Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.1. Ý thức pháp luật và vai trò của nó trong sự phát triển đời sống xã hội 6
1.1.1. Ý thức pháp luật - quan niệm và kết cấu 6
1.1.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong sự phát triển đời sống xã hội 14
1.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 18
1.2.1. Nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 18
1.2.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 33
Chương 2 : Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở NƯỚC TA - NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 49
2.1. Ý thức pháp luật ở nước ta - những nhân tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra 49
2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến ý thức pháp luật ở nước ta 49
2.1.2. Những vấn đề đặt ra về ý thức pháp luật trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 68
2.2. Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 79
2.2.1. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật 79
2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật 85
2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật 89
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 104

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ:
Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Bài học lớn là dân chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, dứt khoát bác bỏ mọi mưu toan lợi dụng "dân chủ", "nhân quyền" nhằm gây rối về chính trị, chống phá chế độ, hay can thiệp vào nội bộ nước ta [16, tr. 71-72].
Mục tiêu trên đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Song thực tế những năm qua chúng ta thấy rằng:
Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ trong xã hội. Không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng. Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật. Cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hoá đầy đủ [15, tr . 41-42].
ở nước ta trong suốt thời gian dài, không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức... Tình trạng này có nguyên nhân từ ý thức pháp luật thấp kém, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa trở thành cái không thể thiếu khi điều chỉnh các quan hệ xã hội. ý thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế và bản thân hệ thống pháp luật chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, mặt bằng dân trí thấp trình độ văn hóa pháp lý còn thấp kém.
Từ thực tế đó, Đảng ta đã nhận định rằng: Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp luật XHCN, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân, thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân.
Một trong những yếu tố quan trọng để có dân chủ XHCN là phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Một nhà nước như vậy, trách nhiệm không chỉ ở phía Nhà nước, mà cả phía nhân dân, trong đó ý thức pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN đòi hỏi Nhà nước phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý phù hợp. Để đáp ứng được yêu cầu này trước tiên phải thấy rõ ý thức pháp luật có vai trò to lớn, là một trong những nhân tố bảo đảm cho công cuộc đổi mới thắng lợi, là tiền đề không thể thiếu để đẩy mạnh việc xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, đồng thời tìm cách nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân lao động. Từ những suy nghĩa trên, đã thúc đẩy người viết chọn vấn đề " ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những nội dung liên quan đến lĩnh vực ý thức pháp luật, thời gian qua đã có một số người quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây ở những góc độ khác nhau, các tác giả đã cho ra mắt bạn đọc các công trình nghiên cứu của mình, dưới các hình thức như đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách, các bài viết trên các tạp chí, các báo... Chẳng hạn, một số công trình sau đây:
1. Đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước:
- Cơ sở khoa học cho việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07, đề tài KX-07-17 (1995), Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật thuộc Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ năm 1995 của Bộ Tư pháp.
2. Luận án tiến sĩ:
- Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, tác giả Lê Đình Khiên, năm 1996.
- Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Đào Duy Tấn, năm 2000.
- Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, tác giả Hồ Việt Hiệp, năm 2000.
- Lôgíc khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân, năm 2001.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, tác giả Đỗ Trung Hiếu, năm 2002.
3. Sách, báo, tạp chí:
- Xã hội và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
- Văn hoá pháp lý quá trình dân chủ hoá, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4/1991, của tác giả Trần Ngọc Đường.
- Chính sách pháp luật và ý thức pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1993, của tác giả Nguyễn Như Phát.
- Một số khía cạnh của khái niệm dân chủ, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 3/2002, của tác giả Đỗ Trung Hiếu.
- Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2003, của tác giả Hoàng Văn Hảo.
Nhìn chung, mỗi công trình trên thường đi sâu nghiên cứu một mặt hay một vấn đề cụ thể nào đó của dân chủ, của ý thức pháp luật như: khái niệm, cấu trúc, chức năng v.v... của ý thức pháp luật, hay những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật Việt Nam, những giải pháp nâng cao ý thức pháp luật...
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền dân chủ XHCN, các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX luôn nhấn mạnh phải tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, thực hiện mục tiêu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Cho đến nay một số công trình nghiên cứu đã cung cấp cho khoa học nhiều tư liệu quý về ý thức pháp luật, song vẫn còn vấn để bỏ ngỏ đó là ý thức pháp luật trong việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
ý thức pháp luật có thể phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau như: Luật học, Triết học... Trong luận văn này được xem từ góc nhìn triết học, vì thế toàn bộ nội dung của luận văn đều nhằm làm rõ ý thức pháp luật, vai trò của ý thức pháp luật, những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng nền dân chủ XHCN hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a) Mục đích
Trên cơ sở làm rõ vai trò của ý thức pháp luật, thực trạng của nó trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện nước ta hiện nay:
b) Nhiệm vụ
Kết luận

Từ việc làm rõ vai trò của ý thức pháp luật trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, tìm ra một số mâu thuẫn cơ bản và giải pháp cho quá trình nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội ta hiện nay, chúng tui rút ra một số kết luận sau:
1. ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quy định, phản ánh đời sống pháp luật vào tư duy con người. Song, ý thức pháp luật nó tác động trở lại tồn tại xã hội thể hiện rõ nét ở vai trò của nó. ý thức pháp luật có vai trò quan trọng về nhiều mặt trong đời sống xã hội, đời sống pháp luật, đặc biệt là vai trò của nó trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay. Nó góp phần đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật góp phần thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội tương ứng. Trong quá trình xây dựng nền dân chủ, ý thức pháp luật đóng một vai trò quan trọng, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Hệ tư tưởng pháp luật của giai cấp thống trị giữ vai trò định hướng cho nền dân chủ phát triển, còn tâm lý pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hành vi của con người trong quá trình dân chủ hóa. Bên cạnh đó ý thức pháp luật còn tác động qua lại đối với các hình thái ý thức xã hội khác như ý thức chính trị, ý thức đạo đức.
