Download miễn phí Luận văn Hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban KHTN và phương pháp tiến hành thí nghiệm





Cách tiến hành: Cho vào 2 ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống 3-4 ml dd
CaCl2. Nhỏ từng giọt dd Na2CO3 vào ống (1) đến kết tủa hoàn toàn. Lọc lấy phần nước trong(qua giấy lọc) sang ống nghiệm (3). Cho 1-2 ml dd xà phòng vào 2 ống nghiệm (2) và (3) rồi lắc mạnh. Quan sát hiện tượng?
Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd Na2CO3 vào ống (1) thì có phản ứng :
CO32- +Ca2+ → CaCO3↓
Phản ứng làm độ cứng của nước trong ống nghiệm (1) giảm nên khi nhỏ nước xà phòng vào ống (3) thì có nhiều bọt ;còn khi nhá nước xà phòng vào ống(2) thì không có bọt mà có kết tủa nổi lên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TN đơn giản sau: Cho vào hai ống
nghiệm, mỗi ống 2 ml dd H2SO4 loãng và hai viên kẽm. Quan sát thấy khí H2 thoát ra ở hai ống là như nhau. Nhỏ vào một ống 3-4 giọt dd CuSO4. Trên viên kẽm có một líp Cu màu đỏ bám vào và khí H2 thoát ra mạnh hơn ống nghiệm còn lại do tạo ra vô số cặp pin Zn-Cu. Tuy nhiên, tiến hành TN theo cách này không nhận ra được sự xuất hiện của dòng điện, chỉ xác định được có sù ăn mòn điện hoá qua hiện tượng tốc độ thoát khí H2.
Thí nghiệm 7: Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá.
Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm mỗi ống 4-5ml dd H2SO4 rất loãng. Cho vào cốc(1) một đinh sắt sạch; cho vào cốc(2) một đinh sắt sạch được quấn bên ngoài bằng dây kẽm. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2 giọt dd K3[Fe(CN)6] để nhận ra sự có mặt của ion Fe2+. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra?
Hiện tượng và giải thích:
- Èng(1) xuất hiện màu xanh do Fe bị H+ oxi hoá thành Fe2+ tạo phức màu xanh với ion [Fe(CN)6]3-: 2H+ + Fe → Fe2+ + H2↑
3Fe2+ +[Fe(CN)6]3- → Fe3[Fe(CN)6]2
- Èng(2) có xuất hiện màu xanh nhưng chậm và màu nhạt hơn do hình thành pin điện Zn-Fe và Zn là cực âm bị ăn mòn,còn Fe là cực dương không bị ăn mòn, nhưng do Fe không nguyên chất(chứa C) nên cũng bị ăn mòn chậm.
Chó ý:
- Đinh sắt phải được thả vào hai ống nghiệm cùng một lúc để đảm bảo thời gian cùng xảy ra phản ứng.
- Thực tế vì đinh sắt không nguyên chất do đó ở ống (2) vẫn xuất hiện màu xanh nhưng với tốc độ rất chậm.
Chương 5: Kim loại kiềm- Kiềm thổ- Nhôm
Thí nghiệm 8: Na tác dụng với H2O
Cách tiến hành: Lắp công cụ như hình 2.5. Đổ nước vào cốc sao cho nước ngập cách nót cao su 1- 1,5cm. Cắt một mẩu Na bằng hạt đậu xanh, thấm sạch dầu, bỏ vào ống và đậy nhanh nót cao su lại. Đưa que đóm đang cháy lại gần đầu ống dẫn khí. Sau khi Na phản ứng hết, nhá 1-2 giọt dd phenolphtalein vào dd thu được. Quan sát hiện tượng và giải thích?
Hiện tượng và giải thích:
- Viên Na chạy trên mặt nước(do nhẹ hơn nước) và phản ứng mãnh liệt với nước tạo ra khí H2:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
- Khi đưa que đóm lại gần đầu ống dẫn khí tạo ra ngọn lửa do H2 cháy trong không khí: 2H2 + O2 → 2H2O
- Nhá phenolphtalein vào dd thu được thì dd có màu hồng.
