heogay43

New Member

Download miễn phí Luận văn Lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỄ HỘI Ở VIỆT NAM 10
1.1. Khái niệm, quá trình hình thành lễ hội 10
1.2. Các loại hình lễ hội 24
Chương 2: THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM, ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI CHÙA KEO Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ THÁI BÌNH 40
2.1.Thực trạng lễ hội chùa Keo 40
2.2. Đặc điểm lễ hội chùa Keo 62
2.3. Ảnh hưởng của lễ hội chùa Keo 73
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI CHÙA KEO Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ THÁI BÌNH 82
3.1. Xu hướng vận động biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 82
3.2. Phương hướng, giải pháp 89
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 108
 
 
 
 
 
 
MỞ ĐẦU
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm. Ngày 13 tháng 9 tức 100 ngày sau khi thiền sư Không Lộ qua đời, ngày 14 là ngày sinh của Người, hội mở thêm ngày rằm là lễ tiết hàng tháng của đạo Phật (tính theo âm lịch). Nếu hội xuân ở làng Keo vừa có tính chất thi tài, vừa là hội làng về phong tục thì hội Keo tháng 9 mang đậm tính hội lịch sử, hội văn nghệ, gắn liền với cuộc đời của thiền sư Không Lộ.
Sử liệu, ngọc phả và truyền thuyết ghi nhận chùa Keo thờ Phật và thờ Quốc sư Không Lộ triều Lý, và do cùng phụng sự Quốc sư Không Lộ nên quan hệ Keo Dưới – Keo Trên khá mật thiết. Cung cách xây dựng chùa cảnh cũng tương tự như nhau. Lễ hội hàng năm cũng có tình tiết na ná như nhau, lại đều ghi đậm trong tâm thức dân gian câu ca:
Dù cho cha đánh mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
Dân gian còn nhắc nhở:
Dù ai đi đâu về đâu
Mười rằm tháng chín chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười rằm tháng chín phải về hội Ông
Qua nghiên cứu, khảo sát lễ hội chùa Keo tỉnh Nam Định và lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình thì thấy rằng mặc dù được tổ chức ở hai địa điểm khác nhau nhưng nội dung của hai lễ hội này có một số điểm chung giống nhau.
Để chuẩn bị cho lễ hội thì công tác chuẩn bị phải được tiến hành trước đó hàng tháng về mặt thủ tục hành chính, nội dung, chương trình kế hoạch, nhân sự và an ninh… Theo quyết định của Bộ Văn hoá thông tin ban hành tháng 5 năm 1994 và tháng 8 năm 2001 về quy chế lễ hội thì lễ hội chùa Keo là lễ hội pha mầu sắc tôn giáo, được phép tổ chức định kỳ hàng năm nhưng phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá, ít nhất 20 ngày trước khi khai hội. Nội dung báo cáo phải đủ các mục về thời gian, địa điểm, nội dung và danh sách Ban tổ chức lễ hội.
Chủ hội không còn trực tiếp điều hành lễ hội như xưa, nay chỉ làm chủ tế nhưng là một chức vị danh dự nên chủ hội vẫn là niềm vinh dự lớn cho người đắc cử và gia đình. Nhiệm kỳ chủ hội một năm, nhưng công việc tập trung chủ yếu trong tháng lễ hội, không ai được làm chủ hội quá một nhiệm kỳ. Chủ hội do Ban quản lý di tích lịch sử văn hoá chùa Keo dự kiến trình Hội nghị liên tịch thay mặt các xóm xem xét quyết định trên cơ sở các tiêu chí về tư cách đạo đức bản thân, gia đình và thanh cát (không có tang bụi).Việc lựa chọn chủ hội hiện nay đã bỏ qua tiêu chí xưa phải là quan viên, tuy nhiên lại nâng cao tiêu chí song toàn xưa thành song thọ (đã hưởng hương yến).
Trang phục chủ hội vẫn như xưa là mũ cánh chuồn có hoa văn mặt nguyệt dát bạc lấp lánh phía trước, áo thụng mầu lam đính bối tử trước ngực, bối tử vuông nền đỏ viền vàng thêu hoa sen vàng ở giữa. Chủ hội giữ lệ xưa chay tịnh cả tuần lễ hội nhưng ở nhà riêng, không ở chùa như xưa.
Từ sáng sớm ngày khai hội, chuông khánh lớn và trống cái hoà tấu từng hồi dài vang động khắp xóm làng.Sau lễ nhập tịnh mở cửa chùa, làng làm lễ thỉnh Phật, lễ tấu thánh, lễ dâng hương và dựng cờ khai hội...Suốt mấy ngày tế lễ, dâng hương tụng kinh niệm Phật, đọc kệ chầu Thánh Tổ Không Lộ.
