vannho2610

New Member

Download miễn phí Luận văn Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự





 
 
MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI CHÚC 6
1.1. Vài nét về thừa kế và quyền thừa kế 6
1.2. Di chúc và đặc điểm của di chúc 7
1.3. Tiến trình phát triển của những quy định pháp luật về thừa kế nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng ở Việt Nam 12
Chương 2: CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC 29
2.1. Người lập di chúc 29
2.2. Ý chí của người lập di chúc 35
2.3. Về nội dung của di chúc 53
2.4. Về hình thức của di chúc 62
Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC 84
3.1. Thực trạng giải quyết những tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc tại Tòa án nhân dân 84
3.2. Một số loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc cụ thể 88
3.3. Hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc 105
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ường hợp không có di chúc hay di chúc không chỉ định người phân chia di sản. Người phân chia di sản được hưởng thù lao theo di chúc hay theo sự thỏa thuận với các thừa kế.
Theo pháp luật dân sự Nhật Bản và pháp luật dân sự Pháp thì người lập di chúc có quyền chỉ định một hay nhiều người thực hiện di chúc, trong đó có phân chia di sản (Điều 1006, 1007 Bộ luật dân sự Nhật Bản, Điều 1025, 1026 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp). Pháp luật dân sự của Pháp còn quy định: "Người chưa thành niên không được là người thực hiện di chúc dù người giám hộ hay người quản tài của họ cho phép" (Điều 1030) [5].
2.2.10. Dành một phần di sản để di tặng
Điều 674 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 671 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di tặng như sau:
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người di tặng, thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này [6], [7].
Trước tiên cần khẳng định rằng: Di tặng không phải là hợp đồng tặng cho, bởi vì hợp đồng tặng đánh giá là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, chủ thể tặng cho và chủ thể được tặng cho đều còn sống và cả hai bên đều thể hiện ý chí tặng cho tài sản và nhận tặng cho tài sản. Trong quan hệ di tặng, thì việc di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, không thể hiện ý chí của người được di tặng. Nếu như trong hợp đồng tặng cho thì hợp đồng được coi là hoàn thành khi người được tặng cho nhận được tài sản (đối với tài sản không phải đăng ký) hay kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu), thì trong di tặng quyền của người được di tặng chỉ phát sinh tại thời điểm mở thừa kế (khi người di tặng chết).
Người được di tặng có quyền nhận hay không nhận quyền hưởng di tặng. Trong thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo di chúc chỉ được hưởng di sản sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại từ di sản. Người được di tặng không phải dùng tài sản được di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết nếu di sản khác của người để lại di tặng vẫn còn đủ để thanh toán. Nếu người được di tặng từ chối nhận di tặng, thì phần tài sản di tặng được chia thừa kế theo pháp luật.
Quyền của người lập di chúc để lại di tặng chỉ bị hạn chế trong trường hợp có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản để di tặng. Đây là điểm tương đồng với pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp. Theo pháp luật Cộng hòa Pháp thì người lập di chúc có quyền di tặng toàn bộ tài sản của mình cho người được di tặng. Điều 1003 Bộ luật dân sự Pháp quy định: "Di tặng toàn bộ tài sản là quy định của di chúc theo đó người lập di chúc cho một hay nhiều người toàn bộ tài sản người ấy để lại sau khi chết" [5].
2.2.11. Dành một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng
Điều 673 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hay không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng [6], [7].
Người lập di chúc với tư cách là chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền để lại hay không để lại một phần tài sản để dùng vào việc thờ cúng. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu di chúc dành một phần di sản để thờ cúng, nhưng lại không chỉ định người quản lý để thờ cúng thì những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc cử ra một người để quản lý di sản thờ cúng. Nếu người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng theo di chúc không thực hiện đúng di chúc, người quản lý di sản thờ cúng do những người thừa kế theo pháp luật cử ra không thực hiện thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp nghĩa vụ về tài sản của người chết lớn hơn di sản người đó để lại, mà người đó lập di chúc để lại một phần di sản dành vào việc thờ cúng, thì di chúc này không phát sinh hiệu lực vì toàn bộ di sản phải được dùng vào việc thực hiện nghĩa vụ của người lập di chúc.
2.3. Về nội dung của di chúc
2.3.1. Ngày, tháng, năm lập di chúc
Đây là một vấn đề mà hầu hết các loại văn bản đều yêu cầu thực hiện. Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là việc làm đơn giản, nhưng nó lại rất quan trọng. Trong những trường hợp nhất định, việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc quyết định giá trị pháp lý của di chúc. Ví dụ, trường hợp một người lập nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản, thì bản di chúc sau cùng của người đó có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 5 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 5 Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005).
Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản (điểm a khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 và điểm a khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005). Việc quy định như vậy thể hiện tầm quan trọng của việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc vì nó thể hiện thời điểm người để lại di sản lập di chúc, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hiệu lực pháp luật của di chúc, đồng thời nó cũng là căn cứ cho việc giải quy
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D Biến đổi của chất màu qua các điều kiện xử lý Khoa học Tự nhiên 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
K Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình sấy vi khuẩn Lactobacillus Acidophillus DH Kiến trúc, xây dựng 2
K Nghiên cứu các điều kiện tối ưu của quá trình tạo sinh khối vi khuẩn lactic Khoa học Tự nhiên 0
P Các điều kiện cần thiết để thực thi chính sách kinh tế xã hội thành công Kiến trúc, xây dựng 0
C Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trư Công nghệ thông tin 0
A Chi phí sản xuất điều kiện và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty Bóng đèn P Luận văn Kinh tế 0
Y Tình hình nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, nhu cầu cấp nước tưới Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top