toybox_jaychou

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC 1
Trang 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
Chương 1. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC 3
1. Sự ra đời của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ Chí Minh học: 3
2. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu Hồ Chí Minh học: 8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU HỒ CHÍ MINH HỌC 10
1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh: 10
2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh 13
2.1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh: 13
2.2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh: 18
3. Hồ Chí Minh học nghiên cứu việc Đảng và Nhà nước ta quán triệt vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh; nghiên cứu tác phẩm của các đối tượng khác nhau viết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh: 21
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương trong sáng, mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại.
Đánh giá cao những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách toàn diện. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các cấp, ngành về Hồ Chí Minh đã được triển khai, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học đã được tổ chức cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên những thành tựu bước đầu còn khá khiêm tốn, điều này chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động cách mạng và hệ thống quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình bóp méo về tư tưởng và những cống hiến lớn lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, để hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ về nội dung hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng chúng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong bối cảnh hiện nay nhằm đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và từng bước củng cố, hình thành niềm tin về chủ nghĩa xã hội và giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; chống lại các thế thế lực thù địch… thì cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về Hồ Chí Minh. Đáp ứng yêu cầu đó, thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một khoa học mới ra đời, đó là Hồ Chí Minh học – khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Để khẳng định vị trí một khoa học độc lập thì vấn đề làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là vô cùng quan trọng bởi đối tượng nghiên cứu chính là tiêu chí để khẳng định đó là một khoa học độc lập, là cơ sở phân biệt khoa học này với khoa học khác.
Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học” làm đề tài cho tiểu luận của mình.


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

1. Sự ra đời của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ Chí Minh học:
Việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta thực hiện từ rất sớm, được thực hiện dưới nhiều hình thức trong từng thời kỳ cách mạng. Thực tế cho thấy, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người đã tỏa sáng trong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam, trở thành tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta, soi đường, chỉ lối cho Đảng và dân tộc Việt Nam tiến lên giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Tại Đại hội lần thứ II (năm 1951), Đảng ta đã khẳng định: “... Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh, và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, toàn Đảng ra sức học tập tư tưởng, đạo đức của Người, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.
Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1960), Tổng Bí thư Trường Chinh đã nói tới sự cấp thiết của tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp phục vụ nhân dân.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong trái tim triệu triệu người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế. Trong Điếu văn tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9-9-1969 nêu rõ: Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác….
Nghị quyết 195-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa III (6-3-1970) mở Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Nghị quyết yêu cầu: “Tất cả các đảng viên phải tham gia lớp nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chủ tịch…”. Đây là lần đầu tiên trong Nghị quyết của mình, Đảng ta yêu cầu mọi đảng viên phải nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, coi đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao năng lực nhận thức, tư duy, là phẩm chất đạo đức của người đảng viên.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Trường - Chinh trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam chưa trực tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng Đảng đã quan tâm đến vấn đề này và đã nhấn mạnh “học tập”, “học hỏi” Hồ Chí Minh về tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối chính trị; tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn; đảng viên phải tham gia các lớp nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh …
Cho đến trước Đại hội VII (1991), vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh từng bước được đẩy lên một bước mới, tuy chưa thật hệ thống và sâu sắc, nhưng những kết quả bước đầu đã tạo tiền đề cho các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu ở những giai đoạn tiếp sau.
Trong Cương lĩnh và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua tại Đại hội VII khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây dựng chương trình KX.02(gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1991 – 1995 và giai đoạn 1996 - 2000). Chương trình này bao gồm hệ thống đề tài nghiên cứu cơ bản, lý thuyết, có hệ thống, quy tụ nhiều chuyên gia, nhiều học giả và các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau cùng tham gia nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã bước đầu hình thành được khái niệm và hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ diện mạo tư tưởng Hồ Chí Minh về ngồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh…; góp phần tạo cơ sở dữ liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu cho sự ra đời chuyên ngành khoa học mới – Hồ Chí Minh học.
