snow_black_hp

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Những điểm mới cơ bản trong phần tài sản và quyền sở hữu của Bộ luật dân sự năm 2005





Điều 172 quy định: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định của BLDS thì có 6 hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu toàn dân trong BLDS năm 1995 được sửa thành, sở hữu nhà nước. Quy định như vậy nhằm làm rõ chủ thể của quyền sở hữu. Bổ sung thêm sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp vì hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức này. Hình thức sở hữu hỗn hợp trong BLDS năm 1995 đã được đưa vào sở hữu chung thành một điều (Điều 217) trong BLDS năm 1995 về vấn đề này là không liệt kê một số pháp nhân cụ thể, bởi điều đó sẽ không thể đầy đủ do số pháp nhân mới sẽ không ngừng phát sinh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lời nói đầu
BLDS(*) BLDS = Bộ luật Dân sự.
đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1995, có hiệu lực thực hiện từ 01/7/1996 đã làm nên một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước nhà. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì nó điều chỉnh các quan hệ dân sự giữa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong đó có vấn đề tài sản và quyền sở hữu.
Tuy nhiên trong gần 10 năm thực hiện, những quy định trong Bộ luật nói chúng, phần tài sản và quyền sở hữu nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và pháp luật dân sự, ngày 14//6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua BLDS năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2006 thay thế BLDS năm 1995.
Nhằm tìm hiểu chế định tài sản và quyền sở hữu để làm sáng tỏ những nội dung mà BLDS 2005 đã phát triển, kế thừa, bổ sung, hoàn thiện từ BLDS 1995, chúng tui mong muốn được góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình để đưa nội dung quan trọng này thiết thực đi vào cuộc sống cũng như có sự phân biệt được sự mới cũ trong mỗi Bộ luật từ đó hiểu thêm về kỹ thuật trình độ lập pháp của nước nhà.
Nội dung tiểu luận có 3 phần
Phần I: Những vấn đề chung về tài sản và quyền sở hữu
Phần II: Nội dung " những điểm mới cơ bản trong phần tài sản và quyền sở hữu của BLDS năm 2005
Phần III: Kết luận
Phần thứ nhất
Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, là khách thể của phần lớn những quan hệ pháp luật dân sự (như hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...). Vì vậy quy định về tài sản và phân loại tài sản trong BLDS là cần thiết để phân biệt với tài sản theo quan niệm thông thường. Theo quy định của BLDS thì tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
Trong BLDS năm 1995 những quy định về tài sản và quyền sở hữu có bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trong các quy định về quyền sở hữu ngoài những quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ cụ thể, chưa thể đủ điều kiện phát huy tác dụng, hiệu lực trong thực tế thì còn có những vấn đề chưa được quy định hay quy định chưa phù hợp với thực tiễn xã hội. Để khắc phục những hạn chế đó BLDS năm 2005 đã có sự sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
BLDS năm 2005, nội dung tài sản và quyền sở hữu được quy định tại phần thứ hai gồm 7 chương (từ chương X đến chương XVI) với 117 Điều (từ Điều 163 đến Điều 279). Phần này có những quy định chung về quyền sở hữu (chương X), các loại tài sản (chương XI), nội dung quyền sở hữu (chương XII, các hình thức sở hữu (chương XIII), xác lập, chấm dứt quyền sở hữu (chương XIV), bảo vệ quyền sở hữu (chương XV), những quy định khác về quyền sở hữu (chương XVI).
Trong phần này, có nhiều quy định được giữ nguyên như quy định của BLDS năm 1995 như: chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Đây là những quyền dân chủ cụ thể của chủ sở hữu; ba quyền năng trên hợp thành nội dung của quyền sở hữu (Điều 164); theo pháp luật, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hay làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165); không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình (Điều 169). Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia... thì Nhà nước tưng mua hay trưng dụng có bồi thường (sau đó) cho tài sản của cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác theo quy định của pháp luật (Điều 169); quyền sở hữu được xác lập hay chấm dứt theo những căn cứ do BLDS quy định (Điều 170, 171)... Ngoài ra, phần thứ hai về tài sản và quyền sở hữu trong BLDS năm 2005 có những điểm sửa đổi bổ sung cơ bản so với quy định của BLDS năm 1995.
Phần thứ hai
Những điểm mới cơ bản trong phần tài sản của
quyền sở hữu của bộ luật dân sự năm 2005
1. Về khái niệm tài sản (Điều 163)
Tài sản - với tính cách là khách thể của quyền sở hữu đã được Điều 169 BLDS 2005 quy định "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Như vậy, cụm từ "vật có thực" theo quy định của Bộ luật năm 1995 đã được sửa thành "vật". Việc bỏ cụm từ "có thực" làm cho khái niệm "vật" được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả vật đang có, và sẽ có hay đang hình thành. Thực tế có nhiều vật đang được hình thành nhưng đã là đối tượng của giao dịch, ví dụ như công trình đang xây, tàu thuyền đang đóng; cá nhỏ dưới ao, lúa chưa chín, hoa quả chưa đến kỳ nhưng sẽ có thu hoạch sắp tới... Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu về giao dịch trong nền kinh tế thị trường và thực tế xã hội.
2. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản (Điều 167)
Điều 167 BLDS năm 2005 quy định "Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Điều 167 năm 2005 đã sửa đổi từ Điều 174 BLDS năm 1995 vì điều này đã quy định quá khái quát, gây khó khăn cho việc áp dụng và nó chưa quy định rõ những tài sản nào được đăng ký.
Đăng ký quyền sở hữu tài sản là một cơ chế nhằm công khai hoá quyền sở hữu của các chủ thể. Khi quyền sở hữu đã thuộc về một chủ thể thì về nguyên tắc, tất cả các chủ thể khác phải thừa nhận, tôn trọng quyền sở hữu của chủ thể đó. Để mọi chủ thể, mọi người biết về quyền sở hữu của mình thì phải có cơ chế công khai quyền này. Nhiều nước trên thế giới trong vấn đề này có áp dụng hai cơ chế riêng (cho bất động sản và động sản) như: đối với bất động sản: đăng ký là biện pháp công khai hoá các quyền đối với nó. Đối với động sản: chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu.
ở Việt Nam nội dung quy định tại Điều 167 của BLDS năm 2005 là phù hợp với thông lệ quốc tế. Đăng ký với bất động sản là biện pháp công khai hoá quyền sở hữu đó là một cơ chế pháp lý nhằm làm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch đảm bảo cho các chủ thể có sự an toàn khi tham gia vào giao dịch bất động sản (hay thị trường bất động sản). Đây là một nguyên tắc rất cơ bản trong việc thực hiện quyền sở hữu và một số quyền khác đối với bất động sản. Đối với "động sản" thì chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu, chỉ trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định rõ phải đăng ký với loại tài sản đó. Ví dụ như: ô tô, xe máy chẳng hạn. BLDS chỉ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top