vuthanhluan_vt

New Member

Download miễn phí Bao giờ con rồng Việt Nam mới vùng vẫy biển đông cùng các con rồng Đông Á?





Dự án cảng Cái Lân ở Hòn Miễu, vùng vịnh Quảng Ninh được phép xây dựng năm 1996. Theo thiết kế, 7 bến của cảng Cái Lân (kể cả bến hiện có;) có tổng số chiều dài là 1 461m với lượng hàng hóa thông qua là 2 800 000 tấn/năm và các tàu lớn từ 30 000 đến 40 000 tấn sẽ cập bến được. Ngày 26/9/2000, khởi công xây dựng bằng ngoại viện Nhật ODA, hảng Penta Ocean Construction trúng gói thầu 1, khi hoàn thành, lượng hàng hóa thông qua cảng Cái Lân khoảng 3 triệu tấn/năm. Ngày 13/12/2003, cảng biển nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) đi vào họat động. Đây là cảng nước sâu duy nhất của khu vực phía Bắc nước nhà, tiếp nhận được các lọai tàu trọng tải từ 20 000 đến 50 000 DWT. Năm 2005, hàng hóa thông qua vùng biển Quảng Ninh đã gần 8 triệu tấn/năm. Dự tính đến năm 2010, khối lượng hàng hóa thông qua cảng Cái Lân sẽ trên 14 triệu tấn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nay theo các nhà khoa học, tiếp theo việc hâm nóng địa cầu, mực Humbold có vẻ lựa chọn cư ngụ vĩnh viễn vùng bờ biễn khá xa bờ Cali và còn có thể tiến lên miền biển phía Bắc nữa. Chúng ăn làm giảm các đàn cá biển ở Bắc Mỹ, hầu như chúng đã làm gần tan biến mất các đàn cá Hake Nam Mỹ ở nước Chi Lê. hay làm cho các đàn cá ngừ vi vàng không còn dám bén mảng tới những vùng biển giữa biển Baja California và luc địa nước Mexico. Sở dĩ mực Humbold sinh trưởng mạnh mẽ ở tầng oxygen tối thiểu - oxygen minimum layer OML là nhờ cá lồng đèn nhỏ - lanternfish mực Humbold dùng làm thực phẩm chính. Sống tầng OML còn bảo vệ các Dosidicus gigas nhỏ, còn niên thiếu khỏi bị cá khác ăn. Và cũng nhờ lạm thác các cá mập lớn ở biển Sea of Cortes, cá mập lớn hiếm đi, nên mực ống phát triển mạnh hơn.
Từ một năm nay một ngành mực ống đã phát triển ở cảng Santa Rosalia ở Sea of Cortez, ước lượng có 10 triệu mực ống trong một vùng diện tích là 80 km2. Mỗi đêm hàng trăm ngư phủ đi câu mực. Mức chế biến mực lên đến 100 000 tấn một năm, hiện chỉ mới cung cấp cho các thị trường Á Châu, đang thăm dò thị trường Hoa Kỳ. Lọai mực ống câu nhiều nhất, lớn chừng 1,2 m. Hy vọng là sẽ tìm được các loại mực ống tương tự ở các tầng sâu biển Đông miền Trung, nơi biển sâu chỉ cách bờ 20 - 30 km, vì thềm lục địa hẹp, sau đó là các vực sâu 2 000 – 3 000m. Phát triển công nghệ chế biến xuất khẩu mực ống sang thị trường Nhật, Âu Châu… như đã xuất khẩu bíp tết thịt cá mập Phan Thiết, món ăn dân Ý và dân nguồn gốc Tây Ban Nha… rất thích thú. Khoảng thập niên 1970, chúng tui đã mục kích nuôi mực trên bể cạn chứa nước mặn ở đại học Hạ Uy Di, nên học thêm cách nuôi mực ở bang Hoa Kỳ này, cũng như ở những nước khác có khảo cứu nuôi mực.
1.4. Phát triển mạnh thêm ngành nuôi cá biển, hải sản ngon, có thị trường cả trong lẫn ngoài nước, nâng cao trị giá hải sản Việt Nam
Chúng ta đã thành công nuôi tôm nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nuôi cá nước ngọt, mỗi năm trên 250 000 tấn tôm nuôi trồng đủ loại ven bờ như đã nói trên, và cá nước mặn như cá măng - chanos, khởi đầu thập niên 1960 ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Định, theo kinh nghiệm Indonesia…
Phải đẩy mạnh thêm nữa nghiên cứu và phát triển nuôi các loài cá biển có giá trị kinh tế như các lọai cá mú (serranidae), cá khế (carangidae), cá nục miền Trung (Decapterus), cá chim, cá chình (Anguilli formes) sống trong bùn vùng ven biển (từ Gia Rai - Sóc Trăng trở ra là cá chình hoa, ven biển đồng bằng Bắc bộ là cá chình Nhật, nay còn có cá chình lai Sóc Trăng , Kiên Giang), cá kèo (Pseudaocryptes lancelatus) Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu... bờ biển miền Nam… bắt đầu bằng cá kèo vẫy nhỏ nuôi quảng canh, bán thâm canh. Hình như Việt Nam đang nghiên cứu nuôi cả vài loại cá mập nữa? Cần hoàn thiện phát triển đại trà cách nuôi bào ngư vành tai (hay cả bào ngư chín lỗ…) nguồn gốc Việt Nam vùng Khánh Hòa - Vạn Ninh, các đảo Cát Bà- Bạch Long Vĩ, nuôi cua biển nước cạn (Sylla serrata, Scylla paramamosain và Paramosain estampado) song song với cá măng, cải thiện