tranduyanhlaai

New Member

Download miễn phí Đề tài Tính toán thiết kế các thông số cơ bản của một số thiết bị chính trong dây chuyền xử lý nước thải Nhà máy bia Viger





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu.1
Phần 1:Tổng quan về công nghệ sản xuất bia và môi trường
Nhà máy bia Viger.5
I .1. Hiện trạng sản xuất Nhà máy bia Viger.5
I.1.1. Nguyên nhiên liệu và năng lượng.5
I.1.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ kèm dòng thải.7
I.1.3. Hiện trạng công nghệ và thiết bị.11
I.2.Hiện trạng môi trường Nhà máy bia Viger.11
I.2.1. Khí thải.11
I.2.2. Chất thải rắn.12
I.2.3. Nước thải.13
Phần II: Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ngành
bia bằng phương pháp sinh học.15
II.1. Phương án 1 (sử dụng bể UASB).15
II.2. Phương án 2 (sử dụng phương pháp hiếu khí;).16
II.2.1. Tháp lọc sinh học.16
II.2.2. Hệ thống Aeroten.17
II.2.2.1. Nguyên tắc.17
II.2.2.2. Sơ đồ công nghệ.18
II.3. Lựa chọn công nghệ cho cơ sở hiên tại.18
II.3.1. Đặc trưng của nước thải.18
II.3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và thuyết minh.20
II.3.3. Các thông số kiểm soát khi vận hành bể Aeroten.23
Phần III: Tính toán thiết kế các thông số cơ bản của một số thiết
bị chính trong dây chuyền xử lý nước thải Nhà máy bia Viger.26
III.1. Bể điều hoà và lắng sơ cấp.26
III.1.1. Dung tích bể điều hoà.26
III.1.2. Dung tích bể lắng sơ cấp.26
III.2. Bể Aeroten.28
III.2.1. Thể tích bể aeroten.29
III.2.2. Thời gian lưu.29
III.2.3. Lượng bùn tạo ra do khử BOD5.30
III.2.4. Chỉ số hồi lưu của bùn.30
III.2.5. Hàm lượng bùn tuần hoàn.31
III.2.6. Lượng bùn xả Qxả từ đáy bể lắng theo đường
tuần hoàn cặn.31
III.2.7. Tính lượng oxy cần thiết.32
III.2.8. Chọn ống dẫn khí và công suất của máy nén.34
III.3. Bể lắng sơ cấp.35
III.3.1. Diện tích của bể.35
III.3.2. Chiều cao của bể.36
Kết luận.38
Tài liệu tham khảo.39
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g cùng hệ thống bão hoà, pha chế được sản xuất trong nước. Các thiết bị này làm theo thiết kế của Cộng hoà Liên bang Đức . Phía Cộng hoà Liên bang Đức trang bị các đường ống, van chuyên dụng đồng hồ đảm bảo sự hài hoa và đáp ứng yêu cầu kỹ thật của nhà máy bia hiện đại. Hiện tại chất lượng của trang thiết bị này còn tốt và sử dụng được.
I.2. Hiện trạng môi trường Công ty Đường Rượu Bia Việt Trì [11]
I.2.1. Khí thải
Khí thải tại khu vực sản xuất gồm có các khí độc hại như SO2, NO2, CO, CO2 .
- Khí CO2 do thoát ra từ quá trình lên men chính khá sạch thu nhờ thiết bị thu hồi và đóng chai ở áp lực cao để sử dụng.
- Chất khí và bụi gây ô nhiễm chủ yếu ở khu vực lò hơi do quá trình đốt dầu gồm SO2, NO2, CO, CO2 …
- Khí NH3 , freon… có thể sinh ra khi hệ thống máy lạnh bị rò rỉ.
- Bụi nguyên liệu trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu lượng nhiên liệu tiêu hao khoảng 0,25% . Với lượng tiêu thụ nhiên liệu trong năm 2002 năm là 610819 kg Malt và 280145 kg thì lượng nhiên liệu tiêu hao ước tính sẽ là 2227,41 kg.