Tháng 1 – 1992 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 01 về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, trong đó nhấn mạnh phải nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn với nó là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành một môn học trong hệ thống các môn học lý luận.
Tháng 6 – 1993 Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập.
Sau Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục có các nghị quyết trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, nổi bật là Nghị quyết 09-NQ/TW (2-1995) của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” khẳng định lại: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã rút ra một số bài học chủ yếu, trong đó khẳng định cần: giữ vững mục tiêu ĐLDT và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghị quyết Đại hội khẳng định lại nhiều vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nêu ở các Nghị quyết trước đây của Đảng và nhấn mạnh việc thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; coi việc học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên; đồng thời coi trọng việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. So với các Đại hội trước, Đại hội VIII đã có những định hướng nghiên cứu, bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tương đối cụ thể. NQTW 2 (khóa VIII) tiếp tục quan điểm đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù với lứa tuổi và từng bậc học”, bước đầu hình thành được khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh, phê phán, bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận và tạo cơ sở dữ liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu cho sự ra đời một chuyên ngành khoa học mới - chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh và nhấn mạnh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta…”. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, Đảng chỉ rõ: cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.
Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW “về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta. Trong Chỉ thị, Đảng ta đã phân tích một cách toàn diện những thành tựu và hạn chế trong công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh từ Đại hội VII (1991) đến năm 2003. Từ đó, Chỉ thị đề ra mục đích, yêu cầu, đối tượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, vạch ra nội dung, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và việc tổ chức thực hiện. Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học và hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng như hệ thống các trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiều cuộc hội thảo, nhiều buổi tọa đàm, nhiểu công trình nghiên cứu khoa học về Hồ Chí Minh đã được tổ chức. Một trong những vấn đề được bàn bạc đó là xếp khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh vào chuyên ngành nào. Có quan điểm cho nên xếp vào khoa học lịch sử Đảng, có quan điểm cho nên xếp Hồ Chí Minh học vào khoa học văn hóa vì Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa kiệt xuất… Song tất cả đều dần đi đến thống nhất: Hồ Chí Minh là nhà cách mạng chuyên nghiệp, là nhà hoạt động chính trị. Do đó, ngày 24 tháng 10 năm 2002, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học trong đó xếp Hồ Chí Minh học vào khoa học chính trị. Việc ra đời Hồ Chí Minh học đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nghiên cứu Hồ Chí Minh, nó góp phần tạo dựng cơ sở khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Hiện nay, việc đưa tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh vào cuộc sống là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết. Bởi chỉ khi nào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thật sự sống chiến đấu, lao động và học tập theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mới hoàn thành.
Tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tác phong Hồ Chí Minh còn có thể được khái quát thông qua việc nghiên cứu các tác phầm, bài nói, viết của các đồng chí và những học trò ưu tú, gần gũi của Người bởi đây là những người đã có thời gian sống, chiến đâu, lao động bên cạnh Hồ Chí Minh và đã trực tiếp lĩnh hội và quán triệt tư tưởng của Người. Đó có thể là hồi ức của những đồng chí lão thành cách mạng, những người đã được ở gần Bác, giúp việc cho Bác… Tác phẩm của những người đồng chí, những người học trò gần gũi là những tài liệu quý, minh chứng sống động về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, vô cùng kính yêu và gần gũi, thân thiết với mọi người dân Việt Nam.
Bên cạnh việc nghiên cứu sự vận dụng, quán triệt tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh thì cũng cần nghiên cứu những quan điểm, những tác phẩm phê phán Hồ Chí Minh.
