Arrio

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của quản lý





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU.
NỘI DUNG.
I. Khái niệm và vai trò của quản lý.(Trang 3)
II. Tớnh khoa học của quản lý.(Trang 5)
III. Tổ chức.(Trang 6)
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xmục lục
Lời nói đầu.
nội dung.
I. Khái niệm và vai trò của quản lý.(Trang 3)
II. Tớnh khoa học của quản lý.(Trang 5)
III. Tổ chức.(Trang 6)
kết luận.
tài liệu tham khảo.
Giáo trình khoa học quản lý.(ĐH QLKD_HN)
Giáo trình quản trị kinh doanh.(ĐH KTQD)
lời nói đầu
Trong thế giới ngày nay chắc không ai phủ nhận vai trò quan trọng và to lớn của quản lý nhằm bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của đời sống kinh tế xã hội nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng.Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng đồng và cao hơn nữa của cả một quốc gia,thì quản lý càng có vai trò quan trọng.Sự nhận thức của tuyệt đại đa số trong dân cư về vai trò của quản lý cho tới nay hầu hết đều thông qua cảm nhận về thực tế.Muốn nâng cao nhận thức về vai trò cua quản lý, một mặt cần nâng cao nhận thức thực tế,mặt khác cần nâng cao nhận thức lí luận.Có như vậy ta mới có thể nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vai trò của quản lý,làm cơ sở để hiểu biết về quản lý,thực hành quản lý và nâng cao trình độ quản lý.
Qua phân tích về những nguyên nhân thất bại trong hoạt động kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp,cũng như thất bại trong hoạt động của các tổ chức Kinh tế - Chính trị - Xã hội nhiều năm,chúng ta thấy được nguyên nhân cơ bản vẫn là do quản lý kém hay là thiếu kinh nghiệm trong quản lý.Một tờ tạp chí nổi tiếng , qua nghiên cứu các công ty kinh doanh của Mỹ trong nhiều năm đã phát hiện ra rằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng được quản lý tốt.Ngân hàng châu Mỹ đã phát biểu , trong bản công bố “Báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng:Theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm trong quản lý”.
Về tầm quan trọng của quản lý,không đâu có thể thể hiện rõ hơn so với trường hợp của các nước đang phát triển.Qua báo cáo tổng quát về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế,có thể thấy cung cấp tiền bạc hay kĩ thuật công nghệ không đem lại sự phát triển.Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản lý.
Trong khi nền văn minh của chúng ta được đặc trưng bởi những cải tiến có tính chất cách mạng trong khoa học vật lý,sinh học,điện tử,viễn thông,tin học,tự động hoá...thì các ngành khoa học xã hội bị tụt hậu rất xa.Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách khai thác các nguồn nhân lực và phối hợp sự hoạt động của con người,thì sự phi hiệu quả và lãng phí trong khi áp dụng những phát minh kĩ thuật vẫn sẽ tiếp tục.Chúng ta chỉ cần nhìn vào sự lãng phí không thể tưởng tượng được về các nguồn nhân lực và vật lực,chúng ta sẽ thấy rằng các ngành khoa học xã hội còn cách quá xa với việc thực hiện chức năng hướng dẫn chính sách và hoạt động xã hội của bản thân chúng.
Ngày nay,các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ,xuất hiện những đạo luật mới,những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong những điều kiện bất định như vậy đòi hỏi những người quản lý ở các doanh nghiệp phải hiểu biết về các vấn đề kinh tế và quản lý doanh nghiệp.
nội dung
I.Khái niệm và vai trò của quản lý.
Khái niệm.
Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
Quản lí là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn biến động.
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm người để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ,thì quản lý đã trở thành yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp các hoạt động của các cá nhân.
Ta biết rằng để tạo ra sản phẩm,đáp ứng nhu cầu của đời sống và phát triển kinh tế,nhất thiết phải tiến hành phân công lao động và hiệp tác sản xuất.Sự xuất hiện của quản lý như là kết quả tất nhiên của việc chuyển các quá trình lao động cá biệt,tản mạn,độc lập với nhau thành các quá trình lao động phải có sự phối hợp.Sản xuất và tiêu thụ mang tính tự cấp,tự túc do một cá nhân thực hiện không đòi hỏi quản lý.Ơ’ một trình độ cao hơn,khi sản xuất và kinh doanh mang tính xã hội rõ nét và ngày càng sâu rộng hơn,khi đó quản lý là điều không thể thiếu.
Theo C.Mác, “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân.Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung,tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ sở sản suất đó.Một nhạc sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng.
Do đó,quản lý là thuộc tính tự nhiên,tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội,bất kể trong hình thái kinh tế xã hội nào,nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động,sản xuất,không khai thác sử dụng được các yếu tố của lao động sản xuất có hiệu quả.
Quản lý có khả năng sáng tạo to lớn.Điều đó có nghĩa là cùng với các điều kiện về con người và về vật chất kĩ thuật như nhau nhưng tổ chức quản lý có thể khai thác khác nhau,đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau.
Có thể nói quản lý tốt suy cho cùng là do biết sử dụng có hiệu quả những cái đã có để tạo nên những cái chưa có trong xã hội.Vì vậy quản lý chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của một quốc gia và các tổ chức trong đó.
Thực tế,có những nước rất khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên,nhưng với những chính sách kinh tế và quản lý ,đã gặt hái được thành công lớn trong phát triển kinh tế như Nhật Bản,Đức,Hàn Quốc.Quản lý ngày nay đã trở thành yếu tố cơ bản hàng đầu của một nền sản xuất và kinh tế hiện đại.
Đối với sản xuất và kinh tế hiện đại,quản lý có vai trò ngày càng tăng.Có những yếu tố sau đây làm tăng vai trò của quản lý đòi hỏi quản lý và thích ứng trong các nền sản xuất và kinh tế hiện đại,đó là :
_Đặc điểm và quy mô sản xuất hiện đại đòi hỏi quản lý phải được nâng cao tương ứng với nền kinh tế.
_Trình độ xã hội và các quan hệ xá hội ngày càng cao đòi hỏi quản lý phải thích hợp.
_Ngoài các yếu tố nêu trên cần kể tới nhiều yếu tố khác về kinh tế và xã hội cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý.Đó là sự phát triển dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu;Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế;Yêu cầu bảo vệ và năng cao chất lượng của môi trường sinh thái và môi trường trong xã hội trong phát triể...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top