6/2011, và đã đóng cửa hàng trăm mỏ khai thác nhỏ. Tân Hoa xã cho biết, tháng
9/2010 vừa qua, Chính phủ đưa ra Bản phác thảo định hướng cho giai đoạn 5 năm
tới, trong đó khuyến khích việc sáp nhập và thâu tóm của các doanh nghiệp trong
ngành này, nhằm giảm số doanh nghiệp khai thác chế biến ĐH từ 90 xuống còn 20
vào năm 2015.
3) Xuất khẩu: tất cả những sản phẩm ĐH xuất khẩu được kiểm soát bởi hạn
ngạch. Bên cạnh đó, tiến tới tất cả các khoáng vật ĐH, muối ĐH hỗn hợp, như
clorua ĐH hỗn hợp, ĐH cacbonat hỗn hợp đều bị cấm xuất khẩu. Việc khai thác
quá mức làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, việc buôn lậu ĐH vô
cùng nhức nhối, dẫn đến việc giảm chỉ tiêu xuất khẩu. Ước tính, khoảng 20.000 tấn
ĐH của Trung Quốc bị xuất khẩu trái phép năm 2009.
22
Tháng 10/2010, xuất khẩu ĐH từ Trung Quốc giảm tới 77% so với tháng
trước đó. Chính phủ Trung Quốc hạn chế mạnh xuất khẩu ĐH trong nửa sau tháng
10/2010. Tháng 10/2010, 830 tấn ĐH được xuất khẩu ra khỏi biên giới Trung
Quốc. Tháng 9/2010, tổng lượng ĐH được xuất đi lên tới 3.660 tấn. 10 tháng đầu
năm 2010, tổng số lượng ĐH được xuất khẩu đạt 32.990 tấn.
Năm
Bảng 12: Hạn ngạch xuất khẩu ĐH Trung Quốc 2004-2010
(Tấn ôxit ĐH )
Các công ty trong
nước
Các công ty nước
ngoài
Tổng cộng Thay đổi
2005
48.040
17.659
65.609
0%
2006
45.752
16.069
61.821
-6%
2007
43.574
16.069
59.643
-4%
2008 40.987 15.834 56.939
-5,5%
2009
33.3...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top