nuôi ốc hương biển Bình Định, nuôi hàu (ostrea sp.), nuôi nghêu (ngao, ngao dầu Meretrix meretrix, ngao mật Meretrix lusoria ) Bến Tre, nuôi sò huyết đầm Ô Loan- Phú Yên, nuôi nghêu tu hài một lọai điệp hai mảnh vỏ thịt ngon, nuôi hải sâm trắng (hay dưa biển trắng Holothuria scabra) hay hải sâm đen (Holothuria vagabunda) nhiều dân Á Châu thích ăn không kém yến sào, bào ngư trong số 4 loài hải sâm là hải sâm đen, hải sâm trắng, hải sâm vú có mặt nhiều ở Việt Nam, từ Phú Yên vào Vũng Tàu, Côn Sơn đến Phú Quốc, nuôi ngọc trai Phú Quốc, loại hột lớn màu sắc đẹp của Úc (?), nuôi đồi mồi lấy vảy sừng óng ánh mỹ nghệ (Eretmochelys imbricata) vùng biển Tây …
Ngoài những kỹ thuât mới mẻ về xây cất, ao, bể, ruộng … nuôi, phải đặc biệt lưu tâm đến việc sản xuất cho được con giống hải sản (thay vì phần lớn còn đánh bắt chúng ở biển) ít chết, sạch bệnh, mau lớn, rẽ tiền như đã thực hiện ở ngành nuôi cá ao, cá bè, cá da trơn, nuôi tôm …, còn phải tiến mạnh chế biến các loại thực phẩm nuôi thích nghi cho mỗi loài hải sản, bổ sung thực phẩm thành phần cá nhỏ ít giá trị kinh tế với các phó sản, sản vật trong nước, như đã làm, như bột sắn (khoai mì), lá khô khoai mì cũng đầy rẫy protein, hột cao su, rong câu, các loại rong, tảo… thảm cỏ thực vật biển nước nhà, ngay cả lọai ốc bưu vàng đập nát (ốc bưu vàng phá hại lúa nặng nề). Đồng thời tránh dùng các thuốc kháng sinh làm hải sản Việt bị quốc tế cấm bỏ, tránh đổ nước phế thải ô nhiễm vùng nuôi và lân cận, giảm thiểu tối đa mức tàn phá những sinh thái biển cần thiết bảo vệ tương lai kinh tế biển vững bền, không phương hại đến các ngành sinh sống khác miền biển của dân ta.
Và hợp lý hóa hệ thống sản xuất và phân phối trong nước, như xây hệ thống cảng cá, chợ cá tập trung, thực hiện kiểm tra chất lượng tại các cơ sở sản xuất thức ăn, quản lý buôn bán hóa chất, thuốc kháng sinh, thực hiện kiểm soát an toàn vệ sinh, chất lượng ngay khâu đầu tiên của chuổi tiêu thụ, vùng nuôi, cảng cá, tàu ca.
2. Tân trang, nâng cấp các cảng cũ, thiết lập cảng sâu mới cho kịp mức phát triển xuất nhập tăng nhanh sau 2000, hoàn thành sớm hơn nữa cảng trung chuyỂn tàu container - port d’ entrepôt, là khuynh hướng mới cho các cảng lớn quốc tế ngày nay.
Đã có nhiều cố gắng đáng kể tân trang, xây dựng nhiều cảng sâu tiếp nhận các tàu trọng tải lớn 30 000 - 50 000 DWT (Deadweight tonnage) ở biển Đông, và tàu containers kể từ năm 2000.
2.1. Tân trang hay xây dựng từ năm 1995, 40 cảng lớn nhỏ
Trong thập niên 1950-1980, không có công trình mới dân sự đáng kể ở lĩnh vực này. Thập niên 1950, miền Bắc chỉ có hai hải cảng đáng kể là Hải Phòng và Bến Thủy (Vinh - Nghệ An). Miền Nam, có thương cảng Sàigon. Đầu năm 1960, xin viện trợ Mỹ thành lập cảng Qui Nhơn (Thị Nại?) không được chấp thuận, dù chi phí rất khiêm tốn, không quá 50 triệu đô la Mỹ, làm hậu cần cho công cuộc phát triển các tỉnh Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột, dọc theo quốc lộ 19, từ Qui Nhơn đến Đức Cơ, Ya Li. Thế nhưng từ cuối năm 1965 đến tháng giêng 1966, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã đổ ngay tức khắc trên 300 triệu đô la Mỹ vào xây cất, hay tân trang ba cảng là Chu Lai thuộc vịnh Dung Quất, Cam Ranh và Tân cảng Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên Việt Nam làm quen với các cần trục (cần cẩu) bốc dở lớn trên 100 tấn và các tàu chở hàng, bốc hàng bằng các thùng containers, xe vận tải tự lật - dump truck lớn… Đồng bào di cư biến một làng cùng kiệt khổ miền Đông Nam Phần thành cảng đánh cá Vũng Tàu, khá tân tiến và chế biến ngư sản phồn thịnh hơn cả cảng đánh cá Phan Thiết thời Pháp thuộc nữa. Hơn 10 năm nay, từ 1995 đến mấy tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã bắt đầu xây cất hay tân trang 40 cảng lớn nhỏ dọc theo bờ biển Đông hay Tây và khởi động xây dựng các cảng sâu hàng hải, dân sự, kể cả các cảng sâu dân sự có thể tiếp nhận tàu container.
2.2. Những yếu tố hạn chế cần lưu ý khi tân tạo cảng
Theo kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, hội Khoa học Kỹ thuật Biển Sài gòn (TPHCM) làm cảng sâu, đặc bi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top