chim_canhcut

New Member

Download miễn phí Luận văn Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHỮNG NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ ĐẾN NĂM 1945 6
1.1 Lý luận văn hóa - bộ môn chính của khoa học nghiên cứu văn hóa 6
1.2 Bối cảnh ra đời của những nhận thức lý luận văn hóa ở nước ta 18
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA 30
2.1 Quan niệm về văn hóa 30
2.2 Quan niệm về văn hóa dân tộc 47
2.3 Quan niệm văn hóa mácxít 68
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LÝ LUẬN VĂN HÓA GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 79
3.1 Nhận định chung 79
3.2 Những bài học kinh nghiệm 87
3.3 Một số kiến nghị đối với công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay 91
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vượt qua chế độ thị tộc, trong xã hội bắt đầu có sự phân hóa và đấu tranh giữa các lực lượng, để tránh cho xã hội rơi vào hỗn loạn, con người đã tạo ra tục lệ, pháp luật, lễ nghi, đạo đức. Ngày nay chúng ta gọi những cái đó là thể chế xã hội, phản ánh hệ giá trị của cộng đồng, được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và quy định việc ứng xử của họ. Như vậy, thông qua mối quan hệ giữa con người, đời sống sinh hoạt và văn hóa, Đào Duy Anh làm nổi bật lên vai trò của văn hóa đối với con người. Văn hóa làm cho con người thoát khỏi thế giới động vật, phát triển sản xuất và hình thành nên các cộng đồng người trong lịch sử. Văn hóa cũng đóng vai trò điều tiết cho các cộng đồng đó tồn tại, để cho các hoạt động xã hội vận hành, thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Quan niệm văn hóa là động lực của xã hội, Nguyễn Đăng Thục xem văn hóa là một trong ba “động cơ nguyên nhân” (kinh tế, chính trị, văn hóa ) để xã hội loài người “bảo tồn và tiến hóa”. Trong đó, nhân tố kinh tế làm thay đổi nhân tố văn hóa và chính trị, ngược lại nhân tố văn hóa cũng làm thay đổi nhân tố kinh tế, trên con đường phát triển của nhân loại có khi kinh tế chiếm địa vị quan trọng, nhưng cũng có khi văn hóa và chính trị lại ảnh hưởng mạnh hơn. Nguyễn Đăng Thục cho rằng, nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế chỉ là nhận thức của xã hội học vì nó rất cụ thể và dễ nhận ra còn văn hóa là một “lực vô hình” nên không dễ nhận ra ngay vai trò của nó nhưng nhân tố kinh tế “chưa chắc đằng nào và lúc nào đã mạnh hơn và sâu hơn” [63, tr.7]. Mượn lời của C.Mác “Những tập tục thành kiến của tất cả thế hệ đã chết còn đè một sức nặng trên đầu người sống” [63, tr.7], Nguyễn Đăng Thục khẳng định văn hóa “có mãnh lực ghê gớm”. Cái mãnh lực ghê gớm đó đã thể hiện rõ trong lịch sử nhân loại: cuộc chiến tranh Hồng Thập Tự với niềm tin vào Chúa đã xô đẩy cả châu Âu vào cuộc thập tự chinh để bảo tồn đất thánh, sự chia rẽ quốc gia ấn Độ trong nhiều thế kỷ bởi cuộc xung đột giữa công giáo và tân giáo và hàng loạt những sự tử vì đạo, chết vì danh dự đã xảy ra…Trong lịch sử nhân loại đã từng diễn ra nhiều cuộc đại cải cách xã hội nhờ vào sức mạnh của đại phong trào quần chúng, sử dụng được sức mạnh đó là những người khởi xướng đã biết được “sức mạnh ghê gớm” của văn hóa, phá bỏ những thành kiến cũ, trước khi đưa xã hội vào con đường mới. Từ đó, Nguyễn Đăng Thục đi đến kết luận “bao giờ văn hóa cũng phải là một động lực tiên phong cho xã hội” [63; tr.8]. Như vậy, ở đây Nguyễn Đăng Thục đã đề cập đến vai trò của văn hóa như một năng lượng tinh thần, một xung lực tinh thần, là cái có ý thức làm mục đích, làm lý tưởng để con người dấn thân vào những hoạt động, kể cả phải hy sinh tính mạng của mình, văn hóa mở đường cho những cuộc biến chuyển lớn trong đời sống nhân loại. Trên thực tế, qua phong trào Phục Hưng thế kỷ XVI, cải cách Minh Trị ở Nhật Bản thế kỷ XIX, phong trào Duy Tân ở nước ta đầu thế kỷ XX cũng cho thấy rằng mỗi lần cần có một sự thay đổi trong xã hội phải có sự tích lũy, đóng góp của văn hóa. Nói một cách khác, không thể thiếu vai trò hàng đầu của văn hóa trong mỗi bước tiến của nhân loại nói chung và các dân tộc nói riêng. Học giả Kim Định trong cuốn sách “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” cũng đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế “Muốn phát triển kinh tế thì phải có văn hóa đi kèm. Không thể phát triển kinh tế trước rồi văn hóa sau” [19; tr.73]. Nhấn mạnh vai trò của văn hóa, ở đây Kim Định muốn đề cập đến nhân tố con người, phải có “văn hóa đúng mức”, “văn hóa chủ đạo” mới “đào luyện” ra được những con người tạo nên tinh thần sống động của xã hội, đưa xã hội đi lên chứ không phải “lăn mạnh trên đà đưa tới hố diệt vong” [19, tr.73] nếu không có văn hóa.