Lễ hội chùa Keo gồm có phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành tuần tự như sau:
Lễ rước nước: Sáng sớm ngày 13, sau khi làm lễ nhập tịch mở cửa chùa, làng làm lễ lấy nước từ giữa sông rước về chùa. Nước được đựng vào một chiếc bình sứ đã được lau chùi sạch sẽ. Nước phải được múc bằng gáo đồng đổ qua miếng vải đỏ ở miệng bình, sau đó nước được đưa lên kiệu rước về chùa.
Lễ rước nước mở đầu các ngày hội với mục đích dùng nước để tắm tượng Thánh và rửa khí tự nhưng đồng thời cũng là một hình thức cầu mưa của cư dân trồng lúa nước. Việc rước nước ở giữa dòng sông là để mong muốn cân bằng âm dương, tìm đến sự cân bằng trong “lưỡng phân – lưỡng hợp”, tạo ra sự phát triển bền vững. Đây là ý nguyện được hình thành từ xa xưa trong cội nguồn lịch sử của các tầng lớp cư dân sống trên và ven các dòng sông cổ.
Lễ mộc dục: Sau khi rước nước về, làng cử hành luôn lễ mộc dục (tức là tắm rửa tượng Thánh). Công việc này do Chủ hội cùng một số người có uy tín trong làng tiến hành trong chùa Thánh một cách trang nghiêm và kín đáo. Người mộc dục cho tượng Thánh phải trai giới trước đó và khi làm lễ phải bịt miệng bằng một chiếc khăn điều để trần khí không xông tới Thánh cung mà mang tội bất kính. Đầu tiên họ thắp hương, dâng lễ rồi tiến hành công việc một cách thận trọng và trang nghiêm. Tượng của Thánh bao giờ cũng được tắm hai lần: lần thứ nhất tắm bằng nước làng vừa rước về, lần thứ hai được tắm bằng nước ngũ vị đã được chuẩn bị trước để cho thơm. Gọi là tắm nhưng không phải lấy nước giội vào tượng Thánh mà chỉ lấy một tấm vải đỏ nhúng vào chậu nước sạch rồi lau chùi nhẹ nhàng, thận trọng. Sau khi tắm cho tượng Thánh xong, chậu nước ngũ vị được giữ lại để cho các vị bô lão, chức sắc nhúng tay, xoa vào mặt mình như một hình thức “hưởng ơn Thánh”. ý nghĩa của việc tắm tượng là nhằm “rửa sạch bụi nhơ” để Đức Thánh được sạch sẽ trước khi vào tế lễ.
Thông qua các nghi thức của lễ mộc dục phần nào hé mở cho thấy cội nguồn xa xưa từ những nghi thức cầu mưa của tín ngưỡng dân gian bản địa, của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống Việt Nam. Nước ở đây chính là nước thanh tịnh, nước mát lành, “nước phúc”, có thể rửa sạch tanh hôi, bùn nhơ. Nước mang đến cho sinh hoạt của cư dân, mang no ấm hạnh phúc đến cho cư dân sản xuất nông nghiệp.
Lễ Phục miều y: tổ chức vào trưa ngày 13 ở chùa Thánh. Lễ dâng gồm một mâm bánh dầy, một mâm hoa quả, vàng mã, nhang. áo Thánh bằng lụa tơ tằm, số đo để cắt áo ghi sẵn trên giấy hồng điều ở trong hộp son. Chùa Keo Nam Định do không có sư nên việc phụng Thánh do ba vị thầy chùa đảm nhiệm, ở bên ngoài còn có 6 thầy gảy đàn nhị hát chầu kệ. Các vị đeo mạng che mặt bằng miếng vải đỏ chỉ để hở hai con mắt, lặng lẽ hầu Thánh. Một trong ba vị là Thầy pháp nhất sẽ đọc lời khấn với Đức Thánh tổ Không Lộ. nhân dịp Phục miều y, các vị còn xông ngai và bức tượng gỗ để chống ẩm mốc.Chân ngai đã kê sẵn các cối đá thủng để đốt trầm hương, sau khi hoàn tất công việc ở hậu cung, các thầy rước bài vị Thánh ra cung giữa trong mấy ngày hội. áo cũ của Thánh thay ra đem xé nhỏ dùng để may túi đựng hạt mùi già khô đeo cổ tay trẻ em, kỵ bệnh tật, giúp trẻ hay ăn chóng lớn, việc này không chỉ đơn thuần là tâm linh mà còn có cơ sở y học vì dân gian thường nấu nước cây mùi già để tắm gội, có tác dụng phòng, ngừa giải cảm.
Tuy nhiên ở lễ hội chùa Keo Thái Bình thì Lễ Phục miều y lại được tiến hành trong khoảng thời gian từ 15 tháng 8 đến 10 tháng 9. Để chuẩn bị cho lễ Phục miều y, hàng năm cứ tới dịp này, dân làng Keo lại chuẩn bị 100 vuông lụa để may áo cho tượng Thánh, sau đó chờ ngày tốt làng sẽ làm lễ thay áo. Thông qua lễ Phục miều y, dân làng mong muốn được nhận phước từ Đức Thánh tổ, lấy may cho con cháu, ngư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top