Thực tiễn cho thấy mỗi người nhìn nhận Hồ Chí Minh với những chính kiến khác nhau, với những góc độ khác nhau. Bên cạnh những quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu Hồ Chí Minh với tư cách một vĩ nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam thì còn có những người nhìn nhận Hồ Chí Minh với con mắt không thiện cảm, thậm chí là chống đối. Trong khi nghiên cứu tác phẩm này cần chú ý đến hai loại đối tượng. Loại thứ nhất là có những người do ngộ nhận, do bị lôi kéo, do quan điểm, cách nhìn nhận… mà nói và viết về Hồ Chí Minh không đúng. Có một số nhà nghiên cứu nước ngoài có cảm tình với Hồ Chí Minh nhưng lại đứng trên lập trường nghiên cứu khác với chúng ta, sử dụng phương pháp nghiên cứu không phù hợp, dựa trên những tài liệu không chính thống nên dẫn đến là hiểu không đùng về Hồ Chí Minh. Loại đối tượng thứ hai là với mục đích chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam, những bài viết, bài phát biểu của họ ở các diễn đàn thường là đả kích, bóp méo sự thật về Hồ Chí Minh. Họ xuyên tạc những điều tưởng chừng như không thể xuyên tạc được như đời tư, đạo đức cách mạng, tấm gương trong sáng, giản dị, nhân cách cao đẹp… của Hồ Chí Minh. Họ tìm cách đối lập, tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tìm cách làm xói mòn lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với cơ sở, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam. Đáng chú ý là hiện nay những ý kiến đó được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là internet. Do đó, Hồ Chí Minh cần tập trung nghiên cứu những ý kiến, quan điểm này. Trong khi nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm này cần có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tránh hoang mang dao động. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với nhiều chuyên ngành khác nhau. Song mỗi khoa học chỉ hướng đến một phần nào đó của đối tượng nghiên cứu là Hồ Chí Minh như tư tưởng chính trị, văn hóa Hồ Chí Minh… chỉ đến khi Hồ Chí Minh học ra đời, nghiên cứu về Hồ Chí Minh mới mang tính toàn diện hệ thống. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Hồ Chí Minh học là phải xác định được ranh giới giữa các ngành khoa học khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, nghĩa là Hồ Chí Minh học là một khoa học độc lập nên có đối tượng nghiên cứu riêng. Hồ Chí Minh học tập trung nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách, lối sống… Hồ Chí Minh; cũng như sự vận dụng tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong nhưng năm qua của Đảng ta. Xác định được đối tượng nghiên cứu của khoa học Hồ Chí Minh học thì quá trình nghiên cứu của chúng ta sẽ có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà cách mạng Việt Nam đã đề ra.
Nghiên cứu Hồ Chí Minh – nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và tiến hành ở nước ta nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề liên quan còn chưa sáng tỏ như một số vấn đề liên quan đến tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, nghiên cứu nội dung và giá trị thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh còn có những hạn chế nhất định, nghiên cứu về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh còn hạn chế chưa xứng với tầm vóc vĩ nhân của Hồ Chí Minh... Nhiệm vụ đang đặt ra hiện nay là nghiên cứu Hồ Chí Minh phải phục vụ giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam trong điều kiện mới. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu Hồ Chí Minh là phải quán triệt, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới. Điều đó đòi hỏi phải đặt tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình vận động và phát triển của lịch sử, đặt Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển chung của nhân loại.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Khái niệm, đối tượng, nội dung, chức năng, phương pháp nghiên cứu kinh tế ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu ảnh hưởng của axit humic đến sự di chuyển của một số kim loại nặng trong các đối tượng mô Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu các phương pháp tách, làm giàu và xác định các kim loại nặng As, Cd trong một số đối tượng phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường Luận văn Sư phạm 2
M Nghiên cứu phân tích hàm lượng tồn dư thuốc kháng sinh họ B-lactam trong đối tượng sinh học bằng phư Luận văn Sư phạm 0
S Phương pháp cảm ứng điện trong nghiên cứu một số đối tượng địa điện trên mô hình vật lý Luận văn Sư phạm 0
R VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC KINH TẾ CÔNG Luận văn Kinh tế 0
B Mức độ hiểu biết về Luật hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân (Nghiên cứu trường hợp thà Văn hóa, Xã hội 0
C Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng Văn học 2
D Nghiên cứu các kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở một số đối tượng tại Bệnh viện nhi Trung ương Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu thử nghiệm một số phương pháp địa vật lý phát hiện các đối tượng di tích lịch sử bị chôn Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top