muonline

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chiết xuất và phân lập các isoflavonoid từ diếp cá
MỤC LỤC

MỤC LỤC i
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC 2
2.1.1. Mô tả thực vật 3
2.1.2. Phân bố, sinh thái 3
2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 3
2.3. CÔNG DỤNG 8
2.4. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 8
2.6. CÁC CHẾ PHẨM CÓ CHỨA DIẾP CÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG 11
2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ TRONG PHÂN TÍCH FLAVONOID 11
2.7.1. Sắc ký lớp mỏng 11
2.7.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trong phân tích flavonoid 13
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM 14
3.1. QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT CAO DIẾP CÁ 14
3.2. QUY TRÌNH PHÂN LẬP FLAVONOID TRONG CAO DIẾP CÁ 14
3.2.1. Phương pháp sắc ký cột 14
3.2.1.1. Phân tách các phân đoạn bằng phân bố lỏng-lỏng 14
3.2.1.2. Phân lập flavonoid từ cao A2 bằng SKC chân không 16
3.2.2. Phương pháp HPLC điều chế 22
3.2.2.1. Lựa chọn pha tĩnh 22
3.2.2.2. Lựa chọn phương pháp 22
3.2.2.3. Sự lựa chọn dung môi 23
3.2.2.4. Điều kiện HPLC điều chế quercetin 24
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ NHẬN ĐỊNH 25
4.1. KẾT LUẬN 25
4.2. NHẬN ĐỊNH 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thời xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng và bào chế ra những phương thuốc y học cổ truyền từ những dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. Ngày nay cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại và tiên tiến, nhiều loại thuốc đã được ra đời. Nhờ sự phát triển của hóa học và dược học, một số hoạt chất có trong dược liệu thảo mộc được phân lập, tinh chế, xác định cấu trúc hóa học, tác dụng dược lý và sử dụng dưới dạng tinh khiết. Tuy nhiên, đối với thuốc có nguồn gốc hóa dược, ngoài những ưu điểm nổi bật như hiệu quả điều trị cao, dễ sản xuất, dễ sử dụng và bảo quản, thì vấn đề hạn chế lớn nhất cần quan tâm chính là những tác dụng phụ và độc tính kèm theo, đặc biệt trong trường hợp điều trị lâu dài đối với các bệnh mãn tính. Vì vậy ngày nay người ta có xu hướng trở về với tự nhiên.
Đất nước Việt Nam ta với nguồn tài nguyên dược liệu dồi dào, phong phú là một thuận lợi trong việc nghiên cứu và điều chế ra những loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta được xem là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các chủng loại cây cỏ, trong đó có không ít loại cây được sử dụng làm thuốc rất hiệu quả. Có những loại dược liệu thảo mộc hết sức thông dụng trong dân gian, nhưng lại được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng trị liệu không thua kém gì so với các loại thuốc tân dược hiện nay. Điển hình là Diếp cá, được công nhận là có khả năng trị ho, mụn nhọt, áp xe phổi, giải độc gan, chống oxy hóa, đặc biệt là chữa bệnh trĩ rất hiệu quả [9].
Chính vì vậy, bài báo cáo này sẽ đưa ra những thông tin về cây Diếp cá, kỹ thuật chiết xuất và phân lập flavonoid từ cây Diếp cá trong phạm vi mà chúng em đã tìm hiểu được, để làm sáng tỏ hơn thông tin về dược liệu này.



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
Cây Diếp cá còn có tên là cây Giấp cá, Lá giấp, Ngư tinh thảo. Tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb. Saururaceae, để tôn vinh Marteen Houttuyn là thầy thuốc nhà thực vật học Hà Lan, chuyên về Rêu và Quyết thực vật. Tên tiếng Anh của nó là heartleaf (lá hình tim) hay lizardtail (đuôi thằn lằn) [4], [9], [15].

Sơ đồ 2.1. Phân loại khoa học cây Diếp cá
2.1.1. Mô tả thực vật
Diếp cá là một loại cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Phần thân trên mặt đất cao 15-50 cm, màu lục hay tím đỏ. Lá mọc so le. Cuống lá dài. Phiến lá hình tim dài 4-6 cm, rộng 3-4 cm, có 5-7 gân gốc [2], [6], [11].
Hoa nở vào tháng 5 – 8. Cụm hoa hình bông dài 2,5 cm bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cái hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh; hạt hình trái xoan, nhẵn [4].

