Bentleah

New Member

Download miễn phí Luận văn Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm





MỤC LỤC
LỜI MỠ ĐẦU: 4
LỜI CẢM ƠN: 5
Chương I: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 7
I. Chức năng và vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế: 7 1.Chức năng trung gian tài chính: 7 2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: 8
3.Chức năng tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp: 9
II. Khái quat về tín dụng NHTM và hình thức đảm bảo tiền vay: 9
1. Khái quát về tín dụng của NHTM: 10
1.1 Khái niệm: 10 1.2 Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng: 10 1.3 Phân loại tín dụng chung: 13
1.4 Rủi ro tín dụng: 14
2. Hình thức đảm bảo tiền vay: 15
2.1 Tính tất yếu khách quan phải đảm bảo tiền vay: 15
2.2 Khái niệm đảm bảo tiền vay: 16
2.3 Phân loại đảm bảo tiền vay: 17
III. Vấn đề cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong các NHTMVN: 17
1.Tài sản đảm bảo và vai trò của tài sản đảm bảo: 17
2. Các hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản: 18
2.1 Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: 18
2.2 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: 19
3. Các điều kiện đối với tài sản dùng đảm bảo tiến vay: 19
4. Quy trình cho vay có đảm bảo bằng tài sản: 20
4.1 Định giá tài sản đảm bảo: 20
4.2 Xác định mức cho vay dựa vào tài sản đảm bảo: 21
4.3 Ký kết hợp đồng và quản lý tài sản đảm bảo: 21
IV. Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của NHTM: 22
1. Khái niệm nợ khó đòi: 22
2. Thời điểm phát sinh việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay: 22
3.Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: 23
4. cách xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: 24
5. Khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian chưa xử lý: 25
6. Định giá tài sản đảm bảo khi xử lý: 26
7. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo: 26
8. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ: 27
V. ý nghĩa của việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng của NHTM: 30
1. Đối với Ngân hàng: 30
2. Đối với khách hàng: 31
VI. Kinh nghiệm xử lý các khoản nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo và trich lập dự phòng rủi ro tại Thái lan và Hàn quốc: 32
Chương II: THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO CHO VAY THU HỒI NỢ TẠI NHCT-HK: 36
I. Khái quát về NHCT-HK: 36
1. Lịch sử hình thành và phát triển: 36
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy: 37
3. Các hoạt động nghiệp vụ của NHCT-HK: 39
II. Khái quát đặc biệt kinh tế – xã hội trên địa bàn tác động đến NHCT-HK: 41
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT-HK: 42
1. Nghiệp vụ huy động vốn: 42
2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: 44
3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại: 46
IV. Thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ khó đòi tại NHCT-HK: 47
1. Sự tất yếu phải xử lý tài sản đảm bảo nợ khó đòi: 47
2. Thực trạng vấn đề xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK: 49
2.1. Những qui định của NHCT-HK về việc xử lý tài sản đảm bảo: 49
2.2. Thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay: 53
2.2.1. Vấn đề đảm bảo tiền vay tại NHCT-HK: 53
2.2.2. Vấn đề xử lý tài sản thế chấp tại NHCT-HK: 55
2.3. Những vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ tại NHCT-HK: 56
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO THU HỒI NỢ TẠI NHCT-HK: 60
I. Phương hướng cho vay của NHCT-HK: 60
II. Các giải pháp xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại NHCT-HK: 61
III. Các kiến nghị: 64
1. Kiến nghị với Chính phủ: 64
2. Kiến nghị với NHNN: 67
KẾT LUẬN: 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủa tài sản đảm bảo được coi là một phần trong giá trị của tài sản đảm bảo để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ban đầu. Khi xử lý tài sản đảm bảo, tổ chức tín dụng được thanh toán nợ từ cả phần giá trị tăng thêm của tài sản bảo đảm.
8.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ:
8.1. Các yếu tố thuộc về Ngân hàng:
* Chất lượng nhân sự:
Con người ở đâu và bao giờ cũng luôn quan trọngvà là yếu tố quyết định tới sự thành bại của công việc. Đối với ngành Ngân hàng, để công tác xử lý tài sản đảm bảo cho vay đạt được hiệu quả cao thì chất lượng cán bộ tín dụng là điều trước tiên phải tính đến. Đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn sẽ giúp cho việc thẩm định dự án đầu tư có hiệu qủa, tránh việc thẩm định sai dẫn đến phải phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngoài ra đội ngũ cán bộ có khả năng chuyên sâu trong từng lĩnh vực của nền kinh tế , phân tích được tình hình biến động của thị trường sẻ giúp cho việc định giá tài sản đảm bảo được đúng, hợp lý, tạo thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đội ngũ cán bộ có đạo đức tốt, trong sáng, nhiệt tình làm việc sẽ tránh được tình trạng cấu kết với khách hàng để lừa đảo Ngân hàng thông qua nhận tài sản đảm bảo không có giá trị hay giá trị thấp khiến cho việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn. Đôị ngũ cán bộ thực hiện tốt qui trình và các thủ tục cho vay có đảm bảo bằng tài sản sẽ làm giảm bớt những rủi ro cho Ngân hàng.
* Công tác quản lý, tổ chức kiểm soát hoạt động Ngân hàng:
Công tác quản lý, tổ chức thực hiện được tiến hành chặt chẽ, có trình tự và thường xuyên sẽ khuyến khích các hoạt động thẩm định được diển ra lành mạnh, ngược lại sẽ tạo khe hở cho một số cán bộ tín dụng lợi dụng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng.