Bảng I.3. Chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực sản xuất. [7]
( ngày lấy mẫu 4/4/2002)
STT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
TCVN(5937-1995)
1
Bụi lơ lửng
mg/m3
0,51
0,3
2
SO2
mg/m3
1,32
0,5
3
CO
mg/m3
7,8
40
4
NO2
mg/m3
0,38
0,4
5
H2S
mg/m3
0,06
0,5
6
NO
mg/m3
0,28
0,4
I.2.2. Các chất thải rắn.
Lượng bã thải rắn lớn nhất là bã malt, men bia và vỏ hạt malt: cứ 100Kg nguyên liệu ban đầu có thể thu được 125 Kg bã tươi với hàm lượng chất khô 20- 25%. Lượng chất thải rắn này khoảng 220 - 250kg/ngày. Bã malt được dùng làm thức ăn gia súc...bã ướt rất dễ bị chuyển hoá (đặc biệt trong mùa hè).
Men bia có giá trị dinh dưỡng cao, có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và làm thức ăn cho gia súc rất hiệu quả.
Hiện nay Nhà máy bia Viger bã malt đã được tận dụng để bán cho các hộ chăn nuôi gia súc, còn bã men bia đang được nghiên cứu để tận thu bia non.
Bã hoa houblon và cặn protein hiện ít được sử dụng cho chăn nuôi vì có vị đắng, thường được xả ra cống làm tăng tải lượng ô nhiễm của nước thải . Cặn protein có thể được dùng làm thức ăn cho cá.
Ngoài lượng chất thải rắn là bã bia ra, trong quá trình sản xuất cũng phát sinh 1 lượng chất thải rắn nữa là bùn của công đoạn xử lý nước thải. Lượng bùn thải ở công đoạn này ước tính khoảng 3,5 m3/ tháng. Bùn thải này công ty đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị để vận chuyển đến bãi rác thải của thành phố.
Các chất thải rắn khác như chất trợ lọc, vỏ chai vỡ thường được thu gom với rác thải sinh hoạt. Và hàng tháng thuê Công ty Môi trường Đô thị thành phố Việt Trì thu gom.
I.2.3. Nước thải [11]
Nước thải của quá trính sản xuất bia là nguồn thải chính đáng lưu ý. Công nghệ sản xuất bia sử dụng một lượng lớn và thải ra một lượng nước đáng kể. Lượng nước tiêu hao định mức để sản xuất ra 1000 lít bia thành phẩm là 10 m3. Nước của sản xuất bia bao gồm: Nước rửa thiết bị, làm lạnh, nước rửa nhà xưởng, nước rửa bao bì ….
Thành phần gây ô nhiễm trong nước thải của sản xuất bia bao gồm protein và aminoaxit từ nguyên liệu và nấm men, hydratcacbon (dextrin và đường) cùng pectin tan hay không tan, axit hữu cơ, rượu...từ nguyên liệu và sản phẩm rơi vãi.
Với công nghệ sản xuất bia hiện nay đang sử dụng tại nhà máy, dòng thải dự kiến khi sản xuất với công suất bình quân 380-450m3/ngày, nhưng khi cao điểm có thể lên tới 500-600m3/ngày.
Bảng I.4. Đặc tính nước thải cống chung công ty Đường Rượu Bia Việt Trì [7]
thứ tự
Thông số
Đơn vị
Giá trị trung bình
TCVN - B
( 5945 - 1995)
1
pH
6,87
5,5 - 9
2
COD
mg/l
950
100
3
BOD5
mg/l
490
50
4
SS
mg/l
160
100
5
S N
mg/l
19,78
60
6
S P
mg/l
2,55
6
1. Đánh giá hệ thống xử lý nước thải hiện có :
Sơ đồ công nghệ:
Bể điều hoà
Bể UASB
Bể Aeroten
Bể lắng
Phơi bùn, ép bùn...