Hình 2.1. Lá và hoa Diếp cá
2.1.2. Phân bố, sinh thái
Phân bố từ Nhật Bản, Trung Quốc tới Nêpan, Ấn Độ, các nước Đông Dương và Indonesia. Ở nước ta, cây mọc rất phổ biến. Thường gặp mọc hoang nơi ẩm ướt trên các bãi ven suối, bờ sông. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc [15].
2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần hóa học của Diếp cá gồm có: flavonoid, tinh dầu, alkaloid và một số thành phần khác [1], [13].
*Flavonoid
Diếp cá có chứa thành phần flavonoid hết sức phong phú. Các flavonoid đáng chú ý trong Diếp cá có thể kể đến như quercetin, quercitrin, isoquercitrin [1], [10], [12], [32]. Ngoài ra, còn có một số flavonoid khác cũng không kém phần quan trọng:
- quercetin-3-O-β-D-galactosid-7-O-β-D-glucosid
- quercetin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-7-O-β-D-glucopyranosid
- kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosid
- phloretin-2’-O-β-D-glucopyranosid (phloridzin)
- quercetin-3-O-α-L-arabinofuranosid (avicularin)
- quercetin-3-O- β-D-galactopyranosid (hyperin)
3.2.2.4. Điều kiện HPLC điều chế quercetin
Cột sắc ký: Chromegabond C8.
Pha động: CH3CN-H2O (30:70)
Thêm 3 giọt H3PO4 1% trong 250 ml dung môi pha động.
Bước sóng phát hiện: 370 nm.
Tốc độ dòng: 2ml/phút.
Thể tích bơm: 20ml.
Nhiệt độ cột: nhiệt độ phòng.
Thu gom các phân đoạn theo hình dạng peak.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ NHẬN ĐỊNH
4.1. KẾT LUẬN
Chiết xuất: từ 6 kg dược liệu đã chiết ngấm kiệt với cồn 96% thu được 54 g cao A2, cao A2 chứa hàm lượng lớn các flavonoid.
Phân lập: Từ 50 g cao A2 tiến hành phân lập các flavonoid bằng sắc ký cột chân không (Cột 1 và cột 2) đã thu được 3 hợp chất tinh khiết là DC1, DC2, DC3 với khối lượng tương ứng 34 mg, 670 mg, 800 mg.
Cấu trúc của các chất đã được xác định lần lượt là: quercetin (DC1), quercitrin (DC2), quercetin-3-O-β-D-galactopyranosid (DC3)
4.2. NHẬN ĐỊNH
Có thể chiết xuất nhóm Flavonoid toàn phần từ Diếp cá bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 96% và phương pháp siêu âm.
Có thể phân lập quercetin, quercitrin, quercetin-3-O-β-D-galactopyranosid bằng sắc ký cột chân không hay HPLC điều chế.
Các chất phân lập được có thể được xem như chất đối chiếu cho các mục đích nghiên cứu về Diếp cá.
Phân lập bằng HPLC có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp sắc ký cột chân không, tuy nhiên cần có máy móc hiện đại, điều này không phải cơ sở sản xuất Dược phẩm nào cũng đáp ứng được, nên khó áp dụng rộng rãi hơn so với phương pháp sắc ký cột chân không.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D chiết xuất và phân lập capsaicin từ cây ớt Nông Lâm Thủy sản 0
Q Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất polyphenol từ lá vối và đánh giá hoạt tính chống oxi hóa từ dịch chiết Y dược 0
D Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế phospholipid từ lòng đỏ trứng bằng phương pháp c02 ở trạng thái si Y dược 2
D Khảo sát các phương pháp chiết xuất, thành phần hóa học và tính chất hóa lý của tinh dầu hoa lài jas Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chiết xuất chọn lọc và tinh chế asiaticosid từ cây rau má (Centella asiatica (L.) Urb) Y dược 0
D Nghiên cứu chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao bán thành phần diếp cá Y dược 0
D Khảo sát các phương pháp chiết xuất, thành phần hoá học và tính chất hoá lý của tinh dầu hoa lài Jas Khoa học Tự nhiên 1
C Nghiên cứu chiết xuất tinh chế và xác định bản chất hóa học, hoạt tính sinh học của một vài Caroteno Luận văn Sư phạm 3
H Nghiên cứu chiết xuất, tinh chế và xác định hoạt tính sinh học của một vài carotenoid từ cây cỏ Việt Khoa học Tự nhiên 2
B Nghiên cứu chiết xuất citroflavonoid và đánh giá tác dụng sinh học của chế phẩm chiết xuất. Tài liệu chưa phân loại 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top