2. Việt Nam trải qua nhiều biến đổi to lớn trong lịch sử dân tộc và bản thân lại từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cho nên quá trình hình thành ý thức pháp luật ngoài quy luật phổ biến nó còn bị quy định bởi tính đặc thù của Việt Nam. Đó là sự đan xen giữa các hình thái ý thức xã hội của các chế độ xã hội khác nhau trong nước và ngoài nước. Quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của "lệ làng" phong tục tập quán truyền thống văn hóa dân tộc, tư tưởng pháp luật phong kiến Trung Quốc "Đức trị" và "Pháp trị", tư tưởng thực dân, ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Song ở Việt Nam hiện nay ý thức pháp luật hình thành và phát triển trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản cùng sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường…
3. ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật XHCN là công cụ hữu hiệu nhất cho quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN. Nó là công cụ quan trọng nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như điều chỉnh mọi hành vi của con người. Làm cho mọi người vừa được tự do, bình đẳng, đồng thời không xâm phạm đến quyền tự do bình đẳng của người khác. Trên thực tế cho thấy, những năm qua có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới dân chủ do đó trong xã hội ta hiện nay đang phải giải quyết những vấn đề nhức nhối đó. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa Đảng và Nhà nước cũng đều khẳng định dân chủ luôn đi đôi với pháp luật, dân chủ không có pháp luật thì không thể có dân chủ thực sự. Do đó xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật phù hợp với quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN là một việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Làm được điều này tất nhiên phải kể đến vai trò của ý thức pháp luật XHCN. Trong đó hệ tư tưởng pháp luật là quan điểm, tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã dẫn đường chỉ lối cho nền dân chủ XHCN phát triển. Đồng thời, tâm lý pháp luật cụ thể là tình cảm pháp luật, thái độ đối với pháp luật của cán bộ và nhân dân sẽ tác động mạnh mẽ tới việc thực thi pháp luật trong quá trình phát triển nền dân chủ.
4. Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành ý thức pháp luật nước ta, chúng ta thấy ý thức pháp luật toàn xã hội hiện nay còn ở trình độ thấp kém, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, và có nhiều hiện tượng chắp vá trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. Do đó trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN, nhiều mâu thuẫn nảy sinh, đòi hỏi cần giải quyết.
5. Khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN, các mâu thuẫn nảy sinh đã được phát hiện kịp thời, giải quyết các mâu thuẫn này chúng ta đưa ra một số giải pháp phù hợp. Để thực hiện tốt các hệ giải pháp trên Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Theo tinh thần các văn kiện của Đảng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau đây: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, pháp luật giữ vị trí điều chỉnh chủ đạo trong toàn xã hội; tuân thủ pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tính độc lập của các cơ quan xét xử, bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Yếu tố tác động tới xây dựng nền dân chủ XHCN ở VN, những yếu tố nào không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên hệ với thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở nước ta hiện nay dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên hệ việc xây dựng xhcn ở việt nam hiện nay, nhiệm vụ để xây dưng ý thức xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một số giải pháp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay, bản thân trong xây dựng nến dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam, góp phần xây dựng nền xhcn ở việt nam, pháp luật xhcn ở việt nam, vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa việt bnam, trách nhiệm của cá nhân trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa nước ta ngày nay, về xây dựng nền dân chủ ở nước ta hiện nay, trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?, liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, xây dựng nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần làm gì để nâng cao dân chủ xã hôi chủ nghĩa xã hội, Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ ở nc ta hiện nay, Liên hệ trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ, nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa phải gắn với kỷ cương, pháp luật., xây dựng chế độ dân chủ xhcn ở việt nam hiện nay, hạn chế trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay, trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là công dân là sinh viên bản thân em làm gì để góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay, luận văn về dân chủ và ý thức dân chủ XHCN, Liên hệ vai trò của bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, Về ý thức và ý thức dân chủ, quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của người đồng bào dân tộc thiểu số, trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, ý thức xã hội và ý thức pháp luật xhcn, trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trách nhiệm mỗi cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam, Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng lên dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Lien he trach nhiem ca nhan trong viec gop phan xay dung nen dan chu, nha nuoc phap quyên xa hoi chu nghia o nuoc ta hien nay, Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?, trách nghiệm bản thân trong việc xây dựng dân chủ XHCN, trách nhiệm bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?, “Những yếu tố tác động tới xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Liên hệ với việc xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay., để góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bản thân cần làm, cần làm gì góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, 1.3 Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay., Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Nâng cao ý thức pháp luật của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân đội Văn hóa, Xã hội 0
D Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu. Phân biệt hai hình Luận văn Luật 0
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0
H Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái hiện nay Kinh tế chính trị 0
C Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay Kinh tế chính trị 0
A Vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Kinh tế chính trị 0
H Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền với việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
T Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top