dangvancao

New Member

Download miễn phí Luận văn Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình





 
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TIẾP BIẾN VĂN HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan 8
1.2. Ảnh hưởng của trò chơi truyền hình với đời sống văn hoá công chúng 28
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP BIẾN VĂN HOÁ TRÊN CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 32
2.1. Tình hình chung 32
2.2. Thực trạng việc tiếp biến văn hoá trên các trò chơi truyền hình 34
2.3. Sự chuyển tiếp văn hoá trong các chương trình trò chơi truyền hình 40
Chương 3: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH 66
3.1. Dự báo xu hướng và một số định hướng lớn về tình hình phát triển trò chơi truyền hình trong những năm tới 66
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp biến văn hoá trong các chương trình trò chơi truyền hình 70
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng như các quyền thử thách được rút ngắn lại và được thay đổi. Khác với Argentina, chương trình gốc là dành cho đối tượng học sinh cấp 3, còn ở Việt Nam là dành cho các bạn sinh viên và các bạn trẻ ở các công ty vì họ có sức khoẻ và thời gian cũng như sự tự nhiên và sôi nổi hơn phù hợp với tính chất chương trình. HKCC đề cao việc giới thiệu, chia sẻ những kiến thức văn hoá, điều này đã thể hiện ở các phần thi như Cho bạn hay cho ai, Giai điệu thân quen và Băng chuyền với hình thức trả lời câu hỏi. Có thể nói khán giả truyền hình tiếp nhận HKCC là một sân chơi mới lạ, có nhiều yếu tố bất ngờ, khá đặc biệt so với các game show hiện nay. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nhóm sản xuất không áp dụng thử thách Nụ hôn vì hoàn toàn không phù hợp với văn hoá và con người Việt Nam. Chúng tui đã phải nghiên cứu và sáng tạo những thử thách hoàn toàn mới có mức độ phù hợp như: Nhảy theo điệu nhạc, Trang phục đặc biệt, Khoảnh khắc ấn tượng…Để giữ tinh thần trẻ trung của format, chương trình đã rất lưu tâm đến việc lựa chọn các hình thức thử thách vừa sinh động, vừa thú vị và có ý nghĩa để tăng kịch tính và hấp dẫn cho HKCC. Trên thực tế, chương trình đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và hy vọng các khán giả sẽ bất ngờ và hài lòng với những thử thách mới của HKCC.
Thực trạng tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ trong các trò chơi truyền hình. Trước hết phải nói về sự bất đồng ý kiến trong khi thực hiện các chương trình mua bản quyền. Có 2 điều thể hiện rõ ràng nhất khi sản xuất một trò chơi trên truyền hình là nội dung và đội ngũ thực hiện.
Trước hết về nội dung, việc sửa đổi nhất định các chương trình mua bản quyền để phù hợp với khán giả Việt Nam là rất quan trọng.
Thứ hai là về đội ngũ thực hiện. Trong khi các nước đã có bề dầy phát triển hàng chục năm, mỗi chương trình đều có cụ thể nhân sự với sự chuyên môn hóa rất cao. Cách quản lý và thực hiện chương trình của họ khác hẳn so với Việt Nam. Trong khi đó với cách làm truyền hình của một nước cùng kiệt như Việt Nam, chúng ta không đủ điều kiện sử dụng nhân sự và kỹ thuật như yêu cầu.
Một số khác biệt khác như các đơn vị làm truyền hình của Việt Nam thường có một bộ phận nhỏ nhân sự quay phim chung cho tất cả các chương trình nên không có những nhân sự chuyên chỉ quay cho chương trình đó. Rất nhiều trường hợp một nhân sự hoàn toàn mới, chưa hề quen với chương trình được phân công làm chương trình đó và phải mất thời gian để họ làm quen lại với chương trình nếu không công việc của họ sẽ đạt ở mức rất thấp. Trong khi với cách làm chuyên nghiệp thì từng chương trình có kíp nhân sự riêng, chuyên thực hiện chương trình đó để đạt tính chuyên nghiệp cao nhất.
Rất nhiều lần các chuyên gia làm việc với kíp sản xuất Việt Nam không hài lòng với những thiết bị không sẵn sàng của Việt Nam, tiến độ cung ứng chậm, thủ tục rườm rà v.v...
