hongtam_b10

New Member

Download miễn phí Luận văn Kinh tế biển ở Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6
1.1. Đặc điểm của kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 23
1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương phát triển kinh tế biển 50
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2008 59
2.1. Tiềm năng kinh tế biển của Nghệ An 59
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển Nghệ An từ năm 2003 đến năm 2008 65
2.3. Một số đánh giá chung 87
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ 99
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế biển ở Nghệ An giai đoạn 2009 đến 2015 99
3.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế biển đến 2015 117
KẾT LUẬN 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ghề khá vững vàng, hiện nay tỉnh có một xưởng đóng tàu với công suất đóng mới, sửa chữa khoảng 120 tàu/năm. Vừa qua Vinashin đã khởi công nhà máy đóng tàu với công suất đóng tàu 30.000 tấn.
Du lịch biển đảo và du lịch sinh thái ngày càng phát triển, nhiều tuyến, điểm du lịch biển đảo và du lịch sinh thái như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi… thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Kết cấu hạ tầng khu vực ven biển từng bước được cải thiện, các tuyến đường giao thông, các công trình điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, cấp nước, bưu chính, viễn thông đặc biệt là hệ thống thông tin vùng ven biển. Ngoài ra tỉnh đã và đang triển khai xây dựng các công trình hạ tầng nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu, thuyền. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảo Hòn Chuối (nơi có cư dân sinh sống).
Tuy có nhiều lợi thế nhưng quy mô kinh tế của vùng ven biển và vùng biển của tỉnh Cà Mau còn nhỏ bé. Mức độ đầu tư chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng nên đã hạn chế không nhỏ cho sự phát triển. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển và vùng biển của tỉnh mới chỉ là các hoạt động khai thác tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giao thông đường bộ, các ngành dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá còn phân tán, chương trình đánh bắt xa bờ còn hạn chế nhiều mặt.
Nhưng với quyết tâm vực dậy nền kinh tế biển Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, trong thời gian tới, tỉnh tập trung giải quyết một số vần đề cho phát triển kinh tế biển theo hướng đa dạng các ngành nghề; củng cố, phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác xa bờ gắn với bảo vệ vững chắc tình hình an ninh trên biển.
Từ nay đến năm 2020, Cà Mau sẽ xây dựng vùng kinh tế biển, đảo trở thành vùng kinh tế động lực, giàu lên từ biển, từng bước nâng cao tỷ trọng cho kinh tế biển (dự tính đến năm 2020, GDP đạt từ 65-70% toàn tỉnh), mục tiêu trọng tâm là hệ thống giao thông kết nối hệ thống đường ven biển, tạo thành các hành lang kinh tế, kết nối kinh tế nội địa với dải hành lang kinh tế ven biển vịnh Thái Lan; xây dựng, nâng cấp cảng biển, đê biển, hạ tầng nghề cá, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, các công trình phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tập trung phát triển các đô thị ven biển, đặc biệt hai đô thị động lực là Năm Căn và Sông Đốc, đưa Năm Căn thành khu kinh tế tổng hợp, nằm trong hành lang kinh tế ven biển phía Đông vùng biển Tây Nam Bộ, cùng cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau tạo thành động lực tăng trưởng, phát triển cho tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Để phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế. Cần có một cách quản lý biển tổng hợp đảm bảo được an ninh, sinh thái và an sinh xã hội ở vùng biển ven biển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khai thác biển có hiệu quả và bền vững.
Tập trung phát triển nhanh kinh tế vùng biển và ven biển cao hơn mức tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh. Chú trọng nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần cho cư dân vùng biển, ven biển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tranh thủ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phối hợp với Trung ương hoàn thành nhanh tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi và các tuyến ven biển. Tập trung xây dựng các tuyến đường ô tô đến trung tâm các khu dân cư ven biển nhất là các cửa biển. Xây dựng các cụm, tuyến dân cư tập trung để có điều kiện đầu tư đồng bộ về điện, đường, trường, trạm và hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, tạo mọi điều kiện có thể nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân vùng biển và ven biển.
Hỗ trợ tích cực các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng nghề cá để sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu đánh bắt hải sản. Chú trọng hơn nữa đến quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa. Ngoài việc xác định, phân cấp luồng - tuyến, tỉnh đặc biệt quan tâm quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh ở trên bờ phục vụ sự tăng trưởng liên hoàn trong vận chuyển và cho các khu vực bến bãi đậu xe, tập kết hàng hoá.
Sự phát triển sẽ bền vững, an toàn thông qua việc triển khai đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho người đi biển và làm du lịch; giữ gìn môi trường sinh thái biển, tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH,HĐH, chương trình kinh tế biển. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị đầy đủ cho các khu hậu cần - phòng tránh bão lũ cho tàu thuyền mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch theo hướng chỉ đạo của Chính phủ.
Nhà nước và người dân buộc phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy này không có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối mặt với biển, chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có như vậy, mục tiêu “Việt Nam phải là một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” của Chính phủ mới có khả năng thành hiện thực [51].
Tiểu kết chương 1
Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển, chúng ta cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động và phát huy tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng mạnh về xuất khẩu, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Tạo bước " đột phá" trong phát triển kinh tế biển, kết hợp kinh tế vùng ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết hiệu quả [52]
Đổi mới tư duy để đưa kinh tế biển phát triển ngang tầm khu vực và trên thế giới. Thành lập các tập đoàn về khai thác tài nguyên của biển, liên kết các vùng, miền của đất nước để phát triển kinh tế biển phục vụ CNH, HĐH đất nước.
Mặc dù kinh tế biển đã được Đảng và nhà Nước quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách, nhìn chung quy mô kinh tế biển đưa lại vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kinh tế biển nước ta còn quá nhỏ về mọi mặt. Nếu xét về giá trị tuyệt đối mà kinh tế biển mang lại còn ở mức rất thấp, kinh tế biển nước ta chủ yếu còn mang tinh truyền thống. Các nghề, ngành kinh tế mới như; khai thác dầu khí, du lịch, hải sản, muối chỉ mới là sự phát triển bước đầu. Tài nguyên dưới biển chưa được nghiên cứu nhiều. khoa học về còn ở trình độ thấp. Mức độ ô nhiễm biển, đặc biệt là các vùng tập trung các tài nguyên và khu công nghiệp đã làm mất cân đối sinh thái biển, có nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế biển. Chúng ta cần có những biện pháp, chiến lược phát triển kinh kinh tế biển một cách khoa học để kinh tế biển phát triển bền vững.
Chương 2
THỰC TRẠNG KIN...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top