Công tác tổ chức, kiểm soát tốt sẽ giúp cho Ngân hàng nắm rõ được thông tin về các khoản vay, thực trạng về tài sản đảm bảo , tránh tình trạng khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo sai mục đích, lừa đảo Ngân hàng.
8.2.Các yếu tố thuộc về phía khách hàng:
* Năng lực của khách hàng:
Bất kỳ một khoản vay nào được giải ngân , Ngân hàng đều muốn sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, nếu năng lực của khách hàng kém, khách hàng làm ăn không hiệu quả, yếu kem trong công tác quản lý dẫn đến làm ăn thua lổ không thu hồi được nợ dẫn không trả được nợ vay cho Ngân hàng. Mặt khác, các tài sản đảm bảo có thể xuống giá nghiêm trọng và không đủ bù đắp cho nguồn vốn vay. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, khi phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ thường khồng thu đủ nợ do tài sản không bán được, ảnh hưởng rất nhiều đến Ngân hàng và cả khách hàng.
*Đạo đức khách hàng:
Thái độ của khách hàng đối với việc trả nợ vay cho Ngân hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khi tài sản đảm bảo phải phát mãi để thu hồi nợ vốn vay cho Ngân hàng, nếu khách hàng tôn trọng và hợp tác với Ngân hàng để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với qui định và đáp ứng được yêu cấu của hai bên thì việc xử lý tài sản đảm bảo sẻ diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, có những trường hợp khách hàng gây khó dể cho Ngân hàng trong việc xử lý tài sản khiến các Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn . Có rất nhiều cách mà khách hàng gây khó khăn cho Ngân hàng: lợi dụng các kẻ hở, các mâu thuẩn giữa các văn bản qui định của Chính phủ về xử lý tài sản đảm bảo cho vay để cố tình chây ì, kéo dài thời gian phát mãi tài sản, tiến hành các thủ đoạn lừa đảo Ngân hàng để tránh phải trả nợ.
8.3. Các yếu tố khách quan:
Công tác xư lý tài sản đảm bảo cho vay không chỉ chịu tác động của các yếu tố chủ quan mà còn bị tác động từ các yếu tố khách quan từ môi trường nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng.
*Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng tác động đến hoạt động của Ngân hàng. Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý tài sản đảm bảo chop vay. Việc phát triển kinh tế theo từng lĩnh vực và việc khuyến khích mở rộng các ngành nghề sẻ khiến cho các Ngân hàng có thể bán được tài sản đảm bảo thuộc về những ngành nghề và lĩnh vực đó. Cơ chế, chính sách kinh tế trong từng thời kỳ của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ của Ngân hàng . Ngoài ra, vấn đề thị hiếu, nhu cầu dân chúng có tác động đến việc phát triển các thị trường, như: thị trường bất động sản , thị trường đất đai, thị trường máy móc, thiết bị, ..tạo điều kiện cho Ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo được dể dàng.
*Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý ổn định sẻ thuận tiện hơn rất nhiều cho việc kinh doanh của Ngân hàng. Các văn bản luật và các qui định về vấn đề cho vay có bảo đảm bằng tài sản, xử lý tài sản đảm bảo cho vay.. cũng ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Nếu các văn bản này còn nhiều bất cập, mâu thuẩn và không đồng bộ sẻ khiến cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, các qui trình và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo đơn giản sẽ giúp các Ngân hàng rất nhiều trong việc phát mãi tài sản đảm bảo.
*Môi trương chính trị:
Môi trường chính trị ổn định sẻ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trả được nợ cho Ngân hàng khiến Ngân hàng không cần phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngoài ra, môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban hành các văn bản phát pháp luật có liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, từ đó giúp cho các Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo cho vay.
V. ý nghĩa của việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại:
Nợ quá hạn, nợ khó đòi luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại. Mặc dù các Ngân hàng Thương mại luôn tìm mọi cách để giảm thiểu các khoản nợ này nhưng vẫn luôn đối phó với tình trạng là một khối lượng lớn nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng bị chôn sâu trong tài sản đảm bảo cho vay trong khi nguồn vốn cần cho kinh doanh lại rất hạn hẹp. Do hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại là nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên Ngân hàng không thể thu được lợi nhuận nến nguồn vốn cho vay bị động và có thể không thu hồi đủ giá trị ban đầu. Vì vậy, việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay để thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả Ngân hàng va khách hàng.
1. Đối với Ngân hàng:
Xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ sẽ giúp cho Ngân hàng “khơi thông được dòng chảy của vốn” tạo điều kiện cho nguồn vốn bị ứ động phát huy được tác dụng của nó, mang lại lợi nhu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
W Vốn lưu động và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cavico Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp góp phần thu hút khách hàng đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Phương Đông chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
Z Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp góp phần phát triển mạng lưới tư vấn tài chính tại công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Mi Luận văn Kinh tế 1
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn phòng tại Công ty cổ phần than Vàng Danh - Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top