Khi sản xuất chương trình Set for life( Tiếp sức), cố vấn nước ngoài đã yêu cầu rất cao, thậm chí đã có lúc bà báo trước sẽ dừng thực hiện chương trình nếu phía Việt Nam không đảm bảo đủ thiết bị đúng chất lượng. Sàn sân khấu phải thay chất liệu để đảm bảo chất lượng cao nhất. Họ không chấp nhận một sản phẩm kém chất lượng trên sóng. Từ việc đó, những người làm truyền hình Việt Nam có thể học tập rất nhiều từ thái độ, tinh thần, cách làm việc của họ.
Vì vậy khi mua bản quyền không những phải điều chỉnh đề phù hợp văn hóa Việt Nam mà còn phải điều chỉnh về phương tiện kỹ thuật, con người và phong cách làm việc. So với việc mua bản quyền phim, dịch và phát sóng trong nước, việc mua bản quyền trò chơi truyền hình và sản xuất nội địa là một bước tiến mới, là một tiếp biến văn hóa quan trọng. Nếu xem phim nước ngoài, khán giả sẽ thấy toàn bộ nội dung câu chuyện, tình tiết, bối cảnh, cách nhân vật giao tiếp với nhau hoàn toàn của nước ngoài. Nhưng trong trò chơi truyền hình chỉ có kịch bản khung là của nước ngoài, còn người dẫn, người chơi, chất liệu câu hỏi v.v... đều là của Việt Nam, được làm cho hợp “nhãn vị” của người Việt Nam.
Với việc mua bản quyền, chúng ta đã lựa chọn những chương trình hay nhất, được kiểm nghiệm bởi một lớp khán giả truyền hình nước ngoài, được đo bằng sự thành công trên các kênh truyền hình khác nhau, các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, việc cùng sản xuất một chương trình với một số nước khác làm truyền hình Việt Nam gần hơn với công nghệ và chất lượng cao và nội dung cập nhật với thời đại. Tuy nhiên nếu những người sản xuất không nhạy cảm nắm bắt tâm lý của công chúng truyền hình thì sẽ va phải những trở ngại như không phù hợp văn hóa, phản cảm…
2.3. SỰ CHUYỂN TIẾP VĂN HOÁ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
Thật may mắn tác giả luận văn là người đã từng tham gia trực tiếp sản xuất các chương trình trò chơi có bản quyền từ nước ngoài như Ai là triệu phú, Hành trình văn hóa, Chiếc nón kỳ diệu, Hành khách cuối cùng và Tiếp Sức… nên cũng có sự nhìn nhận rất rõ vấn đề tiếp biến văn hóa thông qua các trò chơi này. Đầu tiên chúng ta cùng khảo sát chương trình Ai là triệu phú:
Có thể nói đây là một trong những trò chơi nổi tiếng nhất thế giới và đã được bán bản quyền cho rất nhiều nước. Vì Việt Nam là nước mua bản quyền sau nhiều nước nên việc chuyển giao format không phải là một vấn đề quá lớn đối với họ mà lại quá lớn đối với chúng ta. Kíp sản xuất đã có một chuyến đi sang Indonexia để mục kích sở thị người ta sản xuất chương trình "Who want to be millionare" như thế nào. Tất nhiên trước khi sang thì toàn bộ hồ sơ giới thiệu cũng như đĩa demo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Sang tận nơi mới thấy rằng từ trước đến giờ chúng ta sản xuất trò chơi truyền hình với một công nghệ quá lạc hậu và thủ công. Việc tiếp nhận đầu tiên là chúng tui đã tìm hiểu và học hỏi bảng chức danh của kíp sản xuất truyền hình nước sở tại, chúng tui đã xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ hơn và vẫn đảm bảo những chức danh chính trong chương trình. Quả thực đây là sự phân công nhân sự và làm rõ trách nhiệm của từng chức danh trong kíp sản xuất. Nếu như trước đây nhiều vị trí còn bị chồng chéo dẫm chân lên nhau trong quá trình ghi hình thì bây giờ với bảng chức danh này điều đó không còn nữa khi học tập mô hình của Anh:
Phân công vị trí trong chương trình " Ai là triệu phú?"
TT
Tên
Công việc
Ghi chú
1
Lại Văn Sâm
Tổng đạo diễn, Phụ trách chung, Dẫn CT
2
Nguyễn Đức Hoà
Trợ lý tổng đạo diễn, Đạo diễn hình
3
Lại Bắc Hải Đăng
Viết kịch bản, Phụ trách nội dung
4
Lưu Minh Vũ
Phụ trách nhóm tuyển chọn người chơi, Đón và sắp xếp ăn ở cho người chơi. Chuẩn bị bộ đàm khi ghi hình
5
Đoàn Ngọc Bảo
Biên tập, Trợ lý làm câu hỏi
6
Đỗ Hồng Cư
Tổ chức sản xuất, Chủ nhiệm, Phụ trách nhóm làm câu hỏi
7
Hoàng Thị Hải
Trợ lý trường quay (Kiểm tra âm nhạc theo KB)
8
Vũ Từ Thu Thuỷ
Trợ lý chọn người chơi
9
Trần Ngọc Minh
Trợ lý đạo diễn,...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top