Thứ hai, văn hóa là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người đồng thời cũng có vai trò quan trọng đối với mỗi dân tộc “văn hóa là một sự cần, một dân một nước không thể khuyết được. Nước ta xưa nay vẫn xưng văn hiến chi bang nghĩa là đời nào cũng có văn hóa, nên người thuần, tục tốt, xã hội chỉnh đốn, lịch sử vẻ vang” [43, tr.635]. Đưa ra hiện trạng văn hóa Việt Nam đương thời trong buổi gặp gỡ giữa phương Đông và phương Tây, Phạm Quỳnh đã quy tất cả vào nguyên nhân văn hóa. Bởi dân tộc ta chưa giải quyết xong vấn đề văn hóa “cái nguyên nhân của mọi sự chênh lệch trong xã hội, mọi nỗi bất bình trong lòng người không phải là thuộc về luân lý, không phải thuộc về chính trị, chính là một cái vấn đề văn hóa ấy vậy” [43, tr.630] cho nên, vấn đề văn hóa đối với nước ta rất quan trọng, mọi sự hạnh phúc ở đời của con người, vận mệnh của cả quốc gia đều ở văn hóa cả và có giải quyết cho được vấn đề này cho đúng thì “nước ta mới có được nhân tài xứng đáng; nước ta có nhân tài xứng đáng, thì mới mong sinh tồn tự lập ở đời” [43, tr.631]. Từ chỗ đề cao vai trò của văn hóa, Phạm Quỳnh đi đến tuyệt đối hóa vai trò của nó khi cho rằng con đường giải phóng cho dân tộc hiện nay không có gì phù hợp hơn là văn hóa “trong tình thế nước ta ngày nay, vận động về đường chính trị không bằng vận động về đường văn hóa. Vấn đề văn hóa còn quan hệ hơn vấn đề chính trị vậy” [43, tr.636]. Quan niệm này mâu thuẫn với chính ông và xa rời thực tế đất nước, trước đó ông đã khẳng định đất nước phải giữ được độc lập thì mới có độc lập về tinh thần, tức là văn hóa. Hơn nữa, văn hóa có mối quan hệ mật thiết với chính trị, trong điều kiện nước ta lúc đó, chỉ có giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của nước ngoài mới có thể gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc.
2.2. Quan niệm về văn hóa dân tộc
2.2.1. Về bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa là những yếu tố độc đáo, yếu tố đặc sắc của một nền văn hóa. Nó được hình thành, tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Cùng với sự vận động của văn hóa dân tộc, việc nhận thức về bản sắc văn hóa cũng có sự thay đổi. Ngày nay, đọc lại bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt trong cuộc chiến chống quân Tống, chúng ta thấy quan niệm của cha ông ta về cái khác, cái riêng của dân tộc so với Trung Hoa ban đầu chỉ là “sông núi” và nó đã được ông trời định sẵn. Đến Nguyễn Trãi, trong bản Bình Ngô đại cáo bất hủ, ngoài núi sông bờ cõi còn có thêm sự khác nhau về phong tục. Như vậy, trước dân tộc Trung Hoa, một dân tộc mà trong tâm thức của người Việt nhiều đời nay là đồng văn đồng chủng với mình thì mối quan tâm hàng đầu của cha ông ta ở quan hệ với anh láng giềng lớn “chỉ lăm le nuốt chửng mình” là vấn đề lãnh thổ, chủ quyền. Cho nên, sau khi giành được độc lập, người Việt vẫn sử dụng những nguyên lý Hán học trong tổ chức hành chính, trong nền nếp luân lý, giáo dục, thi cử, văn ngh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một Luận văn Sư phạm 0
S Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản Văn hóa, Xã hội 1
T Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh v Kinh tế quốc tế 0
K Nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết Văn hóa, Xã hội 0
V Nghiên cứu quá trình thu nhận tổng Oxit đất hiếm từ tinh quặng Xenotim Yên Phú Khoa học Tự nhiên 0
S Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức giao văn hóa trong quá trình học các thì và thời Tiếng Anh của họ Ngoại ngữ 0
B [Free] Mối quan hệ giữa các phương pháp nhận thức biện chứng – siêu hình và vận dụng vào quá trình q Tài liệu chưa phân loại 0
T Bước đầu khảo sát quá trình lên men và áp dụng kỹ thuật clea để thu nhận enzyme cellulase Khoa học Tự nhiên 0
S Quá trình nhận thức và giải pháp thực hiện hiện thắng lợi quá độ lên CNXH ở nước ta Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top