Chó ý: - Lấy viên Na quá to, mức nước quá thấp đều dễ gây hiện tượng nổ do tạo ra hỗn hợp khí gây nổ.
- Không đốt khí H2 ngay sau khi mới bỏ Na vào vì không khí chưa thoát ra hết sẽ tạo với H2 hỗn hợp nổ.
- Để đơn giản hơn có thể thực hiện phản ứng trong ống nghiệm như sau: Đặt ống nghiệm lên giá. Đổ nước ngập khoảng 9/10 ống. Cắt một mẩu Na bằng hạt đậu tương,thấm sạch dầu. Dùng kẹp sắt bỏ viên Na vào ống nghiệm và đậy nhanh miệng ống bằng nót cao su có cắm ống vuốt nhọn.Sau đó cũng đốt khí sinh ra và thử môi trường dd.
Thí nghiệm 9: Na tác dông với HCl đặc
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 3/4 thể tích dd HCl 26-30% và cặp lên giá sắt. Cắt một mẩu Na bằng hạt đậu xanh, thấm sạch dầu vào bỏ vào ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng phễu thuỷ tinh cuống nhỏ hay nót cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua. Châm lửa đốt khí thoát ra ở cuống phễu. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?
Hiện tượng và giải thích: Viên Na chuyển thành giọt tròn chạy trên mặt dd, có khí H2 thoát ra và có các hạt tinh thể muối NaCl màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm. Pthh: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑
Na+ + Cl- NaCl tinh thể
Thí nghiệm 10: Na tác dụng với Cl2
Cách tiến hành: Thu khí Cl2 vào lọ thuỷ tinh có đổ một líp cát máng, đậy chặt bằng nót cao su. Cắt lấy một mẩu Na bằng hạt đậu xanh, thấm khô dầu bằng giấy lọc. Lấy muôi sắt cắm xuyên qua tấm bìa cứng sao cho khi đưa vào bình cách đáy 1/3 chiều cao bình. Bá mẫu Na vào muôi vào đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi Na nóng chảy hoàn toàn(sáng óng ánh) thì đưa nhanh vào bình khí clo. Quan sát hiện tượng và viết pthh?
Hiện tượng và giải thích: Viên Na cháy mãnh liệt với ngọn lửa màu vàng và có khói trắng(NaCl) sinh ra:
2Na + Cl2 → 2NaCl
Chó ý:
- Cần đậy miếng bìa kín miệng lọ khi phản ứng đang xảy ra để khí clo không thoát ra ngoài gây nhiễm độc không khí líp học. Líp cát để bảo vệ bình phòng khi Na rớt xuống làm nứt lọ.
Thí nghiệm 11: NaOH tác dụng với HCl, CuSO4
Cách tiến hành:
- Lấy vào hai ống nghiệm loại nhỏ, mỗi ống 1ml dd NaOH. Nhỏ vào mỗi ống một giọt dd phenolphtalein. Thêm từ từ từng giọt dd HCl vào ống (1), dd CuSO4 vào ống (2). Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?
Hiện tượng và giải thích: Khi nhá phenolphtalein vào hai ống nghiệm chứa NaOH thì dd xuất hiện màu hồng.
- Khi nhá dd HCl vào ống (1) thì màu hồng nhạt dần và mất hẳn do phản ứng trung hoà: OH- + H+ → H2O
- Khi nhá dd CuSO4 vào ống (2) thì màu hồng cũng mất và xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt của Cu(OH)2: 2OH- + Cu2+ → Cu(OH)2↓
Thí nghiệm 12: Điều chế NaOH bằng điện phân dung dịch NaCl
Cách tiến hành: Pha dd NaCl bão hoà và đổ vào bình điện phân cách miệng bình 2cm. Lấy hai ống nghiệm, cho một mẩu giấy quì tím Èm vào đáy của ống nghiệm úp lên cực dương, ống nghiệm còn lại úp lên cực âm. Mắc nối tiếp 4 quả pin loại 1.5V trong hộp pin. Bật công tắc để dòng điện chạy qua dd. Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào cực âm. Quan sát hiện tượng xảy ra trên hai điện cực?