Khử trùng
nước thải
nước sau xử lý
Hình I.1
Nhận xét: Hệ thống xử lý cũ do thiết kế kích thước các bể không hợp lý ( nhỏ hơn so với lưu lượng nước thải cần xử lý), mương thải và bố trí mạng ống theo sơ đồ xương cá không phù hợp với dòng chảy trong nội bộ xưởng. Công nghệ xử lý không thích hợp: không cần có công đoạn khử trùng vì nước thải sau khi xử lý đã giảm được một lượng Coliform khá lớn (hơn nữa nguồn tiếp nhận nước thải là sông Lô), nước thải của công ty không được phân luồng nên khó xử lý, với hàm lượng BOD = 490 mg/l thì không cần xử lý yếm khí...
Mặt khác công đoạn nuôi cấy vi sinh vật để xử lý bằng phương pháp sinh học cũng không đáp ứng được những yêu cầu. Kết quả chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt yêu cầu.
2/. Hiện trạng.
Nhà máy sản xuất theo công nghệ hiện đại, hệ thống thiết bị khép kín. Tuy nhiên hệ thống mương thải nội bộ khu xưởng lại để hở và quá sâu cho nên nước và bã thải có điều kiện tích tụ lâu ngày gây mùi khó chịu, điều này không phù hợp với tiêu chuẩn của một nhà máy thực phẩm, công đoạn này cũng cần cải tạo. Nước thải của nhà máy chưa được phân luồng cho lên khó xử lý và lưu lượng nước phải xử lý lớn. Hiện tại lượng nước phải xử lý là 500 m3/ngày. Mặt khác hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bia không đạt yêu cầu sau khi qua hệ thống xử lý vẫn còn chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao.
Phần II.
Một số phương án xử lý nước thải ngành bia[8]
II.1. Phương án 1 ( sử dụng hệ thống UASB)
Phương pháp yếm khí được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp khi lượng chất hữu cơ cao (BOD=1500-5000mg/l), xử lý bùn, cặn, bã thải rắn nhờ các vi khuẩn phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ.
Quá trình phân huỷ yếm khí không triệt để, do đó sau phân huỷ yếm khí thường có hệ thống phân huỷ hiếu khí để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại.
Phương pháp có ưu điểm là sinh ra ít bùn hơn so với quá trình phân huỷ hiếu khí, không cần thiết bị cung cấp khí. Nhưng phương pháp còn có nhược điểm là thời gian phân huỷ dài, phân huỷ không triệt để.
Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải có hệ thống UASB
Điều hoà
Bể UASB
Bể Aeroten
Bể lắng thứ cấp
Khử trùng
nước sau xử lý
nước thải
Hình II.1
Bùn trong bể là sinh khối đóng vai trò quyết định trong việc phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ. Nồng độ cao của bùn hoạt tính trong bể cho phép bể làm việc với tải trọng chất hữu cơ cao. Để hình thành khối bùn hoạt tính đủ nồng độ, làm việc có hiệu quả, đòi hỏi thời gian vận hành khởi động từ 3 - 4 tháng. Nếu cấy vi khuẩn tạo axit và vi khuẩn tạo mêtan trước với nồng độ thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian khởi động xuống từ 2 - 3 tuần. Sau khi xử lý yếm khí lượng cặn dư xả ra ngoài định kỳ chỉ bằng 0,15 - 0,2 hàm lượng COD, tức bằng nửa cặn sinh ra so với khi xử lý hiếu khí, hiệu quả khử COD khoảng 60%. Do đó nước thải sau khi qua bể UASB phải được tiếp tục đưa qua xử lý hiếu khí.
II.2. Dây chuyền xử lý nước thải áp dụng phương pháp xử lý hiếu khí.
Phương án này thường được sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng BOD trong kho...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top