Hiện tượng và giải thích: Ở cực âm có khí H2 thoát ra và NaOH tạo thành. Khi nhá phenolphtalein vào thì có màu hồng quanh cực âm. Ở cực dương có khí Cl2 thoát ra làm đỏ giấy quì tím Èm và sau đó mất màu.
Chó ý: Có thể thử khí Cl2 thoát ra bằng cách nhỏ vài giọt dd KI và hồ tinh bét vào cực dương.
Thí nghiệm 13: NaHCO3 tác dụng với NaOH; HCl
Cách tiến hành:
- Lấy 2-3 thìa thuỷ tinh bét NaHCO3 cho vào ống nghiệm. Rãt 4-5 ml nước vào và lắc mạnh. Quan sát hiện tượng? Chia dd thu được thành hai phần:
- Phần 1: Nhá từng giọt dd HCl vào.
- Phần 2: Nhá 4-5 giọt dd NaOH vào. Sau đó nhỏ vài giọt dd CaCl2 vào. Quan sát hiện tượng xảy ra và viết pthh?
Hiện tượng và giải thích:
- Do NaHCO3 Ýt tan trong nước nên khi lắc lên NaHCO3 vẫn không tan hết.
- Khi nhá dd HCl vào phần 1 lập tức có bọt khí CO2 thoát ra, dd trong suốt:
HCO3- + H+ → CO2↑+ H2O
- Khi nhá dd NaOH vào phần 2 thì có phản ứng xảy ra nhưng không quan sát được hiện tượng. Do đó ta cã thể dùng dd muối CaCl2 để nhận
biết sản phẩm sinh ra: HCO3- + OH- → CO32- + H2O
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓
Chó ý: Có thể thực hiện thêm phản ứng chứng minh NaHCO3 dễ bị phân huỷ như sau: Thử môi trường dd NaHCO3 bằng giấy quì tím(chuyển sang màu xanh), sau đó nhỏ 2 giọt phenolphtalein vào(dd không chuyển màu hay có màu hồng rất nhạt). Đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?
Thí nghiệm 14: Na2CO3 tác dụng với HCl
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1-2 thìa thuỷ tinh bét Na2CO3. Rót 2-3ml nước vào và lắc mạnh. Dùng ống nhỏ giọt, lấy dd trong ống nghiệm và nhỏ lên mảnh giấy quì tím; quan sát sự chuyển màu của dd? Nhá tiếp từng giọt dd HCl
vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?
Hiện tượng và giải thích:
- Na2CO3 dễ tan trong nước. Dung dịch có môi trường kiềm khá mạnh nên làm chuyển màu quì tím thành xanh do phản ứng thuỷ phân:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
CO32- + H2O HCO...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống trang thiết bị thí nghiệm công nghệ cơ khí theo định hướng CAD/CAM/CNC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D quản lý hệ thống thiết bị phòng thí nghiệm Công nghệ thông tin 0
Y Soạn thảo vả sử dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương " Mắt, các dụng cụ quang " Vật lý 11 Trung h Luận văn Sư phạm 0
M Hệ thống điều khiển cho robot cấp phôi tự động và xây dựng mô hình thí nghiệm cho robot Pick-Up Tài liệu chưa phân loại 6
L Thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống dây chuyền tự động hóa sản xuất phục vụ thí nghiệm tại trường C Tài liệu chưa phân loại 2
C Hệ thống giám sát nhiệt độ các phòng thí nghiệm của Khoa điện – điện tử Tài liệu chưa phân loại 0
N Tìm hiểu hệ thống thí nghiệm Lab - Volt Tài liệu chưa phân loại 3
V Thực hành thí nghiệm về hệ thống điều chỉnh tự động Tài liệu chưa phân loại 0
I Thiết kế hệ thống quản lý thí sinh và điểm thi Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top